Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 50)

Thứ nhất, các quy phạm về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam từ năm 1985 đến nay đã góp phần đưa chế định này lên ngang tầm với ý nghĩa của nó, đồng thời tạo sự thống nhất chung về chế định này cả ở phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng.

Thứ hai, trong việc xây dựng và ban hành các quy phạm vê chê định tự

ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, kỹ thuật lập pháp cùa Việt Nam đã tiếp cận được kỹ thuật lập pháp trên thế giới, đã tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm, những điếm hợp lý và tiến bộ của luật hình sự các nước trên thế giới.

Thứ ba, việc xây dựng và ban hành các quy phạm về chế định tự ý nửa

chừng chấm dứt việc phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác điều tra, truy tố, xét xừ, nó xác định người có hành vi nguy hiểm có phải chịu trách nhiệm hình sự hay khơng chịu tới mức nào?.

Thứ tư, Nội dung quy định tại Điều 16 BLHS năm 1985, Điều 19

BLHS năm 1999 và Điều 16 BLHS năm 2015 về cơ bán là giống nhau chì có thay đổi một số câu chữ và dấu. Các quy định tại chế định này đã thể hiện sự khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực lập pháp nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, trong việc xác định biện pháp chế tài đối với người phạm tội có hành vi ăn năn, hối cải tự nguyện chấm dứt thực hiện hành vi phạm tội của mình trước khi có hậu quả xảy ra. Đồng thời, cũng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống tội phạm, hạn chế hậu quả thiệt hại đến tài sản, tính mạng, lợi ích của xã hội, của Nhà nước do tội phạm gây ra.

Thứ năm, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có Nghị

quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 và Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm và hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm, bước đầu là cơ sở để các cơ quan, người có thấm quyền tiến hành tố tụng áp dụng thực tiễn, đây cũng là cơ sở cho việc cá thể hóa và phân hóa TNHS trong luật hình sự, việc phân hóa TNHS đã góp phần tạo ra đường lối xử lý đối với các trường hợp phạm tội khác nhau, đối với các nhóm chủ thế thực hiện tội phạm khác nhau

và là cơ sở đê tiên hành cá thê hóa trách nhiệm hình sự trong áp dụng pháp luật hình sự.

Một phần của tài liệu Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)