BLHS đầu tiên được pháp điển hóa vào năm 1985, tiếp đến là BLHS năm 1999 và ngày 27/11/2015, BLHS năm 2015 đã được Quốc hội thông qua để thay thế BLHS năm 1999. Do BLHS năm 2015 có những sai sót về mặt kỳ thuật lập pháp nên đã được sửa đồi bồ sung năm 2017 và đến ngày 01/01/2018 mới có hiệu lực thi hành. BLHS năm 2015 nhìn chung đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, về bảo vệ và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chú nghĩa, về chủ trương hội nhập quốc tế nhằm đấu tranh phòng, chổng tội phạm trong tình hình mới, là cơng cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước và của nhân dân trong việc đảm bảo pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, với thời gian ngắn để xây dựng sửa đổi, bổ sung, bên cạnh đó cơng
tác tổng kết thực tiễn việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 diễn ra vào thời điểm muộn hơn thời điểm BLHS nãm 2015 có hiệu lực thi hành nên nhiều nội dung bất cập, còn thiếu chưa được đưa vào BLHS. Ngay từ thời điểm xây dựng BLHS năm 2015, Hội đồng thẩm
định Bộ Tư pháp, cơ quan soạn thảo đã có ý kiên đê nghị sửa đơi, bô sung đôi với chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội tại Điều 19 BLHS năm
1999 vào BLHS năm 2015 nhưng chưa được tiếp nhận, điều chỉnh.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu rõ: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, đã đặt ra các yêu cầu quan trọng có liên quan mật thiết đến hoạt động tư pháp như: “Nghiên cứu, ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật và Chiến lược cải cách tư pháp...”[18, Tr.22], trong đó, việc hồn thiện quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng khơng nằm ngồi mục đích hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam với định hướng coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy định cũ, xây dựng những quy định mới nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là hết sức cần thiết.
Xu thế chù động hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên cùa nhiều điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các cơng ước về phịng chống tội phạm, Điều này, đòi hỏi phải tiếp tục
sửa đổi, bổ sung BLHS để nội luật hóa các quy định trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên liên quan đến lĩnh vực hình sự nhàm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên, đồng thời, tạo cơ sở pháp lý thuận
lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quôc tê trong phịng, chơng tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tổ chức xun quốc gia.
Dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt, trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng về quy mơ và tính chất nguy hiểm và những bất cập của BLHS hiện hành là cơ sở thực tiễn quan trọng của việc sửa đổi tồn diện của BLHS trong đó có chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Việc sửa đổi, bố sung liên tục sẽ không bảo đảm được tính ổn định của BLHS với tính chất là một văn bản pháp luật mang tính pháp điển hóa cao, cần điều chỉnh sửa đổi vào một thời điểm phù hợp trong tương lai. Đây là những vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi BLHS hiện hành trong đó có chế định tự ý nửa chừng chấm dứt vệc phạm tội phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Ngồi những nội dung nêu trên, với những nội dung của chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam tại luận văn, tác giả thấy còn những nội dung cần phải tiếp tục hoàn thiện đế chế định này, điều này được phản ánh cụ thế trên các phương diện thực tiễn, lý luận và lập pháp như sau: