Giới thiệu về hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu phap luat ve xu ly tai san bao dam tien vay tai các tổ chức tin dụng tại nghệ an hoàn thiện (Trang 25 - 26)

đấu giá tài sản bảo đảm mà bản án, quyết định của Tòa án tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể trước khi chuyển trả cho tổ chức tín dụng, cho dù số tiền thu được từ bán tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ vay TCTD. Nếu bản án đưa ra xét xử thì bên có tài sản phải chịu tịa bộ, cịn nếu thỏa thuận thì bên phía các tổ chức tín dụng phải chịu 50% số tiền án phí dân sự. Ðiều này, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng (người được thi hành án) mà cịn chưa phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án. Theo quy định tại khoản 3 Ðiều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008, số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh tốn cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án. Các chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án chịu bao gồm: chi phí xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án; chi phí tiền cơng tác phí và bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia vào việc xác minh điều kiện thi hành án; chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc xác minh điều kiện thi hành án; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu; một phần hoặc tồn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ; chi phí bán đấu giá tài sản. Tùy từng trường hợp cụ thể, người được thi hành án có thể phải chịu một, một số hay tồn bộ các chi phí về thi hành án nêu trên. Phí thi hành án khơng phải là chi phí về thi hành án và án phí phải do bên thua kiện chịu theo bản án, quyết định của Tịa án. Vì vậy, việc cơ quan thi hành án một số địa phương thu phí thi hành án từ số tiền bán tài sản cầm cố, thế chấp là không phù hợp và không bảo đảm quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận cầm cố, thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổchức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.2.1. Giới thiệu về hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh NghệAn An

Tỉnh Nghệ An là một tỉnh có số lượng các TCTD, chi nhánh TCTD lớn, với 1 hội sở chính NHTM, 37 chi nhánh ngân hàng và 59 quỹ tín dụng nhân dân. hiện (khơng tính các phòng giao dich loại 3 thuộc chi nhánh Ngân hàng NN&PTNTcác của 21, thành phố, thị xã, huyện). Trong đó có: 21 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước; 13 chi

nhánh của 04 ngân hàng thương mại cổ phần; 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; 1 chi nhánh Cơng ty Cho thuê tài chính I - Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam; 2 Quỹ tín dụng nhân dân và 2 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mơ TNHH một thành viên quỹ tình thương.

Tính đến 30/9/2021, tổng dư nợ vốn tín dụng đạt 109.000 tỷ đồng, tăng 1,6% tng không đáng kể so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2020 và tăng 0,4% so với cuối tháng 8/2021. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 46.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,8%; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 62.400 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,2%. Về tình hình thu nợ, đến 30/9 đạt 15.049 tỷ đồng, tăng 4,7% so với tháng 6/2018, trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 12.139 tỷ đồng, thu nợ trung, dài hạn đạt 2.910 tỷ đồng. Tổng số nợ xấu đến cuối tháng 9 năm 2021 là: 1.387 tỷ đồng, chiếm 1,27% so với tổng dư nợ, so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2021 có tăng 0.27%, tỷ lệ nợ xấu qua 9 tháng đầu năm nay có tăng nhẹ nhưng vẫn ln đảm bảo hoạt động an toàn dưới 3%. Nguyên nhân tăng dư nợ xấu chủ yếu: Do tình hình khó khăn chung của cả nước, đặc biệt là sự suy giảm kinh tế tại quý 2/2021 do tỉnh Nghệ An và một số huyện thị, thành phố phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15-CP, nên một số khoản vay của các: Cá nhân tiêu dùng, một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải, du lịch, dịch vụ khơng có doanh thu, thu nhập để có khả năng trả nợ.

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng và tình hình kinh tế địa phương, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đơi với kiểm sốt chất lượng tín dụng. Vốn tín dụng được tập trung đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, cơ cấu cho vay tiếp tục dịch chuyển phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, công nghiệp, nông thôn và một số lĩnh vực đầu tư du lịch.

Một phần của tài liệu phap luat ve xu ly tai san bao dam tien vay tai các tổ chức tin dụng tại nghệ an hoàn thiện (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w