Hiện nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thường thực hiện xử lý nợ xấu bằng các giải pháp bán nợ, cơ cấu lại khoản nợ gắn với cơ cấu lại doanh nghiệp, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là giải pháp quan trọng nhất để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu vì hơn 90% khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng nhằm thu hồi nợ chưa được thực hiện hiệu quả, việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ cịn nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu chia làm ba nhóm:
Nhóm 1: Bất cập liên quan tới các quy định của pháp luật và cơ chế bảo đảm thực thi quyền xử lý tài sản do thiếu các quy định cần thiết nhằm hỗ trợ và thúc đẩy bên nhận bảo đảm thực thi quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý; hoạt động xử lý TSBĐ chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các quy định của pháp luật khác có liên quan (pháp luật về tố tụng, hành chính, định giá tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản…); cơ chế, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm...
Nhóm 2: Bất cập liên quan đến việc xử lý TSBĐ thông qua con đường tố tụng như: Quy trình tố tụng kéo dài, Tịa án từ chối thụ lý vụ án do bên bảo đảm vắng mặt khỏi nơi cư trú, cố tình bỏ trốn, cố tính giấu địa chỉ; một số Tịa án địa phương vẫn còn nhầm lẫn giữa cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm nghĩa vụ cho người khác và bảo lãnh; Tịa án khơng thừa nhận giá trị chứng cứ, không cần thừa nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng, thỏa thuận, tài liệu đã được cơng chứng, chứng thực…
Nhóm 3: Bất cập liên quan đến sự yếu kém của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
2.2.3.1. Một số qui định của pháp luật hạn chế quá trình xử lý tài sản bảo đảm
tiền vay tại các tổ chức tín dụng
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng gặp một số hạn chế do quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên thứ ba:
Bộ luật dân sự 2015 đã chỉ rõ mối quan hệ giữa bên bảo đảm với tài sản bảo đảm: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm” (khoản 1 điều 295 BLDS 2015). Tuy nhiên, một số thuật ngữ như “người thứ ba”, “cam kết dùng tài sản đó” lại chưa được giải thích cụ thể và đã gây lúng túng cho các chủ thể trong q trình áp dụng các điều luật thi.
Có một số ý kiến cho rằng: “dứt khốt khơng được cơng chứng hợp đồng ủy
quyền cho người được ủy quyền " toàn quyền thế chấp" tài sản của người khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của chính người được ủy quyền” bởi đã vi phạm một “thuộc tính” rất cơ bản của tài sản thế chấp là tài sản thuộc sở hữu của bên thế chấp” 5 . Pháp luật Việt Nam không cho phép bên thế chấp dùng tài sản khơng
thuộc sở hữu của mình để thế chấp thơng qua cơ chế ủy quyền sử dụng tài sản. Bởi sử dụng tài sản của người khác để thế chấp/bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (như thuê, mượn hoặc có cam kết của người khác đồng ý cho bên bảo đảm dùng tài sản của họ để làm tài sản bảo đảm tiền vay), điều này vi phạm quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm; còn nếu chủ sở hữu tài sản bảo đảm ủy quyền cho bên có nghĩa vụ để thế chấp/bảo đảm tài sản thì họ chính là bên bảo đảm và khi đó, bên có nghĩa vụ và bên bảo đảm là hai chủ thể khác nhau. Nguyên nhân sâu xa của quan hệ ủy quyền bảo đảm này được bắt nguồn từ sự thân quen giữa các bên (bố mẹ, anh, chị em ruột...) hoặc từ thiếu hiểu biết hoặc hám lợi và được xác lập rất đơn giản bằng một chữ kí duy nhất trong hợp đồng ủy quyền tại phịng cơng chứng nhưng hệ lụy mà nó gây ra thật khơn lường. Bởi khi bên có nghĩa vụ khơng trả được khoản vay cho các tổ chức tín dụng thì những chủ sở hữu tài sản đảm bảo đó lúc đầu nghĩ là “cho mượn” sẽ được trả lại nhưng cuối cùng lại mất trắng tài sản và không biết căn cứ vào đâu để vảo vệ quyền lợi của mình khi bên vay đã mất khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, có nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm khi cho rằng: “quan hệ ủy quyền thế chấp/ủy quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là
hợp pháp”6. Chủ sở hữu có quyền ủy quyền cho người khác sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm tiền vay. Theo đó, chủ sở hữu tài sản vẫn là bên bảo đảm, chủ sở hữu vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm; còn người được ủy quyền là người nhân danh chủ sở hữu của tài sản bảo đảm kí tên vào các hợp đồng tín dụng. Điểm mấu chốt là cơng chứng viên cần giúp cho bên ủy quyền hiểu rõ về những lợi ích và trách nhiệm mà bên ủy quyền sẽ gặp phải nếu bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Quan hệ ủy quyền bảo đảm tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bên nhận bảo đảm nếu một trong hai bên của hợp đồng ủy quyền bảo đảm đơn phương tuyên bố chấm dứt hoặc hợp đồng mặc nhiên bị chấm dứt khi một trong hai bên chết trước thời điểm bên được ủy quyền kí kết hợp đồng tín dụng. Khi đó, bên nhận bảo đảm rơi vào tình trạng cho vay khơng có tài sản bảo đảm bởi quan hệ ủy quyền bảo đảm chấm dứt trước thời điểm giao kết hợp đồng tín dụng mà bên nhận bảo đảm khơng kiểm sốt được các thông tin này.
Pháp luật hiện hành chưa làm rõ được các mối quan hệ của bên bảo đảm và bên có nghĩa vụ khi đó là hai chủ thể độc lập và chưa có quy định rõ về việc bên bảo đảm có quyền gì đối với bên có nghĩa vụ trong trường hợp:
Một là: Đến hạn, bên có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm và quan hệ bảo đảm chấm dứt. Bản chất của mối quan hệ này có phải là một hợp đồng dịch vụ khơng? có thù lao hay khơng có thù lao? để tránh lạm quyền
của một trong hai bên trong quan hệ, mức thù lao do các bên thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận này có cần nằm trong một giới hạn nào hay khơng?
Hai là: Đến hạn, có sự vi phạm nghĩa vụ và tài sản bảo đảm đó bị xử lý thì bên thế chấp có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ hồn trả cho mình giá trị của tài sản bảo đảm đã dùng để khấu trừ cho những giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm hay không? tài sản bảo đảm sau khi đã bị xử lý bên bảo đảm có quyền thế thế quyền của bên nhận bảo đảm để yêu càu bên có nghĩa vụ hồn trả một phần nghĩa vụ mà bên bảo đảm đã bảo đảm bằng tài sản của mình và giữ vị trí ưu tiên của bên nhận thế chấp trước các chủ nợ khác của bên có nghĩa vụ hay không?
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng gặp một số vướng mắc do quy định của pháp luật về các định quyền chủ sở hữu của tài sản bảo đảm:
Pháp luật dân sự hiện hành quy định một điều kiện có tính ngun tắc đối với tài sản đảm bảo đó là: "tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm". Bên nhận bảo đảm chỉ có thể xử lý tài sản bảo đảm khi tài sản bảo đảm đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm. Công việc không hề đơn giản đối với bên nhận bảo đảm nếu dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu tài sản bảo đảm, đặc biệt là đối với các tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng kí quyền sở hữu như quyền sử dụng đất, nhà, cơng trình xây dựng, ơ tơ, xe máy...
Một là: Vướng mắc liên quan đến việc kiểm định tính xác thực pháp lý của các giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản bảo đảm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên bảo đảm. Tâm lý của bên nhận bảo đảm (các tổ chức tín dụng) chỉ cảm thấy yên tâm khi nắm giữ trong tay bản gốc giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản bởi theo quy định hiện nay: giấy tờ này do các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền cấp theo trình tự luật định và chỉ có một bản gốc duy nhất. Mong muốn này của bên nhận thế chấp đã gặp phải các thủ đoạn rất tinh vi của bên bảo đảm: làm giả giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm để bảo đảm cho các tổ chức tín dụng hay để bán tài sản bảo đảm hoặc dùng để bảo đảm tiếp theo; khai báo mất giấy tờ gốc để xin cấp lại các bản gốc khác và thực hiện các giao dịch tiếp theo trên tài sản bảo đảm; dùng bản phơ tơ màu giấy chứng nhận đăng kí ơ tơ để giao cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng, cịn bản gốc thì dùng để bán xe ơ tơ đã bán cho người khác.
Hai là: Vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật về thời điểm xác lập quyền sử dụng trên đất với thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền trên đất không thống nhất với nhau. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đang tồn tại những khái niệm pháp lý về các loại tài sản như quyền sử
dụng đất, nhà ở, bất động sản và các luật tương ứng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến chúng như luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản. Xét về bản diện vật lý của tài sản thì đất khơng thể khơng có nhà trên đó, nhưng nhà thì phải ln gắn liền với đất tạo thành một khối thống nhất và được gọi tên chung là bất động sản. Theo logic thì chế độ pháp lý của nhà ở phải phụ thuộc và phù hợp với chế độ pháp lý của đất đai vì đất đai là tài sản có tính bất biến và có trước nhà ở, nhà ở có sau và phải gắn liền trên đất. Thế nhưng, pháp luật hiện hành lại quy định thời điểm chuyển quyền sử dụng đất là thời điểm đăng kí tại văn phịng đăng kí đất đai, cịn thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở rất đa dạng: đối với việc mua bán, tặng cho, trao đổi, th mua thì đó là thời điểm các giao dịch trên được công chứng hoặc là thời điểm giao nhận nhà ở đối với giao dịch mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở, hoặc là thời điểm mở thừa kế đối với trường hợp thừa kế nhà ở hoặc thời điểm bên mua nhà ở thể chấp/bảo đảm kí trên hợp đồng.
Ba là: Vướng mắc liên quan đến hậu quả pháp lý của việc ghi tên chủ sở hữu trên giấy tờ đăng kí sở hữu tài sản bảo đảm khơng đúng với các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo luật định. Các quy định trong bộ luật dân sự 2015 tuy không thể hiện rõ quan điểm lập pháp nhưng đã thể hiện rất rõ xu hướng tôn trọng sự thật trong xác lập các giao dịch. Theo đó, hợp đồng bảo đảm sẽ bị tun vơ hiệu nếu tài sản bảo đảm có giấy chứng nhận đăng kí sở hữu được cấp khơng đúng. Điều 15 BLDS 2015 đã cho phép tịa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Điều này lý giải cho việc không phải tất cả tài sản bảo đảm đã có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu được cơ quan nhà nước cấp đã là an toàn tuyệt đối với bên nhận bảo đảm. Bên nhận bảo đảm khơng chỉ có trách nhiệm phải xem xét tính thật giả của giấy tờ sở hữu tài sản, tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm có chịu sự ràng buộc bởi quyền lợi của các chủ thể khác hay khơng, có đang thế chấp/cầm cố/thực hiện nghĩa vụ bảo đảm hay không mà còn phải kiểm tra cả lịch sử sở hữu của chủ tài sản bảo đảm (tức là kiểm tra các căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm).
Bốn là: Vướng mắc liên quan đến thời điểm xác định tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm: tài sản bảo đảm có nhất thiết phải đáp ứng điều kiện thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm vào thời điểm kí hợp đồng bảo đảm hay khơng? pháp luật thực định khơng có quy định cụ thể về vấn đề này. Một số quan điểm cho rằng điều kiện này chỉ cần đáp ứng vào thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, chứ không nhất thiết phải được đáp ứng tại thời điểm giao kết hợp giao dịch bảo đảm thông qua việc dẫn chứng cho hai trường hợp: đối với tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai: “chỉ cần tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm ở thời
điểm xử lý tài sản là đủ; việc tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm tại thời điểm xác lập nghĩa vụ dân sự hay biện pháp bảo đảm không thực sự quan trọng và không ảnh hưởng đến hiệu lực của biện pháp bảo đảm”7 và đối với trường hợp tài sản đang có tranh chấp, chưa rõ chủ sở hữu: giao dịch bảo đảm vẫn có giá trị "nếu các bên xác lập giao dịch bảo đảm có điều kiện là nếu bên bảo đảm là chủ sở hữu của tài sản" bởi theo điều 120 BLDS 2015 quy định: “trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, một nguyên tắc mang tính xuyên suốt và mấu chốt của mọi giao dịch bảo đảm đó là tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Lý giải cho trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai, thì đây là một trường hợp ngoại lệ, nhưng vẫn phải đảm bảo các căn cứ, dẫn chứng chứng minh tài sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Lý giải cho trường hợp tài sản bảo đảm đang có tranh chấp thì giao dịch bảo đảm này dù có được xác lập nhưng hiệu lực của nó vẫn ở tình trạng “treo”, cho đến khi nào tranh chấp được giải quyết xong. Thực tế là khơng có ai chắc chắn được tranh chấp đó trong bao lâu thì giải quyết xong. Nghĩa vụ cần được bảo đảm là nghĩa vụ có thời hạn trong khi điều kiện phát sinh hiệu lực đối với giao dịch bảo đảm có tài sản tranh chấp là vơ thời hạn. Do vậy, tài sản bảo đảm phải đáp ứng được điều kiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Tóm lại, với các quy định của pháp luật hiện hành, để nhận biết được tài sản bảo đảm có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm hay không chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của bên nhận bảo đảm mà chưa có quy định của pháp luật về sự hỗ trợ cụ thể của các thể chế khác.
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng bị hạn chế do một số
quy định của pháp luật về sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay là cơ sở kinh doanh, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp và cổ phiếu: