Pháp luật hiện hành tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy đinh bảo lãnh đối nhân (cam kết thực hiện thay) mà không quy định bảo lãnh đối vật. Xuất phát từ bản chất của hai biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là thế chấp và bảo lãnh, có thể chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là thời điểm yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm và phạm vi trách nhiệm của bên thế chấp khác với phạm vi trách nhiệm của bên bảo lãnh.
- Tài sản thế chấp bị xử lý khi nghĩa vụ được bảo đảm có sự vi phạm cịn bảo lãnh chỉ bị xử lý theo thứ tự các bước thời gian: có sự vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh;
phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và có sự vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh (vi phạm nghĩa vụ thực hiện thay).
- Trách nhiệm của bên thế chấp chỉ giới hạn trong phạm vi của tài sản thế chấp còn trách nhiệm của bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm toàn bộ phạm vi bảo lãnh đã thỏa thuận. Ngồi ra, pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp các bên sử dụng sai tên gọi của hợp đồng bảo đảm (lẽ ra tên của hợp đồng là hợp đồng thế chấp bằng tài sản của người thứ ba thì lại đặt tên là hợp đồng bảo lãnh hoặc lẽ ra đặt tên là hợp đồng thế chấp thì đặt thành hợp đồng cầm cố...) thì hiệu lực của các hợp đồng không bị ảnh hưởng. Điều này cũng tránh cho việc hợp đồng bảo đảm đã được giao kết nhưng bị tuyên bố vô hiệu do đặt sai tên hợp đồng hoặc tránh để phịng cơng chứng lấy lý do vì đặt sai tên hợp đồng nên từ chối cơng chứng. Căn cứ điều 117 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì các căn cứ để tuyên hợp đồng vô hiệu không bao gồm yếu tố đặt sai tên hợp đồng và căn cứ vào các quy định cụ thể của phần các biện pháp bảo đảm của pháp luật dân sự để suy xét thì việc đặt sai tên hợp đồng bảo đảm khơng xâm phạm hay ảnh hưởng đến lợi ích của các bên trong quan hệ và lợi ích chung của cộng đồng. Hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra thì đặt tên lại hợp đồng theo đúng bản chất của nó và căn cứ vào các quy định của pháp luật về hợp đồng thực chất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Nên khi các tổ chức tin dụng giao dịch loại hình tài sản này cần phải nghiên cứu kỹ, để tránh tình trạng nợ xấu rả ra thì dễ gặp vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu khi khởi kiện tại các cơ quan Tòa án các cấp .
Các tổ chức tín dụng tại tỉnh Nghệ An cần trình quốc hội ban hành các quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm riêng đối với động sản và tài sản hình thành trong tương lai trở thành tài sản bảo đảm để khi có tranh chấp xảy ra có hướng xử lý nhanh chóng kịp thời. như tại BLDS năm 2005 chỉ có 04 điều liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai (khoản 2 Điều 319, khoản 2 Điều 320, khoản 1 Điều 342, khoản 6 Điều 351), nay BLDS năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định mới về khái niệm tài sản hiện có,tài sản hình thành trong tương lai và các quy định mới khác có liên quan đến các chế định pháp lý về tài sản hình thành trong tương lai như quy định về phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh (Điều 293); bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai (Điều 294); tài sản bảo đảm (Điều 295) và phạm vi bảo lãnh (Điều 336). Ngồi ra, tài sản hình thành trong tương lai cũng được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thế chấp và giải
chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai…. Trên thực tế đã có trường hợp chủ đầu tư nước ngồi đã "vận dụng " chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam để xin cấp phép đầu tư các dự án tòa nhà chung cư thương mại, các khu cơng nghiệp...sau đó dùng các dự án này như tài sản hình thành trong tương lai để vay tiền các ngân hàng Việt Nam; Thủ đoạn tiếp theo là họ tìm cách sang tên dự án đó cho đối tác khác hoặc chủ nước ngoài lẳng lặng bỏ trốn về nước một lượng tiền lớn đã vay của các ngân hàng Việt Nam. Theo quy định, Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi các dự án này, cịn ngân hàng thì khơng thể xử lý được tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đó hoặc nếu xử lý được, thì số tiền thu được khơng đáng kể so với số tiền đã cho vay vì dự án khơng cịn khi đã bán cho thứ 2.