Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong phạm cả nước về giao dịch bảo đảm giúp các tổ chức tín dụng và các chủ thể liên quan truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tài sản bảo đảm. Thơng tin khi được hệ thống hóa sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thêm thơng tin trong q trình thẩm định tài sản, do đó sẽ giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng.
KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp ở tỉnh Nghệ An hiện nay về năng lực hiểu biết pháp luật cũng như năng lực tài chính tài chính cịn có nhiều hạn chế, các hoạt động sản xuất kinh doanh đều dựa vào nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh dó cũng có một số doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, nên cũng năng lực tài chính ở mức khá, năng lực pháp lý cao nhưng vẫn sử dụng nguồn vốn tổ chức tín dụng như là địn bẩy tài chính để phát triển kinh doanh. Do vậy chúng ta có thể hiểu rằng nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong giai
đoạn hiện tại đang là một kênh chính cung cấp vốn quan trọng cho phát triển nền kinh tế, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người dân làm cho nền kinh tế tỉnh Nghệ An nói riêng và của tồn nền kinh tế cả nước có mức tăng trưởng GDP dương, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lợi nhuận cao trong tình hình dịch bệnh đầy khó khăn.
Các tổ chức tin dụng với vai trị là trung gian tài chính, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ln đứng trước nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất vốn do nợ xấu; Giải pháp cứu cánh hiện nay cho các tổ chức tín dụng là bắt buộc người vay phải có tài sản bảo đảm nếu muốn sử dụng vốn vay lãi suất phù hợp từ các kênh ngân hàng chính thống. Do đó nhằm hạn chế rủi ro, bên cạnh những giải pháp khác thì quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là một biện pháp cần thiết để các ngân hàng thu hồi vốn hiệu quả nhất. Các tổ chức tín dụng khơng bao giờ muốn xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng, bởi vì khi xử lý tài sản bảo đảm có nghĩa là món vay đó khơng có hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng khơng phải lúc nào cũng được tiến hành một cách thuận lợi mà có những trường hợp các tổ chức tín dụng bắt buộc phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng.
Trên thực tế thì trong những năm qua, khi một số đại án ngân hàng bị phanh phui xử lý hình sự thì tình hình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao. Nhưng thực tế vẫn phát sinh rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong q trình thực thi pháp luật. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Địi hỏi cẩn phải có cơ chế và pháp luật để thực thi một cách hiệu quả để xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng nói riêng. Nếu các biện pháp tự xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, khơng được sự hỗ trợ tích cực bởi sử phục hồi nền kinh tế, thực thi có hiệu quả các biện pháp điều hành vĩ mơ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản thì việc xử lý sẽ khó khăn hơn và nguy cơ tăng mạnh hơn.