BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
Những thành tựu trong hơn 02 thập kỷ đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh nền kinh tế thị trường ở nước ta từng bước được xây dựng, phát triển và về cơ bản đang được vận hành có hiệu quả, đóng góp ngày càng nhiều vào q trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ”. Trong quá trình này, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế thị trường, phát triển và quản lý kinh tế thị trường đã được làm rõ, cung cấp cơ sở khoa học cho những quyết định về chủ trương, đường lối, cơ chế và chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa tạo ra được một chỉnh thể thống nhất, còn nhiều chồng chéo và mâu thuẫn. Các văn bản pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mới chỉ mang tính chất tình thế, tạm thời, chưa thực sự đảm bảo được các nguyên tắc chung của việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật từ trong xã hội. Vấn đề này đặt ra nhu cầu cần phải hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, cần phải có sự đổi mới căn bản về cơ chế điều chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý nhanh tài sản bảo đảm của các khoản nợ vay đồng thời bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch.
Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng ỏ địa bàn tỉnh Nghê An và những vấn đề đặt ra như đã phân tích tại chương 2 cho thấy, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều nội dung cần được hoàn thiện như là các vấn đề về quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm, nguyên tắc xử lý, thủ tục và phương thức xử lý, quyền giao tài sản, thứ tự thanh toán...