Quan điểm định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu phap luat ve xu ly tai san bao dam tien vay tai các tổ chức tin dụng tại nghệ an hoàn thiện (Trang 44 - 48)

xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng

3.1.1. Hồn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng nhằm khắc phục những bất cập, kẽ hở của pháp luật khi áp dụng vào thực tế

Pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu cũng như chưa thực sự là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ tín dụng. Trong những năm gần đây, mặc dù các cơ quan chức năng đã chung tay phối hợp, tỉ lệ nợ xấu phát sinh tại các tổ chức tín dụng có giảm nhẹ nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát trở lại. Chính phủ đã và đang phải xử lý hàng loạt các đại án nghành ngân hàng. Ngun nhân của tình trạng trên là có một bộ phận chủ thể trung gian đã lợi dụng các kẽ hở của pháp luật kết hợp với sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân, sự non yếu nghiệp vụ và sự tha hóa đạo đức nghề nghiệp của các các bộ tín dụng để tiến hành kí kết, thực hiện các hợp đồng tín dụng có dấu hiệu lừa đảo, gây thất thốt hàng nghìn tỉ đồng cho các ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Phần lớn các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khẳng định các khoản nợ xấu chưa xử lý được đều nằm trong các dự án thương mại lớn, các căn hộ của khách hàng vay dùng làm tài sản bảo đảm, hoặc là các kho hàng trữ lượng lớn của các cơng ty, tập đồn đa ngành. Vấn đề nằm ở chỗ, các tổ chức tín dụng này khó có khả năng hoặc khơng có khả năng chuyển đổi những tài sản bảo đảm này thành tiền để bù đắp cho các khoản vay q hạn khơng địi được. Lý do là các tài sản bảo đảm này không hội tụ các điều kiện pháp lý để có thể xử lý hoặc có thể đáp ứng được các điều kiện pháp lý nhưng rất khó để xử lý vì các quy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm cịn rườm rà, nhiều bất cập. Tính thanh khoản của một số tài sản bảo đảm không cao do yếu tố tâm lý, sự khủng hoảng của nền kinh tế quốc gia cũng như tồn cầu. Vì vậy, hồn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng để khắc phục những nhược điểm của pháp luật so với những yêu cầu của thực tiễn là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Pháp luật về tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng có thể phát huy tốt nhất chức năng của mình, nếu đáp ứng được các tiêu chí sau:

Thứ nhất, tiêu chí về tính an tồn. Các tổ chức tín dụng có thể thiết lập các câu hỏi để kiểm tra tính an tồn trong quan hệ bảo đảm (hàng rào tín dụng): Tài sản bảo đảm có đủ cơ sở khẳng định quyền sở hữu của bên bảo đảm không? Trong các trường hợp khiếu kiện hoặc có sự cản trở của bên bảo đảm, liệu bên nhận bảo

đảm có được bảo vệ quyền lợi khơng? Việc xử lý tài sản bảo đảm có được thơng báo cơng khai trước khi tiến hành không?

Thứ hai, tiêu chí về tính hiệu quả kinh tế. Tính hiệu quả về lợi ích kinh tế được thể hiện bởi việc tạo ra tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm có đơn giản khơng? có nhanh chóng khơng? Và có tiết kiệm về chi phí hay khơng?

Thứ ba, tiêu chí về tính mềm dẻo, linh hoạt. Tính mềm dẻo, linh hoạt trong các quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng xoay quanh các nội dung: chủ thể xác lập một quan hệ bảo đảm, biện pháp bảo đảm cho bất kì khoản nợ nào? Khoản nợ được bảo đảm có thể được thể hiện dưới bất kì hình thức nào? Mọi động sản có thể làm tài sản bảo đảm? Một tài sản có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ? Bên nhận bảo đảm có được chủ động bán tài sản bảo đảm theo cách thức đã thỏa thuận khi phải xử lý tài sản bảo đảm hoặc có quyền thực hiện việc kiểm sốt tồn bộ q trình xử lý tài sản bảo đảm?.

Như vậy, mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn khơng tránh khỏi nhưng khiếm khuyết và bất cập (như đã phân tích tại chương 2) khi so sánh với các tiêu chí cơ bản của hệ thống pháp luật về giao dịch hiện đại và thực tế áp dụng.

3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải gắn mới việc hồn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật

Thực trạng pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng cho thấy một trong những nguyên nhân làm cho các quy định của pháp luật chưa phát huy được hết hiệu quả tối đa là do chưa thiết lập được những cơ chế tốt nhất để thực hiện. Cơ chế về luật sư, công chứng, bán đấu giá hay định về thủ tục tố tụng, thi hành án là những cơ chế cơ bản góp phần thực hiện hóa quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, các hợp đồng bảo đảm giả mạo hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật dẫn đến bị tịa án tun bố vơ hiệu tương đối nhiều; những yêu cầu phức tạp của thủ tục bán đấu giá tài sản bảo đảm đặc biệt đối với quyền sử dụng đất cũng là những rào cản lớn cho việc thực thi pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm. Ngoài ra, các quy định chung của thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp địi nợ có tài sản bảo đảm trở nên kéo dài cũng như việc thi hành các bản án thường phức tạp cũng đã làm suy giảm lòng tin của mọi người vào hệ thống giao dịch bảo đảm hiệu quả.

Vì vậy, hồn thiện cơ chế áp dụng pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm là một công việc không thể tách rời với hoạt động hoàn thiện pháp

luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy: một khung pháp lý cho hoạt động thương mại dù hồn thiện đến đâu cũng khơng thể hi vọng có được thành cơng nếu khơng được đi kèm với một mơ hình tổ chức cưỡng chế thi hành án hữu hiệu. Đồng thời, sự phát triển thái quá của các biện pháp bảo đảm nhằm đối phó với việc cưỡng chế thi hành án sẽ làm giảm hiệu lực của pháp luật dân sự, thương mại.

3.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải bảo đảm kích thích phát triển kinh tế và duy trì hài hịa lợi ích chung của xã hội

Sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thị trường đã đặt ra yêu cầu pháp luật về giao dịch bảo đảm cần phải có những sản phẩm mới để phù hợp với những thay đổi đó. Các giao dịch tín dụng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, tính minh bạch trong các thơng tin liên quan đến tài sản bảo đảm là một trong những yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Khi có tranh chấp xảy ra, tình hình chiếm giữ đất đai rất phức tạp và khó giải giải quyết dứt điểm tương đối lớn. Giải pháp hợp lý nhất trong trường hợp này là cần phải có một cơ chế đăng kí cơng khai để xác lập quyền đối với bất động sản từ ngay lần đăng kí đầu tiên (dịch chuyển quyền từ Nhà nước sang người có quyền sử dụng) cho đến những lần đăng kí thứ cấp (dịch chuyển quyền từ chủ thể sử dụng này sang chủ thể sử dụng khác). Đây là một công việc không hề đơn giản nhưng không phải là không thể làm được. Vấn đề càng bức thiết hơn nữa khi hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam đang thuộc nhóm “kém minh bạch”. Chỉ khi nào các tổ chức tín dụng nhận thấy hệ thống pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm là đầy đủ, có thể dự đốn và có độ an tồn cao, các tổ chức tín dụng mới mở rộng việc cấp tín dụng. Đó là động lực quan trọng để kích thích phát triển nền kinh tế.

Những quy định của pháp luật cần phải bảo đảm cân bằng giữ sự phát triển của kinh tế với việc bảo đảm các lợi ích khác trong xã hội. Mục tiêu quan trong của pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng là bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ thể tham gia giao dịch, trong đó có quyền của bên nhận bảo đảm (các tổ chức tín dụng) làm sao có thể bảo tồn được lợi ích của mình cho dù có bất cứ sự rủi ro nào có thể xảy ra đối với bên bảo đảm (người đi vay). Tuy nhiên, pháp luật cũng cần phải có những quy định để cân bằng lợi ích của bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác ở vị trí dễ bị tổn thương: bên bảo đảm, những người đang chiếm giữ tài sản bảo đảm (người thuê tài sản bảo đảm), những đối tượng như trẻ em, người già chỉ có một nơi ở duy nhất là ngơi nhà

trên mảnh đất đã thế chấp, lợi ích của người lao động chưa được trả lương khi bên có nghĩa vụ bị phá sản…

Tóm lại, việc hồn thiện các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải bảo đảm được sự kích thích phát triển kinh tế, đồng thời phải duy trì được các lợi ích chung của xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bởi “một hệ thống pháp luật không phù hợp

với trình độ phát triển của xã hội là một hệ thống ảo. Đó có thể là một hệ thống pháp luật duy ý chí hay một hệ thống pháp luật vay mượn, sao chép”.

3.1.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải được đặt trong một giải pháp tổng thể đẻ hoàn thiện chế định về giao dịch bảo đảm trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quan hệ bảo đảm được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau: Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật hơn nhân gia đình, Luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án…; được hướng dẫn áp dụng bởi nhiều nghị định và thông tư, thông tư liên tịch bởi các Bộ, nghành được ban hành để hướng dẫn áp dụng các nghị định. Điều này dẫn đến một thực trạng là có quá nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một quan hệ bảo đảm nhưng thiếu thống nhất khiến cho các chủ thể lúng túng và mất nhiều thời gian để nghiên cứu, áp dụng cho đúng.

Để khắc phục những điểm mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống luật thực định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng, thì cơng việc cần thiết là phải rà sốt lại toàn bộ các văn bản pháp luật liên quan để tiến hành loại bỏ những quy định không phù hợp và hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Sau đó, phải xóa bỏ sự phân chia, tách biệt giữa các Bộ, ban nghành trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Khi xây dựng một văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan khác nhau thì địi hỏi phải có sự cộng tác và cùng chịu trách nhiệm của các cơ quan này. Bộ luật dân sự vốn được coi văn bản pháp lý gốc cho các quy định về giao dịch bảo đảm, trong đó có quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Vì vậy, cần phải làm rõ mối quan hệ về phạm vi, ranh giới giữa luật chung và luật chuyên nghành. Cụ thể, các quy định này cần phải xuất phát từ những quy định của Bộ luật dân sự 2015 về vật quyền bảo đảm, trái quyền, nguyên tắc thỏa thuận bình đẳng trong quan hệ dân sự…Bên cạnh đó, các quy định này cũng cần phải được thống nhất với các văn bản pháp luật chuyên nghành: luật đất đai, nhà ở, công chứng, bán đấu giá tài sản, thi hành án…Các quy định về thủ tục

xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng cần phải được tách biệt rõ ràng các thủ tục có tính chất dân sự và các thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính như: sự tham gia của ủy ban nhân dân các cấp, các thủ tục sang tên quyền sở hữu cho người mua tài sản bảo đảm… mang tính chất hỗ trợ cho việc xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả, khơng mang tính quyết định của thủ tục xử lý tài sản bảo đảm.

3.1.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng phải có sự tương thích với pháp luật của các nước trong điều kiện hội nhập quốc tế

Hiện có nhiều quan điểm, khái niệm pháp lý và nhiều quy định về các biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm của pháp luật Việt Nam khơng tương thích hoặc khơng phù hợp với quy định trong văn bản của các nước trên thế giới. Một số quan điểm, học thuyết pháp lý về vật quyền, trái quyền, thế chấp chu chuyển… đã được hình thành và phát triển rất phổ biến ở các nước nhưng chưa được ghi nhận trong các quy định pháp luật của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, tham khảo và vận dụng các quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng của pháp luật nước ngồi trên cơ sở tình hình thực tiễn tại Việt Nam là hết sức cần thiết. Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu căn bản, có học hỏi kinh nghiệm lập pháp của các nước có hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới cũng như trong khu vực để chuyển hóa và tiếp thu có chọn lọc những quy định, tập quán quốc tế cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu phap luat ve xu ly tai san bao dam tien vay tai các tổ chức tin dụng tại nghệ an hoàn thiện (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w