bảo tiền vay
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung cần có văn bản kiến nghị tới quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật nhằm tăng cường quyền chủ động và sức mạnh cho bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý
Mục đích chính của các biện pháp bảo đảm được xác lập nhằm bảo vệ bên nhận bảo đảm ở ba góc độ: sự an tồn của bên nhận bảo đảm đạt được với ý nghĩa bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp tác động trên tài sản bảo đảm như là chủ sở hữu của tài sản đó; quyền của bên bảo đảm đã được hồn thiện ( bên nhận bảo đảm đã tiến hành việc đăng kí để giữ quyền của mình đối kháng với bên thứ ba) - quyền của bên nhận bảo đảm còn mạnh hơn quyền của chủ sở hữu với tài sản bảo đảm vì khi đó nghĩa vụ bảo đảm đã có sự vi phạm và quyền xử lý định đoạt tài sản đã phát sinh; bên nhận bảo đảm sẽ giành được quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, pháp luật hiện hành cần trao cho bên nhận bảo đảm quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm đang nắm giữ tài sản. Khi xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm khơng cịn quyền chiếm hữu, sử dụng cũng như định đoạt đối với tài sản bảo đảm mà các quyền này được chuyển giao cho bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm phải có nghĩa vụ giao lại tài sản cho bên nhận bảo đảm. Việc bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ, kiện địi đối với tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm cần phải coi là quyền đương nhiên và cần được ghi nhận trong bộ luật dân sự.
Nên đưa vào điều kiện để Tòa án đưa ra quyết định áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn rất khó khả thi khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng. Bởi thực tế, có rất nhiều trường hợp khi xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm bỏ đi khỏi
nơi cư trú mà không báo lại cho bên nhận bảo đảm thì có thể kết luận ngay quan hệ bảo đảm sẽ không được áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo điều 321 bộ luật tố tụng dân sự 2015. Với các quy định hiện hành, nếu các đương sự đặc biệt là bên bảo đảm cố tình lách luật, trây ỳ, trốn tránh thì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn mất thêm rất nhiều thời gian.
Trước tình hình hệ thống pháp luật của Việt Nam cịn nhiều điểm chưa đồng bộ thì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng với rất nhiều quy định pháp luật điều chỉnh không tránh khỏi cách hiểu, cách áp dụng pháp luật khác nhau của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện tại, phần lớn trở ngại về mặt chính sách đối với hoạt động xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm tiền vay đã được tháo gỡ, tuy nhiên, việc phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam lại mới ở bước khởi đầu.
Nếu bên bảo đảm sử dụng tài sản bảo đảm để thực hiện hành vi phạm tội hay phạm hành chính khiến cho tài sản đó bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Pháp luật cần quy định cụ thể về hướng xử lý: bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ hay tài sản đó bị tịch thu sung quỹ nhà nước. Như vậy, quyền của bên nhận bảo đảm cần được bảo vệ trước, bởi vì giao dịch bảo đảm là hợp pháp và quyền của bên nhận bảo đảm phát sinh trước thời điểm có quyết định tịch thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số tiền còn thừa từ xử lý tài sản bảo đảm mới bị tịch thu sung quỹ nhà nước chứ không được trả lại cho bên thế chấp.