Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch NhaTrang theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG (KHÁNH HÒA) (Trang 54 - 56)

6. Cấu trúc của nghiên cứu

3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch NhaTrang theo hướng bền vững

3.1.1 Quan điểm

Phát triển du lịch theo hướng bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu, lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa – xã hội, an ninh quốc phịng và mơi trường của địa phương.

Phát triển du lịch khai thác những thế mạnh của thành phố Nha Trang, đặc biệt là những thế mạnh về khí hậu, tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phát triển các loại sản phẩm du lịch đa dạng đáp ứng nhu cầu của du khách. Phát triển các loại hình sản phẩm đa dạng phục vụ du lịch và đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử. Tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, giúp kinh tế địa phương phát triển.

Phát triển đồng bộ du lịch quốc tế và du lịch nội địa, thúc ẩy du lịch quốc tế đồng thời kích cầu du lịch nội địa.

Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng, vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực.

Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, cùng với các mục tiêu là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội song song với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, thúc đẩy những ngành khác cùng phát triển.

3.1.2 Mục tiêu

48

Phát triển du lịch Nha Trang tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố, giữ vững vị trí một trong những trung tâm du lịch lớn của đất nước.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch vừa theo chiều rộng, đồng thời từng bước chuyển dịch theo chiều sâu. Chú trọng mục tiêu đa dạng thị trường khách du lịch, thu hút khách nội địa, mặt khác nâng cao chất lượng du khách, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, mang tính bền vững, có trọng điểm, chất lượng và chuyên nghiệp. Trong những năm tới, thực hiện “mục tiêu kép” một cách hiệu quả, tức là vừa triển khai phòng chống dịch Covid – 19, vừa phục hồi, phát triển ngành du lịch trở lại trạng thái bình thường, thích nghi với dịch bệnh. Tạo sự đồng thuận, chung tay của toàn thể cộng đồng trong việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch Nha Trang bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của thành phố Nha Trang nói riêng, của tỉnh Khánh Hịa nói chung.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Về kinh tế: Phát triển du lịch Nha Trang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc

đẩy các ngành kinh tế khác. Phấn đấu đưa Nha Trang trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực.

Về văn hóa – xã hội: Phát triển du lịch đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị

văn hóa, bản sắc của dân tộc. Nâng cao trình độ dân trí, húc đẩy và phát triển tiêu dùng, dịch vụ tại chỗ, tạo việc làm cho cộng đồng dân cư, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở những vùng khó khăn.

Về mơi trường: Phát triển du lịch theo hướng bền vững, tức là phải bảo đảm giữ

vệ sinh, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. Gìn giữ và bảo vệ mơi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn để đảm bảo sự lâu dài cho thế hệ tiếp theo và là cơ sở để phát triển bền vững.

49

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG (KHÁNH HÒA) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)