6. Cấu trúc của nghiên cứu
2.1 Điều kiện phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Nha Trang
2.1.3 Điều kiện xã hội
2.1.3.1 Y tế, văn hóa, giáo dục
Về giáo dục, duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ mức độ
2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Đến nay có 57/107 trường cơng lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Về y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và đã đạt được
những kết quả tích cực. Thành phố đã tập trung chỉ đạo ngành y tế tăng cường cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là dịch Covid19, sốt xuất huyết. Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid19 cho các đối tượng (hiện đã tiêm 182.045 liều, tính đến đầu tháng 10 năm 2021). Duy trì 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; số người dân tham gia BHYT đạt tỷ lệ 91,81%.
32
Tại các khu, điểm du lịch làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Chú trọng bảo vệ sự an toàn của du khách, tránh khỏi các hiện tượng tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm, cướp,… các hành vi chèo kéo, chặt chém khách du lịch.
Tình hình an ninh chính trị được giữ vững là yếu tố thu hút, lưu giữ khách du lịch và tạo điều kiện cho du lịch Nha Trang phát triển bền vững.
2.1.4 Kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch
2.1.4.1 Hệ thống giao thơng
Thành phố Nha Trang có lợi thế về giao thơng, có tất cả các loại hình giao thơng phổ biến như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không.
Đường bộ: Đường quốc lộ 1A đi qua, quốc lộ 26 nối với tỉnh Đắk Lắk. Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt rút ngắn khoảng cách cịn 140km, giúp du khách có thể thuận tiện hơn trong việc di chuyển giữa các điểm du lịch trong chuyến đi.
Đường sắt: Thành phố Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, ga Nha Trang là một trong những nhà ga lớn của Việt Nam, tất cả tuyến tàu Thống Nhất đều dừng ở đây.
Đường thủy: Hệ thống cảng biển phát triển nhanh chóng. Cảng Nha Trang là một trong những đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường biển quan trọng của thành phố Nha Trang, Khánh Hịa nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Đường hàng khơng: Sân bay Nha Trang trước đây nằm ở ngay cạnh đường Trần Phú, Nha Trang. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép, sân bay đã được di dời ra Cam Ranh, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 35 – 40km.
Hiện nay, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh từng bước được nâng cấp, mở rộng, đầu tư nhiều trang bị hiện đại đẳng cấp quốc tế đáp ứng tất cả các chuyến bay ngày và đêm để phục vụ hơn 1.000.000 lượt khách trong cả năm đến tham quan và
33
nghỉ dưỡng tại thành phố Biển Nha Trang. Gần đây, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đưa vào khai thác đường cất hạ cánh số 2 và nhà ga khách quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố và cả khu vực duyên hải Nam Trung bộ.
2.1.4.2 Cơ sở lưu trú
Năm 2020, tồn tỉnh Khánh Hịa có 1.113 cơ sở lưu trú với hơn 52.000 phòng, 125 cơ sở đạt chuẩn từ 4 – 5 sao. Trong đó, 84% tổng số cơ sở lưu trú và 87% tổng số phòng lưu trú tập trung ở Nha Trang. Tại Nha Trang có hàng loạt khách sạn 5 sao mang đẳng cấp quốc tế, có thể kể đến như Vinpearl Resort Nha Trang, Sheraton Nha Trang, Boton Blue, Swandor Hotel & Resorts,…
2.1.4.3 Cơ sở vui chơi giải trí
Khơng chỉ là điểm đến du lịch nghỉ dưỡng, Nha Trang còn được biết đến với những khu vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại như: Vinpearl, Vinwwonders Nha Trang,… Ngoài ra, các hoạt động du lịch thể thao, lặn biển, du lịch khám phá văn hóa và ẩm thực địa phương cũng được phát triển.
2.1.4.4 Hệ thống cấp điện
Mạng lưới điện quốc gia của tỉnh Khánh Hịa có cấp điện áp 220kV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương cũng như các hoạt động du lịch.
2.1.4.5 Hệ thống cấp thốt nước
Thành phố Nha Trang có các Nhà máy nước như Nhà máy nước Võ Cạnh, Nhà máy nước Xuân Phong,… với công suất 70.000 m3/ngày – đêm, đảm bảo cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội.
34