6. Cấu trúc của nghiên cứu
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho thành phố NhaTrang
Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) và tỉnh Nghệ An có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững cho du lịch Nha Trang như sau:
Đầu tiên, tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững. Xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết cùng với sự tham gia của các ban, ngành liên quan để cùng nhau thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững.
Thứ hai, tích cực tiếp thị, quảng bá hình ảnh, tiềm năng của khu du lịch, đưa ra những thông tin chi tiết để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về du lịch thành phố Nha Trang của du khách.
Thu hút và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Hỗ trợ tạo việc làm cho cư dân địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nâng cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp, đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong thời đại công nghệ 4.0 và thích ứng được với những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
25
Tích cực nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa, truyền thống, phát triển các làng nghề truyền thống cũng là yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển bền vững.
Cuối cùng, nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách nâng cấp hệ thống giao thông, các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi, cơ sở vật chất tại điểm du lịch.
26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
2.1 Điều kiện phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Nha Trang 2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Khánh Hòa, với tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6 km2 và dân số 422,601 người (2019). Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh, phía Đông giáp biển Đông. Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, lẫn đường biển trong nước và quốc tế; Là cửa ngõ Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có điều kiện để giao lưu, mở rộng quan hệ và phát triển.
Nha Trang có địa hình khá phức tạp, độ cao trải dài từ 0 – 900m so với mặt nước biển, chia Nha Trang thành 3 vùng địa hình. Thấp nhất là vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái, với diện tích khoảng 81,3 km2, vùng chuyển tiếp và các đồi núi thấp có độ dốc từ 30 – 150, chủ yếu nằm ở phía Tây và phía Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ. Vùng núi có địa hình dốc trên 150, phân bố ở hai đầu Nam – Bắc của thành phố và trên một số đảo đã, chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố.
Nha Trang có nhiều sông suối, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các hoạt động công – nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của người dân địa phương.
2.1.1.2 Khí hậu
Điều kiện khí hậu của Nha Trang là khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Do vậy thời tiết Nha Trang tương đối ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,30 C. Khí hậu có sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch. Đây là địa
27
phương ít bị ảnh hưởng của bão. Nha Trang có thể xem là vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi để khai thác du lịch.
2.1.1.3 Tài nguyên tự nhiên
Về tài nguyên du lịch biển đảo: Nha Trang nằm gọn trong một thung lung, được
bao bọc bởi núi và biển. Trước mặt thành phố là biển Đông với 19 hòn đảo nằm rải rác xa, gần tạo nên khung cảnh vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng hữu tình. Trong đó có các đảo là thắng cảnh du lịch nổi tiếng như:
Đảo Hòn Tre với diện tích lớn nhất, có bãi tắm thiên nhiên đẹp, thảm thực vật phong phú, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Đảo Hòn Mun, nơi có rạn san hô đa dạng và phong phú nhất Việt Nam. Đảo Hòn Tằm nơi vẫn còn lưu giữ lại vẻ hoang sơ, với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt và bờ cát trải dài. Phía sau đảo còn có hang Dơi, đúng như tên gọi của nó, có rất nhiều đàn dơi cư trú. Đảo Hòn Miễu (đảo Bồng Nguyên) là nơi có thủy cung Trí Nguyên với rất nhiều loài động vật biển, thậm chí có cả những loài nằm trong sách Đỏ của thế giới.
Về sinh thái: Nha Trang là vùng biển rất phong phú, đa dạng về các loại hải sản,
trong đó có nhiều loại quý và mang lại giá trị kinh tế cao như tôm hùm, hải sâm, bào ngư, cua hoàng đế,... Vịnh Nha Trang còn là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có bởi nó mang hầu hết các hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái bãi cát ven bờ, hệ sinh thái đảo biển. Đặc biệt ở khu vực hòn Mun có tới 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới. Ngoài ra, biển Nha Trang còn là nơi ngụ cư của loài chim yến. Đây là một trong những lý do mà Nha Trang được mệnh danh là xứ Trầm biển Yến.
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
28
Bên cạnh những bãi biển đẹp, các hòn đảo nổi tiếng hay khu vui chơi nghỉ dưỡng trên biển Vinpearl, thành phố Nha Trang còn có nhiều điểm du lịch mang tính lịch sử, văn hóa, là một yếu tố quan trọng làm nên tên tuổi của du lịch Nha Trang.
Viện Hải dương học
Viện Hải dương học nằm kề cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Đây là nơi nghiên cứu, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực liên quan; điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, tại đây còn có Bảo tàng Hải dương học, bao gồm khu nuôi thuần hóa sinh vật biển, khu bảo tồn sinh vật biển, khu trưng bày mẫu vật sống và mẫu vật tiêu bản theo các chủ đề,... Du khách đến đây sẽ được tận mắt nhìn thấy sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật với tính đa dạng cao. Là một trong những điểm đến được yêu thích ở thành phố biển Nha Trang, Bảo tàng Hải dương học đón hàng trăm ngàn lượt khách tham quan mỗi năm.
29
Chùa Long Sơn
Chùa Long Sơn hay còn được gọi là chùa Phật trắng, được xây dựng cách đây hơn trăm năm, mang trong mình những nét kiến trúc điêu khắc mang đậm nét Á Đông, độc đáo, tinh tế từ thời xa xưa. Sau nhiều lần trùng tu, chùa Long Sơn được chứng nhận là ngôi chùa có tuổi thọ lớn bậc nhất Việt Nam. Tọa lạc trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật Tổ đang ngồi thuyết pháp và được công nhận là “tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”. Ngôi chùa là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.
Hình 2.5 Tượng Phật trắng (chùa Long Sơn)
Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn, là một trong những di tích lịch sử của vương quốc Chămpa. Tháp Bà Ponagar được xây dựng để thờ Nữ thần Ponagar – Nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo – Mẹ Xứ sở của người
30
Chăm. Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, được phân bố trên ba mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Hiện nay, khu di tích chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc ở khu vực Mandapa và Khu đền Tháp ở phía trên. Khu đền Tháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần, tôn giáo của người Chămpa cổ. Mỗi công trình đều chứa đựng những tinh hóa văn hóa Chămpa. Tháp Bà Ponagar đã được xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1979.
Hình 2.6 Tháp Bà Ponagar
2.1.2.2 Các lễ hội
Festival Biển
Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa là sự kiện văn hóa – du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, nhằm đề cao nét đẹp văn hóa truyền thống và đương đại, giới thiệu, tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa biển đảo. Festival Biển Nha Trang đã trở thành thương hiệu không chỉ của riêng ngành du lịch Việt Nam mà còn vươn tầm khu vực. Lễ hội được tổ chức 2 năm 1 lần, kéo
31
dài từ 4 – 5 ngày và đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách lưu trú, hàng chục nghìn lượt khách quốc tế ghé thăm. Có thể nói đây là một trong những sự kiện được tổ chức hoành tráng nhất tại Nha Trang.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà Ponagar hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình lễ hội truyền thống. Lễ hội gồm những nghi thức chính là: Lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu quốc thái dân an, lễ cúng Ngọ, tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương, lễ Dâng hương tạ Mẫu, múa Bóng và hát Văn, hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu. Khu di tích tháp Bà, nơi diễn ra lễ hội hàng năm chính là nơi hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm. Lễ hội là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam trên dải đất miền Trung. Mỗi năm, lượng người đổ về dự lễ hội ở Tháp Bà ngày một tăng cao.
2.1.3 Điều kiện xã hội
2.1.3.1 Y tế, văn hóa, giáo dục
Về giáo dục, duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ mức độ
2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Đến nay có 57/107 trường công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Về y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và đã đạt được
những kết quả tích cực. Thành phố đã tập trung chỉ đạo ngành y tế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là dịch Covid19, sốt xuất huyết. Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid19 cho các đối tượng (hiện đã tiêm 182.045 liều, tính đến đầu tháng 10 năm 2021). Duy trì 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; số người dân tham gia BHYT đạt tỷ lệ 91,81%.
32
Tại các khu, điểm du lịch làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chú trọng bảo vệ sự an toàn của du khách, tránh khỏi các hiện tượng tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm, cướp,… các hành vi chèo kéo, chặt chém khách du lịch.
Tình hình an ninh chính trị được giữ vững là yếu tố thu hút, lưu giữ khách du lịch và tạo điều kiện cho du lịch Nha Trang phát triển bền vững.
2.1.4 Kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch
2.1.4.1 Hệ thống giao thông
Thành phố Nha Trang có lợi thế về giao thông, có tất cả các loại hình giao thông phổ biến như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và đường hàng không.
Đường bộ: Đường quốc lộ 1A đi qua, quốc lộ 26 nối với tỉnh Đắk Lắk. Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt rút ngắn khoảng cách còn 140km, giúp du khách có thể thuận tiện hơn trong việc di chuyển giữa các điểm du lịch trong chuyến đi.
Đường sắt: Thành phố Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, ga Nha Trang là một trong những nhà ga lớn của Việt Nam, tất cả tuyến tàu Thống Nhất đều dừng ở đây.
Đường thủy: Hệ thống cảng biển phát triển nhanh chóng. Cảng Nha Trang là một trong những đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường biển quan trọng của thành phố Nha Trang, Khánh Hòa nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Đường hàng không: Sân bay Nha Trang trước đây nằm ở ngay cạnh đường Trần Phú, Nha Trang. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép, sân bay đã được di dời ra Cam Ranh, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 35 – 40km.
Hiện nay, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh từng bước được nâng cấp, mở rộng, đầu tư nhiều trang bị hiện đại đẳng cấp quốc tế đáp ứng tất cả các chuyến bay ngày và đêm để phục vụ hơn 1.000.000 lượt khách trong cả năm đến tham quan và
33
nghỉ dưỡng tại thành phố Biển Nha Trang. Gần đây, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đưa vào khai thác đường cất hạ cánh số 2 và nhà ga khách quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố và cả khu vực duyên hải Nam Trung bộ.
2.1.4.2 Cơ sở lưu trú
Năm 2020, toàn tỉnh Khánh Hòa có 1.113 cơ sở lưu trú với hơn 52.000 phòng, 125 cơ sở đạt chuẩn từ 4 – 5 sao. Trong đó, 84% tổng số cơ sở lưu trú và 87% tổng số phòng lưu trú tập trung ở Nha Trang. Tại Nha Trang có hàng loạt khách sạn 5 sao mang đẳng cấp quốc tế, có thể kể đến như Vinpearl Resort Nha Trang, Sheraton Nha Trang, Boton Blue, Swandor Hotel & Resorts,…
2.1.4.3 Cơ sở vui chơi giải trí
Không chỉ là điểm đến du lịch nghỉ dưỡng, Nha Trang còn được biết đến với những khu vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại như: Vinpearl, Vinwwonders Nha Trang,… Ngoài ra, các hoạt động du lịch thể thao, lặn biển, du lịch khám phá văn hóa và ẩm thực địa phương cũng được phát triển.
2.1.4.4 Hệ thống cấp điện
Mạng lưới điện quốc gia của tỉnh Khánh Hòa có cấp điện áp 220kV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương cũng như các hoạt động du lịch.
2.1.4.5 Hệ thống cấp thoát nước
Thành phố Nha Trang có các Nhà máy nước như Nhà máy nước Võ Cạnh, Nhà máy nước Xuân Phong,… với công suất 70.000 m3/ngày – đêm, đảm bảo cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội.
34
2.2.1 Về thị trường du lịch
Thị trường trọng điểm của du lịch Nha Trang bao gồm thị trường khách trong nước và thị trường khách quốc tế.
Thị trường khách du lịch quốc tế: Dựa trên số liệu phân tích thực trạng dòng khách du lịch đến Khánh Hòa và xu hướng phát triển của thị trường du lịch thế giới, thị trường khách trọng điểm của Nha Trang bao gồm:
- Thị trường các nước châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường trọng điểm truyền thống của thành phố Nha Trang
- Thị trường khách Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc là những thị trường trọng điểm, tăng mạnh trong những năm gần đây, chiếm hơn 90%
- Thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan theo tuyến đường bộ Canavan.
Thị trường khách du lịch nội địa: Kinh tế đất nước ngày càng phát triển, mức sống của người dân và nhận thức về du lịch được nâng cao nên nhu cầu đi du lịch của người dân cũng tăng lên. Chính vì vậy, thị trường khách nội địa là một thị trường trọng điểm, bao gồm TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên nhờ hệ thống giao thông thuận lợi.
2.2.2 Về sản phẩm du lịch
Vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch với mục tiêu xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch của địa phương đặc sắc, đa dạng, chất lượng cao nhằm thu hút nhiều du khách cũng như các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Nhờ đó giúp đảm bảo tính bền vững ngành du lịch. Chính quyền địa phương chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên hệ thống