6. Cấu trúc của nghiên cứu
2.3 Đánh giá chung về phát triển du lịch NhaTrang theo hướng bền vững
2.3.1 Thành tựu đạt được
Với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, hoạt động du lịch tại thành phố Nha Trang đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế và đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cư địa phương. Có thể điểm qua một số thành tựu mà ngành du lịch địa phương đã đạt được như sau:
Trong 2 năm 2017 và 2018, lượng du khách đến Nha Trang, Khánh Hòa đạt gần 11 triệu lượt khách, bằng 80% tổng lượt khách đến trong vòng 5 năm từ 2010 – 2015. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 5 triệu lượt khách, nhiều hơn so với tổng lượt khách trong 5 năm 2010 – 2015. Tiếp nối đà tăng trưởng mạnh mẽ đó, năm 2019, tổng lượt khách lưu trú lên tới 6 triệu lượt khách, vượt mức kế hoạch đề ra.
Nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch. Nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch đã và đang được triển khai. Một số dự án đưa vào khai thác đạt hiệu quả cao.
Doanh thu từ hoạt động du lịch đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong lĩnh vực dịch vụ. Nhìn chung, doanh thu của ngành du lịch tăng dần theo từng năm, hầu hết đều vượt chỉ tiêu đề ra. Hoạt động du lịch còn tạo thêm nguồn thu giúp tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa.
Công tác xã hội hóa du lịch gắn kết giữa các cơ quan quản lý của nhà nước và các doanh nghiệp du lịch và lữ hành đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch và tăng doanh thu.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của du lịch Nha Trang, nhờ đó đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.
44
Hoạt động du lịch phát triển giúp tăng khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan cùng phát triển, nâng cao dân trí và trình độ văn hóa, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Du lịch phát triển khiến diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, làm cho đời sống nhân dân được cải thiện. Trong giai đoạn từ 2017-2020, thành phố Nha Trang đã giảm 763 hộ nghèo. Nếu như cuối năm 2017, số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 1112 hộ thì đến cuối năm 2020, toàn thành phố chỉ còn 349 hộ. Cụ thể được thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3 Số hộ nghèo thành phố Nha Trang giai đoạn 2017-2020
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ UBND thành phố Nha Trang)
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Ngành du lịch Nha Trang phát triển nhanh nhưng chưa thực sự bền vững.Bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Nha Trang vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau: 0 200 400 600 800 1000 1200 2017 2018 2019 2020
45
Thứ nhất, Các sản phẩm du lịch của thành phố Nha Trang nhìn chung còn chưa
có những sản phẩm đặc trưng, thiếu bản sắc, chậm đổi mới, thiếu sự sáng tạo và tính cạnh tranh nên khó thu hút được du khách lưu trú dài ngày hoặc quay trở lại. Đặc biệt, việc phát triển “kinh tế ban đêm” phục vụ người dân và du khách vẫn chưa thực sự được quan tâm, giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch thấp, thiếu tính liên kết giữa các sản phẩm.
Thứ hai, tuy rằng hiện nay thành phố đang chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ
tầng, nhiều dự án đã và đang được tiến hành, song quy mô còn chưa lớn, trang thiết bị vẫn chưa đồng bộ, gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, dịch vụ. Nhiều dự án đầu tư còn chậm tiến độ.
Thứ ba, công tác quản lý vệ sinh môi trường, trật tự an ninh, an toàn xã hội tại
nhiều điểm du lịch còn nhiều bất cập. Tại một số điểm du lịch, hệ thống thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu.
Thứ tư, trong 2 năm gần đây, lượng khách du lịch đến thành phố Nha Trang giảm mạnh, từ đó khiến doanh thu của ngành du lịch cũng giảm sút. Trong giai đoạn từ năm 2017-2019, số lượng khách du lịch trong nước giảm dần qua từng năm, bởi vì sự áp đảo của khách Nga, Trung Quốc nên khách nội địa khó đặt được phòng, họ sẽ bỏ qua địa điểm du lịch này.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan: Ngành du lịch chỉ mới được chú trọng đầu tư trong những năm gần đây, nên các vấn đề về vốn, cơ sở hạ tầng và các chính sách quản lý vẫn chưa được giải quyết triệt để và thỏa đáng. Mối liên kết giữa du lịch Nha Trang và các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước chưa đạt được hiệu quả.
Nguyên nhân khách quan: Từ đầu năm 2020, dịch Covid – 19 bắt đầu bùng phát
ở khắp nơi trên thế giới, trong đó bao gồm Việt Nam. Vì tính chất dễ lây lan của nó, con người buộc phải thực hiện các biện pháp giãn cách để phòng ngừa lây bệnh. Do
46
đó, ngành du lịch đã chịu ảnh hưởng nặng nề, thể hiện rõ ở lượt khách du lịch chỉ bằng một phần nhỏ so với những năm trước và doanh thu cũng giảm mạnh.
47
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NHA TRANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững 3.1.1 Quan điểm 3.1.1 Quan điểm
Phát triển du lịch theo hướng bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu, lợi ích kinh tế, lợi ích văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường của địa phương.
Phát triển du lịch khai thác những thế mạnh của thành phố Nha Trang, đặc biệt là những thế mạnh về khí hậu, tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phát triển các loại sản phẩm du lịch đa dạng đáp ứng nhu cầu của du khách. Phát triển các loại hình sản phẩm đa dạng phục vụ du lịch và đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Phát triển du lịch gắn liền với giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử. Tạo điều kiện để cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, giúp kinh tế địa phương phát triển.
Phát triển đồng bộ du lịch quốc tế và du lịch nội địa, thúc ẩy du lịch quốc tế đồng thời kích cầu du lịch nội địa.
Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng, vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến mọi ngành, mọi lĩnh vực.
Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, cùng với các mục tiêu là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội song song với việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, thúc đẩy những ngành khác cùng phát triển.
3.1.2 Mục tiêu
48
Phát triển du lịch Nha Trang tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố, giữ vững vị trí một trong những trung tâm du lịch lớn của đất nước.
Xây dựng chiến lược phát triển du lịch vừa theo chiều rộng, đồng thời từng bước chuyển dịch theo chiều sâu. Chú trọng mục tiêu đa dạng thị trường khách du lịch, thu hút khách nội địa, mặt khác nâng cao chất lượng du khách, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, mang tính bền vững, có trọng điểm, chất lượng và chuyên nghiệp. Trong những năm tới, thực hiện “mục tiêu kép” một cách hiệu quả, tức là vừa triển khai phòng chống dịch Covid – 19, vừa phục hồi, phát triển ngành du lịch trở lại trạng thái bình thường, thích nghi với dịch bệnh. Tạo sự đồng thuận, chung tay của toàn thể cộng đồng trong việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch Nha Trang bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của thành phố Nha Trang nói riêng, của tỉnh Khánh Hòa nói chung.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Về kinh tế: Phát triển du lịch Nha Trang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc
đẩy các ngành kinh tế khác. Phấn đấu đưa Nha Trang trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực.
Về văn hóa – xã hội: Phát triển du lịch đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa, bản sắc của dân tộc. Nâng cao trình độ dân trí, húc đẩy và phát triển tiêu dùng, dịch vụ tại chỗ, tạo việc làm cho cộng đồng dân cư, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở những vùng khó khăn.
Về môi trường: Phát triển du lịch theo hướng bền vững, tức là phải bảo đảm giữ
vệ sinh, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. Gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn để đảm bảo sự lâu dài cho thế hệ tiếp theo và là cơ sở để phát triển bền vững.
49
3.2 Giải pháp phát triển ngành du lịch Nha Trang theo hướng bền vững
3.2.1 Giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid – 19 lên ngành du lịch của thành phố Nha Trang
Đầu tiên, cần phân bổ lại thị trường khách du lịch tại Nha Trang – Khánh Hòa. Cần đa dạng hóa nguồn khách bằng cách nghiên cứu thị trường, lựa chọn phân đoạn thị trường khách du lịch, quảng bá các điểm đến hấp dẫn nhằm thu hút nhiều đối tượng khách du lịch từ các địa phương, quốc gia khác nhau.
Tiếp theo, trong thời gian này, Nha Trang cần tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định thị trường khách du lịch hiện có, chú trọng thu hút thị trường khách nội địa, thị trường khách quốc tế đến từ các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. đồng thời thực hiện đổi mới để nâng cao chất lượng khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc
Cuối cùng, tăng cường giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương, khách du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong việc phòng ngừa dịch bệnh, có các biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với các trường hợp không khai báo khi biết mình tiếp xúc gần với các trường hợp f0, f1.
3.2.2 Hoàn thiện quy hoạch về các khu, điểm du lịch
UBND TP Nha Trang cần tập trung quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch để làm cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác tài nguyên một cách hiệu quả, đồng thời nhằm tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư vào các khu điểm du lịch trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Quy hoạch xây dựng các cơ sở lưu trú hướng biển và dọc ven sông, hạn chế việc quy hoạch tại các khu đô thị không đảm bảo được về hạ tầng kỹ thuật, không thu hút được dân cư sinh sống.
Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững gắn với việc giải quyết tốt các mối quan hệ:
50
- Quy hoạch phát triển du lịch gắn với quy hoạch phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển các ngành kinh tế liên quan.
- Quy hoạch phát triển du lịch phải gắn với quy hoạch phát triển các loại hình sản phẩm du lịch.
- Quy hoạch phát triển du lịch phải gắn liền với lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương, cụ thể là chia sẻ lợi ích kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường sống xung quanh.
3.2.2 Hoàn thiện chính sách đầu tư
Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch từ các nguồn vốn của địa phương, vốn ODA, FDI và một số nguồn vốn khác. Tập trung đầu tư vào các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm,… nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến tham quan, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách.
3.2.2 Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
Là một thành phố biển, với những tài nguyên du lịch sẵn có, du lịch Nha Trang gắn liền với biển: Phát triển dựa trên cơ sở khai thác hệ thống tài nguyên biển phong phú, đa dạng với các sản phẩm chủ yếu: tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên biển và trong lòng biển, du lịch văn hóa gắn với các di tích, di sản,… Để tạo ra những nét riêng, đặc sắc Nha Trang cần triển khai các chính sách nhằm phát huy những thế mạnh của mình, tạo ra những sản phẩm mới, đặc thù, mang tính chiến lược.
3.2.3 Đẩy mạnh truyền thông
Tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Nha Trang bằng cách lồng ghép nhiều hình thức và nội dung khác nhau, thể hiện được những nét đẹp của cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và con người Nha Trang, khơi gợi nên sự tò mò, ham muốn khám phá của du khách từ khắp nơi trên đất nước và cả du khách quốc tế. Bên cạnh
51
đó, nội dung quảng bá cũng cần thể hiện về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn.
3.2.4 Ứng dụng công nghệ số
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ số vào các hoạt động là điều tất yếu đối với tất cả các ngành, lĩnh vực. Đối với ngành du lịch Nha Trang, cần triển khai nâng cấp, hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý thông tin lưu trú, xây dựng các ứng dụng cho phép du khách nắm được thông tin về sản phẩm du lịch đặc thù, các sự kiện, các điểm dừng chân hấp dẫn của thành phố, ứng dụng hướng dẫn viên du lịch ảo trên thiết bị di động, phát triển các phần mềm thanh toán số hỗ trợ du khách thanh toán một cách tiện lợi và nhanh chóng,…
3.2.5 Bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch
Môi trường và tài nguyên du lịch là những yếu tố thiết yếu quyết định đến việc phát triển bền vững của ngành du lịch. Vì vậy phát triển du lịch phải song hành với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch. Để làm được diều đó, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng các đề án bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, đào tạo
nâng cao năng lực ứng phó trước những sự cố có tác động xấu đến tài nguyên, môi trường
Thứ hai, nghiêm cấm tình trạng khai thác tài nguyên biển quá mức. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho du khách và cộng đồng dân cư.
Thứ ba, đánh giá các tác động về môi trường đối với các dự án đầu tư vào các
hoạt động du lịch, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm của thành phố.
Thứ tư, thực hiện nghiêm các quy chế bảo vệ môi trường trong ngành du lịch
52
KẾT LUẬN
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng cao, đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế của thành phố Nha Trang nói riêng và của Việt Nam nói chung. Những năm gần đây, phát triển bền vững ngành du lịch là mục tiêu quan trọng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế đối với nhiều quốc gia và các địa phương. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch, nâng cao đời sống của người dân địa phương, tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Nha Trang là thành phố biển với khí hậu ôn hòa, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nổi bật là tài nguyên biển đảo, các di tích lịch sử, phong tục tập quán của người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng du lịch cũng được đầu tư xây dựng, số lượng cơ sở lưu trú ngày càng tăng, hệ