Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG (KHÁNH HÒA) (Trang 27)

6. Cấu trúc của nghiên cứu

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm từ một số địa phương

1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc

Hồ Nam là một tỉnh nằm ở phía nam trung du Trường Giang của Trung Quốc, là địa phương được bao bọc ba mặt bởi núi đá. Phần lớn của Hồ Nam là đồi và núi thấp. Đây là nơi giàu tài nguyên du lịch, vị trí địa lý, giao thơng đi lại thuận tiện nên có lợi thế phát triển du lịch. Bên cạnh đó, diện tích đất được quy hoạch tốt, tơn trọng khả năng và sự tồn vẹn của mơi trường xung quanh dưới sự quản lý của nhà nước và sự phối hợp của các ngành, địa phương. Sự quản lý khai thác tài nguyên du lịch được gắn kết cao cùng lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương đã tạo nền tảng cho du lịch nơi đây phát triển bền vững và lâu dài. Hồ Nam có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, có thể kể đến như Trương Gia Giới với cảnh quan hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng, Phượng Hồng cổ trấn với nét văn hóa cổ truyền độc đáo, Phù Dung trấn - cổ trấn nghìn năm bên thác nước,…

21

Hình 2.1 Trương Gia Giới

22

Hình 2.3 Phượng Hồng Cổ Trấn

Từ lâu, du lịch Hồ Nam luôn phát triển theo hướng bền vững, ln bảo tồn, gìn giữ tài nguyên, cảnh sắc thiên nhiên và những nét truyền thống, văn hóa, bản sắc của dân tộc. Ví dụ như khi đặt chân đến Phù Dung trấn, du khách sẽ được chào đón bằng điệu hát múa truyền thống của các cơ gái Thổ Gia. Ngồi ra, tập tục truyền thống của người Thổ Gia cũng được lưu giữ đến ngày nay. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch. Ở các địa điểm du lịch đều có các quy định rõ ràng, buộc các doanh nghiệp và du khách phải tn thủ một cách nghiêm túc. Khơng có các hiện tượng như chèo kéo du khách, tệ nạn xã hội như trộm, cướp,... Chính quyền cũng hỗ trợ tạo cơ hội việc làm cho những người dân địa phương. Những việc làm trên đã góp phần tạo nên sự phát triển du lịch bền vững tại nơi đây.

23

Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ. Nơi đây có đường bờ biển dài 82km với nhiều bãi tắm đẹp, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển như Cửa Lị, Bãi Lữ, Cửa Hội, Diễn Thành,... Bên cạnh đó, tại Cửa Lị cịn có hệ thống các đảo như đảo Lan Châu, đảo Hòn Ngư,... Đây là lợi thế khá giống Nha Trang để phát triển du lịch biển.

Nghệ An cịn có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hoang sơ, tiêu biểu là rừng nguyên sinh Pù Mát, Phù Hoạt, hang Png, hang Cơ Nguồn,...; Tài nguyên du lịch văn hóa với hơn 1000 di tích được nhận biết, đặc biệt có khu di tích Kim Liên – Nam Đàn được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, các lễ hội gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, những sản phẩm và làng nghề thủ công đa dạng, nhiều di sản văn hóa phi vật thể,...

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc đã mang lại cho Nghệ An một bản sắc riêng, hấp dẫn nhiều du khách trong và ngồi nước đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Từ những tiềm năng sẵn có, Nghệ An đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách với mục tiêu là phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Từ rất sớm, Nghệ An đã lên kế hoạch Quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển du lịch. Cùng với đó là xây dựng quy hoạch chi tiết tại một số điểm du lịch quan trọng như khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn, Cửa Lị,... Một số chính sách phát triển du lịch bền vững được chính quyền địa phương áp dụng như sau:

Thứ nhất, Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, về thuế và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo mơi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thứ hai, tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt và có khả năng cạnh tranh cao dựa trên những thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch để khai thác tốt lễ hội, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng miền để thu hút khách du lịch.

24

Thứ ba, việc phát triển du lịch được gắn kết chặt chẽ với bảo tồn. Bên cạnh việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, còn bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

Thứ tư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải một cách hiệu quả tại các khu, điểm du lịch.

Thứ năm, chính quyền địa phương tạo điều kiện phát triển các làng nghề, vừa tăng sự hấp dẫn cho du khách, vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt, tại một số nơi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sản phẩm của làng nghề là sản phẩm đặc thù theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ví dụ như ở bản Nưa ở huyện Con Cuông, thổ cẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP.

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Nha Trang

Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) và tỉnh Nghệ An có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững cho du lịch Nha Trang như sau:

Đầu tiên, tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững. Xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết cùng với sự tham gia của các ban, ngành liên quan để cùng nhau thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững.

Thứ hai, tích cực tiếp thị, quảng bá hình ảnh, tiềm năng của khu du lịch, đưa ra những thơng tin chi tiết để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về du lịch thành phố Nha Trang của du khách.

Thu hút và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Hỗ trợ tạo việc làm cho cư dân địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nâng cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp, đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong thời đại cơng nghệ 4.0 và thích ứng được với những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

25

Tích cực nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa, truyền thống, phát triển các làng nghề truyền thống cũng là yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển bền vững.

Cuối cùng, nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách nâng cấp hệ thống giao thông, các cơ sở lưu trú, các khu vui chơi, cơ sở vật chất tại điểm du lịch.

26

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

2.1 Điều kiện phát triển du lịch theo hướng bền vững tại Nha Trang 2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Khánh Hịa, với tổng diện tích đất tự nhiên là 252,6 km2 và dân số 422,601 người (2019). Phía Bắc giáp huyện Ninh Hịa, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh, phía Đơng giáp biển Đơng. Nha Trang có nhiều lợi thế về địa lý, thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không, lẫn đường biển trong nước và quốc tế; Là cửa ngõ Nam Trung bộ và Tây Nguyên nên Nha Trang có điều kiện để giao lưu, mở rộng quan hệ và phát triển.

Nha Trang có địa hình khá phức tạp, độ cao trải dài từ 0 – 900m so với mặt nước biển, chia Nha Trang thành 3 vùng địa hình. Thấp nhất là vùng đồng bằng duyên hải và ven sơng Cái, với diện tích khoảng 81,3 km2, vùng chuyển tiếp và các đồi núi thấp có độ dốc từ 30 – 150, chủ yếu nằm ở phía Tây và phía Đơng Nam hoặc trên các đảo nhỏ. Vùng núi có địa hình dốc trên 150, phân bố ở hai đầu Nam – Bắc của thành phố và trên một số đảo đã, chiếm 31,43% diện tích tồn thành phố.

Nha Trang có nhiều sơng suối, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các hoạt động công – nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của người dân địa phương.

2.1.1.2 Khí hậu

Điều kiện khí hậu của Nha Trang là khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Do vậy thời tiết Nha Trang tương đối ơn hịa quanh năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,30 C. Khí hậu có sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch. Đây là địa

27

phương ít bị ảnh hưởng của bão. Nha Trang có thể xem là vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi để khai thác du lịch.

2.1.1.3 Tài nguyên tự nhiên

Về tài nguyên du lịch biển đảo: Nha Trang nằm gọn trong một thung lung, được

bao bọc bởi núi và biển. Trước mặt thành phố là biển Đơng với 19 hịn đảo nằm rải rác xa, gần tạo nên khung cảnh vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng hữu tình. Trong đó có các đảo là thắng cảnh du lịch nổi tiếng như:

Đảo Hòn Tre với diện tích lớn nhất, có bãi tắm thiên nhiên đẹp, thảm thực vật phong phú, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Đảo Hịn Mun, nơi có rạn san hơ đa dạng và phong phú nhất Việt Nam. Đảo Hòn Tằm nơi vẫn còn lưu giữ lại vẻ hoang sơ, với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt và bờ cát trải dài. Phía sau đảo cịn có hang Dơi, đúng như tên gọi của nó, có rất nhiều đàn dơi cư trú. Đảo Hịn Miễu (đảo Bồng Ngun) là nơi có thủy cung Trí Ngun với rất nhiều lồi động vật biển, thậm chí có cả những lồi nằm trong sách Đỏ của thế giới.

Về sinh thái: Nha Trang là vùng biển rất phong phú, đa dạng về các loại hải sản,

trong đó có nhiều loại quý và mang lại giá trị kinh tế cao như tôm hùm, hải sâm, bào ngư, cua hồng đế,... Vịnh Nha Trang cịn là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có bởi nó mang hầu hết các hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái bãi cát ven bờ, hệ sinh thái đảo biển. Đặc biệt ở khu vực hịn Mun có tới 350 lồi rạn san hơ chiếm 40% san hơ trên thế giới. Ngồi ra, biển Nha Trang cịn là nơi ngụ cư của lồi chim yến. Đây là một trong những lý do mà Nha Trang được mệnh danh là xứ Trầm biển Yến.

2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

28

Bên cạnh những bãi biển đẹp, các hòn đảo nổi tiếng hay khu vui chơi nghỉ dưỡng trên biển Vinpearl, thành phố Nha Trang cịn có nhiều điểm du lịch mang tính lịch sử, văn hóa, là một yếu tố quan trọng làm nên tên tuổi của du lịch Nha Trang.

Viện Hải dương học

Viện Hải dương học nằm kề cảng Cầu Đá, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam. Đây là nơi nghiên cứu, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực hải dương học và các lĩnh vực liên quan; điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, tại đây cịn có Bảo tàng Hải dương học, bao gồm khu ni thuần hóa sinh vật biển, khu bảo tồn sinh vật biển, khu trưng bày mẫu vật sống và mẫu vật tiêu bản theo các chủ đề,... Du khách đến đây sẽ được tận mắt nhìn thấy sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật với tính đa dạng cao. Là một trong những điểm đến được yêu thích ở thành phố biển Nha Trang, Bảo tàng Hải dương học đón hàng trăm ngàn lượt khách tham quan mỗi năm.

29

Chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn hay còn được gọi là chùa Phật trắng, được xây dựng cách đây hơn trăm năm, mang trong mình những nét kiến trúc điêu khắc mang đậm nét Á Đông, độc đáo, tinh tế từ thời xa xưa. Sau nhiều lần trùng tu, chùa Long Sơn được chứng nhận là ngơi chùa có tuổi thọ lớn bậc nhất Việt Nam. Tọa lạc trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật Tổ đang ngồi thuyết pháp và được công nhận là “tượng Phật ngồi trời lớn nhất Việt Nam”. Ngơi chùa là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm.

Hình 2.5 Tượng Phật trắng (chùa Long Sơn)

Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar là một quần thể kiến trúc lớn, là một trong những di tích lịch sử của vương quốc Chămpa. Tháp Bà Ponagar được xây dựng để thờ Nữ thần Ponagar – Nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo – Mẹ Xứ sở của người

30

Chăm. Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, được phân bố trên ba mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Hiện nay, khu di tích chỉ cịn lại 5 cơng trình kiến trúc ở khu vực Mandapa và Khu đền Tháp ở phía trên. Khu đền Tháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần, tôn giáo của người Chămpa cổ. Mỗi cơng trình đều chứa đựng những tinh hóa văn hóa Chămpa. Tháp Bà Ponagar đã được xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1979.

Hình 2.6 Tháp Bà Ponagar

2.1.2.2 Các lễ hội

Festival Biển

Festival Biển Nha Trang – Khánh Hịa là sự kiện văn hóa – du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế, nhằm đề cao nét đẹp văn hóa truyền thống và đương đại, giới thiệu, tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh thần, bản sắc văn hóa biển đảo. Festival Biển Nha Trang đã trở thành thương hiệu không chỉ của riêng ngành du lịch Việt Nam mà còn vươn tầm khu vực. Lễ hội được tổ chức 2 năm 1 lần, kéo

31

dài từ 4 – 5 ngày và đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách lưu trú, hàng chục nghìn lượt khách quốc tế ghé thăm. Có thể nói đây là một trong những sự kiện được tổ chức hoành tráng nhất tại Nha Trang.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội Tháp Bà Ponagar hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, được cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình lễ hội truyền thống. Lễ hội gồm những nghi thức chính là: Lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu quốc thái dân an, lễ cúng Ngọ, tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương, lễ Dâng hương tạ Mẫu, múa Bóng và hát Văn, hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu. Khu di tích tháp Bà, nơi diễn ra lễ hội hàng năm chính là nơi hội tụ các giá trị truyền thống của q trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm. Lễ hội là biểu tượng của sự đồn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam trên dải đất miền Trung. Mỗi năm, lượng người đổ về dự lễ hội ở Tháp Bà ngày một tăng cao.

2.1.3 Điều kiện xã hội

2.1.3.1 Y tế, văn hóa, giáo dục

Về giáo dục, duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ mức độ

2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Đến nay có 57/107 trường cơng lập được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm và đã đạt được

những kết quả tích cực. Thành phố đã tập trung chỉ đạo ngành y tế tăng cường cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là dịch Covid19, sốt xuất huyết. Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid19 cho các đối tượng (hiện

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG (KHÁNH HÒA) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)