Chi thường xuyên NSNN theo lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 87)

Đơn vị: triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

I Chi thường xuyên

NSNN 322.587 371.482 376.031 413.987 382.093

1 Chi quốc phòng 6.232 7.383 9.754 8.971 8.117

2 Chi an ninh và trật tự

an toàn xã hội 1.930 2.152 3.645 2.913 2.231

3 Chi sự nghiệp giáo dục,

đào tạo và dạy nghề 106.156 132.182 140.689 147.703 137.783

4 Chi y tế, dân số và gia

đình 50.190 50.635 41.534 40.934 39.698

5 Chi sự nghiệp khoa học

và công nghệ 230 57

6 Chi văn hóa thơng tin 16.099 15.808 3.434 6.075 5.040

7 Chi phát thanh, truyền

hình, thơng tấn 1.560 1.801 2.256 465 362

8 Chi thể dục thể thao 2.156 3126 2.280 425 435

9 Chi bảo vệ môi trường 5.446 6.449 10.547 10.536 9.255

10 Chi các hoạt động kinh

11

Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể

97.027 100.216 101.874 100.766 117.650

12 Chi đảm bảo xã hội 19.046 22.046 25.512 25.728 29.395

13

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

945 1.809 2.610 5.123 4.886

( Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đầm Hà)

Bảng 2.4 cho ta thấy bức tranh tồn cảnh về tình hình chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Đầm Hà theo từng lĩnh vực chi. Có thể nhận thấy rằng, chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi thường xuyên, khoản chi này chủ yếu tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất để đạt trường chuẩn, phổ cập giáo dục, chi các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn giáo dục phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin - thư viện điện tử ngành giáo dục và đào tạo, xây dựng "Phịng học thơng minh" tại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, chi hoạt động chuyên mơn các trường trên địa bàn huyện, với diện tích rộng và nhiều xã phường cho nên các trường trên địa bàn huyện nhiều cho nên việc phổ cập giáo dục được quan tâm chú trọng, công tác giáo dục đào tạo của huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương, chi dạy nghề cho nơng dân thích ứng với mơi trường cơng nghiệp hóa và nơng thơn mới.

Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ không liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng rất nhỏ, qua đó có thể thấy rằng tại địa bàn huyện kém phát triển khoa học công nghệ. chi sự nghiệp bảo vệ mơi trường nhìn chung tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp so với tình hình thực tế, thiếu đầu tư thiết bị, máy móc để thu gom xử lý rác thải, công việc này vẫn được tiến hành thủ công do con người đảm nhiệm.

Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể vẫn đang có xu hướng tăng mạnh và tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên. Chi an ninh, quốc phòng; chi sự nghiệp y tế; chi sự nghiệp văn hóa, thơng tin; chi sự nghiệp phát thanh truyền hình; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội; chi sự nghiệp kinh tế và chi khác tương đối ổn định qua các năm.

2.3.3. Chi thường xuyên NSNN theo các cấp ngân sách

Phân cấp quản lý ngân sách là việc phân định phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp chính quyền Nhà nước từ trung ương tới các địa phương trong quá trình tổ chức tạo lập và sử dụng NSNN phục vụ cho việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

Chi thường xuyên NSNN trên địa bàn qua KBNN huyện Đầm Hà được chia làm 4 cấp ngân sách (Cấp 1: NSTW; cấp 2: NST; cấp 3: NSH; cấp 4: NSX)

Bảng 2.5: Chi thường xuyên NSNN theo các cấp ngân sách

Đơn vị: triệu đồng

( Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đầm Hà)

Chi NSTW: Các đơn vị thuộc khối NSTW đóng trên địa bàn gồm: Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự, Chi cục Thuế, Kho bạc, Chi cục thống kê. Chi mua sắm, sửa chữa tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ do nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị để mua sắm sữa chữa rất hạn chế. Các khoản chi này chủ yếu nhận tài sản từ cơ quan chủ quản cấp trên. Chi tiêu của các đơn vị này tập trung vào nội dung chi cho thanh tốn cá nhân, chi nghiệp vụ chun mơn và chi khác.

Số

TT Nội dung Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 I Chi thường xuyên NSNN 322.587 371.482 376.031 413.987 382.093 1 Chi NSTW 15.551 19.216 16.795 14.439 12.108 2 Chi NSĐP 307.036 352.266 359.236 399.548 369.985 2.1 Chi NST 24.155 28.133 19.856 19.589 17.963 2.2 Chi NSH 200.933 221.948 236.925 277.282 276.802 2.3 Chi NSX 81.948 102.185 102.455 102.677 75.220

Nhìn chung, Chi NSTW có biến động nhưng khơng nhiều, tăng dần từ năm 2016 đến năm 2017 là 3.665 triệu đồng và có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo, tới năm 2020 còn 12.108 triệu đồng. (Năm 2017 so với năm 2016 tăng 23,6%; năm 2018 so với năm 2017 giảm 12,6%; năm 2019 so với năm 2018 giảm 1,4%, năm 2020 so với năm 2019 giảm còn 83,9%).

Chi NSĐP: Chi NSĐP gồm: chi NST; chi NSH và chi NSX.

Các đơn vị thuộc khối NST đóng trên địa bàn gồm: Trường Trung học phổ thông và Trung tâm y tế. Chi tiêu của các đơn vị này đa số tập trung vào các nội dung chi cho thanh tốn cá nhân; chi nghiệp vụ chun mơn; chi sửa chữa tài sản; đối với chi khác phát sinh không nhiều.

Các đơn vị thuộc khối NSH đóng trên địa bàn gồm: Các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng, tổ chức Đồn thể, các Phịng ban chức năng của huyện, khối trường mầm non, khối trường tiểu học, khối trường trung học cơ sở, trung tâm truyền thơng văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hành chính cơng, ... Chi NSH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN. Trong đó, chủ yếu tập trung chi cho thanh toán cho cá nhân, do đặc thù của địa bàn hệ số các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương cao ( huyện Đầm Hà có phụ cấp khu vực 0,2; một số địa bàn khó khăn có phụ cấp thu hút 0,5 hoặc 0,3). Chi mua sắm thiết bị văn phòng; mua sắm, sửa chữa tài sản dùng cho chuyên môn tăng nhanh trong vài năm gần đây, khoản chi này khó kiểm soát, dễ xảy ra tiêu cực, thất thốt, lãng phí. Ngun nhân chi tăng qua các năm là do những yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, nhu cầu mua sắm đảm bảo cho hoạt động thường xuyên lớn.

Các đơn vị thuộc khối NSX trên địa bàn gồm: 8 xã và 1 thị trấn. NSX vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN. Ngồi việc chi tiêu đảm bảo hoạt động của cấp chính quyền, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, xã hội ở xã; NSX cịn chi cho các nhiệm vụ chi khác nhằm đảm bảo an sinh xã hội gắn bó trực tiếp với người dân. Chi NSX qua KBNN huyện Đầm Hà nhìn chung tăng qua các năm, riêng năm 2020 giảm do ảnh hưởng dịch Covid 19. Trong đó, nội dung chi đảm bảo hoạt động cho chính quyền

cơ sở chiếm tỷ trọng lớn, kế đến chi tổ chức hội nghị và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các thơn, khu.

Có thể thấy, chi NSĐP có xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2020 giảm (Năm 2017 tăng 45.230 triệu đồng chiếm 14,73% so với năm 2016; năm 2018 tăng 6.970 triệu đồng chiếm 1,98% so với năm 2017; năm 2019 tăng 40.312 triệu đồng chiếm 11,22% so với năm 2018, năm 2020 giảm 29.563 triệu đồng chiếm 7,4% so với năm 2019).

2.3. Thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đầm Hà

2.3.1. Quy trình KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đầm Hà

Hiện tại KBNN Đầm Hà theo QĐ 2899/QĐ-KBNN ngày 15/06/2018 của KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối KSC các khoản chi NSNN tại KBNN cấp huyện khơng có tổ chức phịng.

Quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3. Quy trình KSC thường xuyên NSNN đối với đơn vị giao dịch tại KBNN Đầm Hà

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đầm Hà)

Chú thích:

Trường hợp 1: Đối với các đơn vị giao dịch trực tiếp tại KBNN, quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đầm Hà như sau:

Bước 1: GDV tiếp nhận hồ sơ chứng từ

Khách hàng GDV (KSC) Kế toán trưởng Giám đốc Thủ quỹ 1 5a 2 6 4 3 5b

Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho GDV KBNN. GDV tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ hồ sơ chứng từ, đồng thời phân loại và xử lý.

Đối với công việc phải giải quyết ngay, GDV tiếp nhận và xem xét giải quyết ngay đối với những trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ còn thiếu cần phải bổ sung, hoàn thiện, GDV lập 2 liên phiếu giao nhân hồ sơ với khách hàng, giao một liên cho khách hàng giữ, lưu một liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ.

Đối với những cơng việc có thời hạn giải quyết trên 1 ngày: Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, GDV tiếp nhận và lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, nêu rõ ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ cịn thiếu hoặc phải hồn thiện, GDV lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng và nêu rõ lý do cần hoàn thiện, giao một liên cho khách hàng giữ, lưu một liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ.

Khi khách hàng đến bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, GDV phản ánh việc hoàn thiện vào phiếu giao nhận hồ sơ đã lưu. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì tiến hành giải quyết như trình tự quy định.

Bước 2: KSC theo trình tự thủ tục, trình kế tốn trưởng

GDV kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và sự chính xác của hồ sơ, chứng từ; kiểm tra số dư tài khoản, số dư dự toán, mẫu dấu chữ ký và các điều kiên thanh toán chi trả đối với từng khoản chi. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện chi theo quy định, thực hiện hạch toán kế toán, ký chứng từ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền). Nếu khoản chi không đủ điều kiện chi NSNN, GDV lập thông báo từ chối thanh tốn trình lãnh đạo KBNN ký gửi khách hàng giao dịch.

Bước 3: Kế toán trưởng kiểm sốt, ký chứng từ

GDV trình kế tốn trưởng (hoặc người được ủy quyền) hồ sơ, chứng từ được kiểm soát đã đảm bảo điều kiện thanh toán.

Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm tra nếu đủ điều kiện tạm ứng/ thanh toán sẽ ký và chuyển hồ sơ, chứng từ cho GDV để trình Giám đốc/Phó giám đốc. Nếu khoản chi khơng đủ điều kiện chi NSNN, Kế tốn trưởng chuyển lại

hồ sơ cho GDV lập thông báo từ chối thanh tốn trình ban lãnh đạo KBNN ký gửi khách hàng giao dịch.

Bước 4: Giám đốc/ Phó giám đốckiểm sốt, ký chứng từ

Giám đốc/Phó giám đốc xem xét, nếu đủ điều kiện thì ký chứng từ và chuyển cho cán bộ KSC. Trường hợp khơng đủ điều kiện thì chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho GDV lập thơng báo từ chối thanh tốn gửi khách hàng.

Bước 5: Thực hiện thanh tốn

Trình tự đối với chứng từ chuyển khoản: GDV thực hiện áp thanh tốn trên chương trình TABMIS, chuyển khoản cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện tách chứng từ báo nợ chuyển trả cho khách hàng.

Trình tự đối với chứng từ tiền mặt: GDV thực hiện tách tài liệu, chứng từ KSC và chuyển cho thủ quỹ theo đường nội bộ.

Bước 6. Chi tiền mặt tại quỹ

Thủ quỹ nhận chứng từ chi tiền mặt từ GDV theo đường nội bộ và chi tiền cho khách hàng, sau đó trả 1 liên báo nợ cho khách hàng, trả liên chứng từ còn lại cho GDV theo đường bộ.

Trường hợp 2: Đối với các đơn vị giao dịch điện tử qua trang thơng tin DVC của KBNN, quy trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Đầm Hà như sau:

Bước 1: Trên trang thông tin dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), GDV tiếp nhận và thực hiện KSC theo đúng quy định hiện hành. Trường hợp từ chối thanh tốn, GDV lập thơng báo từ chối thanh tốn, trình lãnh đạo ký số và gửi đơn vị qua trang thông tin DVC. Trường hợp chấp nhận thanh toán, GDV in và ký chứng từ phục hồi và hồ sơ theo quy định, hồn thiện các thơng tin thanh toán cho từng chứng từ trên DVC phù hợp với từng nghiệp vụ thanh toán trên thống Tabmis

Bước 2: GDV trình hồ sơ, chứng từ in phục hồi, chuyển chứng từ trên trang thơng tin DVCTT lên Kế tốn trưởng.

Bước 3: Kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ, chứng từ. Trường hợp đủ điều kiện thanh tốn thì ký chứng từ phục hồi, ký số u cầu thanh tốn trên trang thơng tin DVCTT; chuyển hồ sơ, chứng từ cho GDV trình lên Giám đốc/ Phó giám đốc phụ

trách . Nếu khoản chi khơng đủ điều kiện chi NSNN, Kế tốn trưởng chuyển lại hồ sơ cho GDV lập thông báo từ chối thanh toán và gửi đơn vị giao dịch qua trang thông tin DVCTT.

Bước 4: Giám đốc/ Phó giám đốc phụ trách kiểm sốt hồ sơ, chứng từ. Nếu đủ điều kiện thanh tốn thì ký số yêu cầu toán và ký chứng từ phục hồi; chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho GDV. Trường hợp khơng đủ điều kiện thì chuyển trả hồ sơ, chứng từ cho GDV lập thông báo từ chối thanh toán gửi khách hàng qua trang DVCTT.

Bước 5: GDV thực hiện chạy giao diện chứng từ từ trang thông tin DVCTT vào hệ thống Tabmis. GDV áp thanh toán trên hệ thống Tabmis theo quy định hiện hành. Đối với chứng từ chuyển khoản, rút tiền mặt tại Ngân hàng, GDV thực hiện truyền lệnh thanh toán sang Ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành.Sau đó, GDV thực hiện báo Nợ trên trang thông tin DVC, trả kết quả cho đơn vị. Đối với chứng từ rút tiền mặt tại KBNN, GDV chuyển chứng từ chi cho thủ quỹ.

Bước 6: Thủ quỹ nhận chứng từ chi tiền mặt từ GDV, thực hiện chi trả cho đơn vị giao dịch. Sau đó trả 1 liên báo nợ cho khách hàng, trả liên chứng từ còn lại cho GDV.

Sau một thời gian thực hiện DVC trực tuyến trong KSC thường xuyên có thể thấy quy trình giao dịch đã mang lại nhiều thuận lợi cho công tác KSC NSNN tại KBNN đối với KBNN Đầm Hà và các đơn vị giao dịch. Quy trình nghiệp vụ được cải tiến từ khâu tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng từ và trả kết quả theo hướng nhanh gọn, thuận tiện, góp phần nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm của cán bộ trong việc thực thi công vụ. Hồ sơ được kiểm tra sơ bộ, và phân loại xử lý ngay từ đầu nên được giải quyết nhanh chóng, khách hàng khơng phải đi lại trực tiếp tới KBNN để giao dịch. Đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN thuận lợi trong giao dịch, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN.

Trong q trình thực hiện cơng tác KSC thường xun, KBNN Đầm Hà luôn tơn trọng và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, từ đó tạo điều kiện cho khách hàng chủ động về mặt thời gian, về thủ tục hồ sơ chứng từ khi đến giao dịch với kho bạc, vì vậy hiệu quả trong công tác KSC không ngừng tăng lên. Qua việc thực hiện đúng

quy trình kho bạc và khách hàng sẽ kiểm tra giám sát lẫn nhau, đảm bảo cơng khai minh bạch nhằm phịng chống, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN.

Thời gian kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đầm Hà luôn đúng, và sớm hơn so với quy định; cụ thể thời gian xử lý hồ sơ chứng từ tạm ứng, thanh toán như sau:

- Đối với các khoản tạm ứng: xử lý trong 01 ngày làm việc, kể từ khi KBNN

nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ của ĐVSDNS.

- Thanh toán các khoản thanh toán tạm ứng: chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ khi KBNN nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ của ĐVSDNS (Chính Phủ,2020)

2.3.2.Kết quả cơng tác kiếm sốt chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đầm

2.3.2.1. Kiểm sốt dự tốn được cấp có thẩm quyền giao tương ứng với từng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 52 - 87)