Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)

1.2.6 .Nội dung KSC thường xuyên NSNN qua KBNN

2.1. Giới thiệu về KBNN Đầm Hà

2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu theo kế hoạch 5 năm 2016-2020 của huyện Đầm Hà như sau:

Các chỉ tiêu kinh tế đến năm 2020

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 14,17%/năm (kế hoạch 14%/năm); trong đó:

+ Giá trị sản xuất Nơng, Lâm, Thuỷ sản tăng bình quân 10,74%/năm (kế hoạch 6,5%/năm)

+ Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 15,31%/năm (kế hoạch 15%/năm)

+ Doanh thu Thương mại, dịch vụ tăng bình quân 17,72%/năm (kế hoạch 16%/năm)

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thuỷ sản 39,13% ; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng 28,99%; Thương mại, Dịch vụ: 31,88% (kế hoạch Nông, lâm, thủy sản 51,5%;Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 12,4%; Thương mại, Dịch vụ 36,1%)

- Thu nhập bình quân đầu người 2.620 USD (kế hoạch 2.600 USD)

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 17,5% so với kế hoạch huyện giao; tăng bình quân 27,5% so với kế hoạch tỉnh giao (kế hoạch từ 14% trở lên so với kế hoạch tỉnh giao)

Các chỉ tiêu xã hội đến năm 2020

- Xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về Nơng thơn mới 8/8 xã, huyện Đầm Hà đạt huyện nông thôn mới (kế hoạch 8/8 xã);

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,2% (kế hoạch 85%);

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề đạt trên 80% (kế hoạch 80%). Qua kết quả trên ta thấy, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự quan tâm đặc biệt của trung ương, của tỉnh, sự giúp đỡ của các sở ngành của tỉnh, huyện Đầm Hà đã đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt trên 14%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; thu NSNN trên địa bàn tăng cao so với kế hoạch

tỉnh giao. Văn hố - xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo.

Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực, số hộ nghèo giảm nhanh qua các năm; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân không ngừng được cải thiện. Thị trấn Đầm Hà được công nhận là đô thị loại 5 năm 2012, đến cuối năm 2020, 9/9 xã đã cơ bản đạt tiêu chí nơng thơn mới. Công tác cải cách hành chính ln được quan tâm, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; huyện đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính cơng vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức, doanh

nghiệp và công dân.Công tác thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả nổi bật, một

số dự án được đầu tư vào địa bàn và đã đi vào hoạt động như nhà máy chế biến gỗ Thanh Lâm, Trung tâm sản xuất giống và ni trồng thủy sản Đại Bình, các điểm dịch vụ, thương mại... Một số doanh nghiệp khác cũng đã và đang rất quan tâm, tìm hiểu đầu tư vào một số lĩnh vực huyện có thế mạnh như ni trồng, chế biến nơng sản, phát triển công nghiệp điện, dịch vụ thương mại.

Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2016 – 2020 của huyện Đầm Hà

được thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: các chính sách mới của Đảng, nhà nước và của Tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội được ban hành, cùng với sự quan tâm, lãnh đạo toàn diện, sâu sát, quyết liệt của Tỉnh, của Huyện; sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các Đồn thể chính trị - xã hội huyện, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện; tình hình kinh kế - xã hội của huyện tiếp tục duy trì tốc độ phát triển; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành và tồn xã hội hưởng ứng vào cuộc tích cực. Các hạng mục chỉnh trang đô thị, đặc biệt là một số cơng trình trọng điểm được quan tâm đầu tư. Lĩnh vực du lịch bước đầu hình thành, tạo được những điểm du lịch tiềm năng. Thu hút đầu tư được quan tâm

chỉ đạo quyết liệt được các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư. Cơng tác đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng. Công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt. Cơng tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quân sự quốc phịng địa phương được duy trì, củng cố; Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, cơng chức, viên chức người lao động từng bước được nâng lên. Các chỉ số về cải cách hành chính, sự hài lịng của người dân, doanh nghiệp được nâng cao, thực hiện tốt chủ đề công tác năm của tỉnh, của huyện.

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế-xã hội của huyện Đầm Hà vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn: kinh tế trong nước cịn gặp khó khăn; xuất phát điểm kinh tế, lợi thế cạnh tranh của huyện cịn thấp đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp (rét đậm, rét hại, nắng nóng, mưa lũ) cùng dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi và gần đây là đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của huyện. Tiến độ đầu tư các dự án trên địa bàn còn chậm. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có nhiều đột phá mới. Thu ngân sách trên địa bàn khó khăn, nợ đọng tiền thuế của một số doanh nghiệp, tổ chức còn cao, công tác tuyên truyền một số cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh và của huyện đến nhân dân hiệu quả chưa cao. Phát triển sản xuất trong Chương trình xây dựng nơng thơn mới kết quả triển khai cịn chậm; sản phẩm OCOP sản lượng chưa nhiều, chất lượng chưa ổn định.

Từ những đặc thù trên về huyện Đầm Hà thì cơng tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Đầm Hà cũng bị ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40 - 42)