Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học với việc tiếp nhận các văn bản văn

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 29 - 30)

PHẦN I MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

1.3. Cơ sở lí luận của việc dạy học đọc hiể uở Tiểu học

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học với việc tiếp nhận các văn bản văn

Chủ thể tiếp nhận văn chương trong nhà trường có những đặc điểm tâm lí khác với người tiếp nhận ngồi xã hội. Trước hết là đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Các em có trình độ và độ tuổi tương đối thống nhất, trong khi đó những người bên ngồi xã hội có sự khác biệt nhau về trình độ tri thức và tuổi tác.

Tất cả học sinh trong nhà trường đều tiếp nhận tác phẩm gắn liền với một định hướng nghề nghiệp, nhiệm vụ học tập như nhau, do đó động cơ tiếp nhận của các em rất giống nhau. Còn động cơ của những người ngồi xã hội thì khơng giống nhau.

Nhìn chung, học sinh tiểu học có những đặc điểm tâm lí có lợi cho hoạt động tiếp nhận. Đó là sự nhạy bén trong xúc cảm, tình cảm khi tiếp nhận, là khả năng tưởng tượng linh hoạt, phong phú; ghi nhớ, tái hiện tốt hình tượng nghệ thuật, diễn đạt ý tưởng của mình tương đối tốt. Các em có tính ham học hỏi, tìm tịi sáng tạo, khám phá cái mới để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Dễ hứng thú với những vấn đề mới lạ trong tác phẩm nhất là các tác phẩm văn học nước ngoài.

Năng lực tư duy trừu tượng của học sinh tiểu học phát triển dần, thuận lợi cho những vấn đề mang tính phức tạp. Tuy vậy, các em cũng còn nằm trong lứa tuổi lần đầu đến trường, trở thành học sinh, chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học là chủ đạo nên cũng mau chán với những vấn đề khó khăn khi tiếp nhận tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 29 - 30)