Thiết kế đa dạng các trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 55)

PHẦN I MỞ ĐẦU

2.2.3.Thiết kế đa dạng các trò chơi học tập

B. NỘI DUNG

2.2.3.Thiết kế đa dạng các trò chơi học tập

2.2. Một số biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài

2.2.3.Thiết kế đa dạng các trò chơi học tập

Sử dụng trị chơi học tập trong phần khởi động chính là một phần của việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, góp phần giúp cho người học phát triển các năng lực về ngữ văn và ngơn ngữ, làm thay đổi khơng khí lớp học, thu hút sự chú ý của học sinh tới bài học, góp phần phát hiện, rèn luyện các năng lực từ cá nhân đến tập thể cho học sinh. Muốn tổ chức một tiết dạy học tiếng Việt hiệu quả

hướng tới việc phát triển năng lực cho người học thì việc tổ chức trò chơi học tập ở phần khởi động là vô cùng cần thiết, quan trọng. Người giáo viên có thể sử dụng nó nhằm mục đích kiểm tra bài học cũ hoặc giới thiệu dẫn dắt học sinh tiếp cận với bài học mới. Trong bộ mơn tiếng Việt, trị chơi khởi động được áp dụng ở cả bảy phân mơn. Dù được áp dụng ở phân mơn nào thì việc sử dụng nó vẫn nhằm tới một mục tiêu chung là phát triển khả năng văn học và ngôn ngữ cho học sinh, kích thích, khơi gợi khả năng hứng thú của các em tới buổi học.

Tổ chức trò chơi khởi động khi dạy học tiếng Việt là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, giúp tăng tính hấp dẫn cho bài học và sự tích cực hoạt động của học sinh, giúp học sinh khơi gợi hứng thú, kích thích trí tìm tịi, khám phá của bản thân, dần dần dẫn dắt học sinh hướng tới tiếp cận bài học. Đưa trò chơi vào dạy học đòi hỏi phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định, từ thiết kế, lựa chọn đến cách thức tổ chức sử dụng. Một trò chơi phù hợp bao giờ cũng chịu tác động từ các yếu tố chủ quan và khách quan.

- Nguyên tắc lựa chọn trị chơi phù hợp với từng phân mơn Tiếng Việt Có thể căn cứ vào một số nguyên tắc sau đây để lựa chọn trò chơi học tập.

+ Căn cứ vào đối tượng học sinh

+ Căn cứ vào mục đích sử dụng trị chơi học tập + Căn cứ vào nội dung bài học

+ Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp học - Cách tổ chức trị chơi học tập mơn Tiếng Việt

Khi tổ chức một trị chơi học tập mơn Tiếng Việt thường được tiến hành theo 5 bước như sau:

• Bước 1: Giới thiệu trị chơi:

- Nêu tên trò chơi:

- Hướng dẫn cách chơi (vừa mô tả, vừa thực hành). - Phân chia nhóm chơi (đội chơi)

• Bước 2: Chơi thử (nếu cần) đối với những trò chơi mới, phức tạp GV có thể

cho HS chơi thử trước. Khi đó GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho các đội chơi.

• Bước 3: Nhấn mạnh luật chơi (nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi

thử).

• Bước 4: Chơi thật, xử phạt những người phạm luật chơi.

• Bước 5: nhận xét kết quả trò chơi, nhấn mạnh luật chơi, thái độ của người

tham dự.

• Lưu ý:

+ Thưởng – phạt phải công minh đúng luật, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trị chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của HS.

+ Thưởng những HS, những nhóm tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật và “thắng” trong cuộc chơi. Hính thức : khen ngợi, khích lệ bằng tràng pháo tay…

+ Phạt những HS, những nhóm HS bằng những hình thức đơn giản: chào đội thắng cuộc, kể chuyện vui, hát một bài, múa, nhảy lò cò…

- Những yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt

+ Mỗi trị chơi nói chung được gắn với một phân môn, một bài cụ thể hoặc có những tri thức tổng hợp cho cả một chủ điểm.

Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của của trị chơi có thể thay thế các trị chơi một cách linh hoạt tạo cho GV nhiều cơ hội tổ chức phù hợp đối với đối tượng HS của mình.

+ Các trị chơi thường được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian từ 5 – 10 phút. Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm, dễ kiếm.

+ GV phải hướng dẫn cụ thể cách rồi sau đó các nhóm tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, GV viên phải có nhận xét, khích lệ, khơng để thời gian chơi quá nhiều ảnh hưởng đến giờ học.

+ Khi tổ chức trò chơi Gv phải lưu ý tránh cho HS những phản ánh khơng tích cực và kịp thời sửa chữa (nếu có); lưu ý khuyến khích, động viên, khen thưởng những HS có phản ứng tích cực.

+ Thời gian tổ chức chơi, địa điểm chơi GV phải có sự chuẩn bị kỹ càng và tạo được sự thu hút cuộc chơi, trong q trình chơi ln có khơng khí bình đẳng, tơn trọng nhau.

- Giới thiệu một số trị chơi trong phân mơn Tập đọc + Trị chơi: “Thi đọc tiếp sức”

+ Trị chơi: “Bơng hoa kì diệu” + Trò chơi: “Điền từ đúng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trò chơi: “Biết một câu, đọc cả đoạn” + Trò chơi: “Thả thơ”

+ Trò chơi: “Đi học” + Trị chơi “Họa sĩ tí hon”

+ Trị chơi “Tìm đường cho thỏ con” + Trò chơi “Thỏa sức sáng tạo” + Trị chơi “Đuổi hình bắt chữ” + Trị chơi “Ghép hình”

+ Trị chơi “Nhanh tay nhanh mắt” + Trò chơi “Người sắm vai”

+ Trị chơi “Xử lý tình huống” + Trị chơi “Ta phải làm gì? + Trị chơi “Tiếp sức đồng đội”

+ Trò chơi “Hiểu ý đồng đội” + Trị chơi “Chúng ta là vơ địch” + .....

Ví dụ: Trị chơi: “Thi đọc tiếp sức”

Áp dụng khi dạy bài: Phần thưởng (trang 13,14 – Tiếng Việt 2, tập 1)

• Mục đích: Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh bài Tập đọc, luyện tác phong nhanh

nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau k hi đọc thành tiếng từng vâu nối tiếp.

• Thời gian chơi: 5 – 7 phút • Chuẩn bị:

- Một đồng hồ (bấm thời gian chơi) - Chọn một HS làm trọng tài

• Chọn đội chơi: Chọn 3 đội chơi, mỗi đội có 5 em • Tổ chức chơi:

3 đội chơi lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang, quay mặt về phía các bạn; mỗi thành viên trong đội chơi cầm một quyển SGK đã mở sẵn trang 13 có bài Phần thưởng sẽ thi đọc.

Khi nghe lệnh trọng tài hô “bắt đầu”, người số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh (“Na là một cô bé tốt bụng”). Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 (cạnh vị trí của người số 1) mới được đọc tiếp câu thứ 2 (“Ở lớp, ai cũng mến em”)…cứ như vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chư chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến người số 1đọc – người số 2 đọc…cho đến hết bài thì dừng lại. Trọng tài tính thời gian và ghi số phút đọc xong tồn bài của từng nhóm.

Trọng tài cùng các nhóm theo dõi bạn đọc cùng nhận xét và tính điểm “thi tiếp sức” như sau: mỗi câu văn đọc chính xác, đúng quy định được 1 điểm; khơng được tính điểm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu.

+ Đọc tiếp câu sau khi người đọc câu trước chưa xong. + Đọc liền hai câu trở lên.

Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả về thời gian đọc và điểm số của từng nhóm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất (ít hoặc khơng mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm đó giành phần thắng trong cuộc thi “đọc tiếp sức” theo sách.

• Thưởng – phạt:

+ Đội thắng: Được GV tuyên dương trước lớp bằng một tràng pháo tay.

+ Đội thua: Xếp thành hàng, bắt chước tiếng kêu của các lồi động vật vật: mèo, gà, lợn…

• Lưu ý:

- Trong khi chơi, nếu người đọc câu trước lỡ đọc sang câu sau một vài tiếng rồi mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc lại từ đầu câu mà mình phải đọc, cả nhóm sẽ bị kéo dài thêm về mặt thời gian.

- Trò chơi được sử dụng ở tất cả các tiết Tập đọc. GV có thể thay đổi các bài Tập đọc khác nhau để tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung và đối tượng HS.

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 55)