Phân tích nội dung dạy học về văn bản văn học nước ngồi trong chương trình Tiểu

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 30)

PHẦN I MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

1.3. Cơ sở lí luận của việc dạy học đọc hiể uở Tiểu học

1.3.2. Phân tích nội dung dạy học về văn bản văn học nước ngồi trong chương trình Tiểu

chương trình Tiểu học

Về thể loại

Các tác phẩm VHNN được đưa vào chương trình tiểu học thường là những tác phẩm ngắn mang dáng dấp những câu truyện cổ dân gian, truyện cổ viết lại. Hai thể loại phổ biến là truyện (gồm các trích đoạn, truyện ngụ ngôn, truyện ngắn hiện đại) và thơ (thơ ngụ ngôn hoặc thơ hiện đại).

Ngay trong các tác phẩm văn xuôi, số lượng các tác phẩm theo thể loại cũng khơng đồng đều, truyện cổ tích chiếm đa số ở lớp 1; từ lớp 2 đến lớp 5, bên cạnh

các truyện ngắn có xen kẽ một số truyện ngụ ngơn, truyện cười. Sự bố trí khơng cân đối về thể loại này xuất phát từ sự phù hợp với thực tiễn nhận thức của lứa tuổi Tiểu học. Ở lớp 1, học sinh đang cần được phát triển về ngơn ngữ, đang có nhu cầu khám phá thế giới của những điều kì diệu; ở lớp 2 đến lớp 5, các em từng bước được làm quen với các thể loại phức tạp hơn, được tiếp xúc với các tác giả của nhiều nước, nhiều nền văn học, nội dung giáo dục của các câu chuyện cũng phức tạp và sâu sắc hơn.

Tương tự như thế, về phân môn giảng dạy, ở lớp 1, khi các em còn nhỏ, năng lực tư duy chưa phát triển, nhận thức về cái hay và cái đẹp của văn chương hầu như chưa có, thì kể chuyện chính là hình thức phù hợp để bước đầu đưa các em vào thế giới của những điều kì diệu này. Các câu chuyện qua lời kể của GV sẽ có sức lơi cuốn, hấp dẫn hơn, kích thích sự tưởng tượng và niềm say mê tìm tịi khám phá của các em. Lớp 2 và lớp 3, khi vốn Tiếng Việt của các em bớt nghèo nàn, bắt đầu có khả năng nhận thức, đánh giá các sự kiện, hiện tượng theo ý kiến của riêng mình thì việc để các em tự thể hiện những cảm nhận riêng qua việc tập đọc diễn cảm là cần thiết. Tùy theo sự cảm nhận riêng của mình, các em sẽ thể hiện các cảm xúc khác nhau. Đến lớp 4, 5, vai trò mở của dẫn dắt của cơ giáo đã được giảm bớt, các em đã có thể tự bước vào thế giới huyền diệu của các tác phẩm văn chương theo cách của riêng mình. Vì là năm cuối cấp, chuẩn bị bước sang một cấp học mới, với những nội dung kiến thức cần tiếp nhận rộng hơn, sâu hơn, nên số tác phẩm văn học nước ngoài cũng được giảm thiểu, và thay bằng giờ Tập đọc - Kể chuyện là các giờ Tập đọc, thay bằng sự tiếp nhận có sự dẫn dắt của giáo viên là sự tiếp nhận chủ động của học sinh có sự điều chỉnh, gợi mở của giáo viên. Quan sát bố cục và sự sắp xếp các tác phẩm văn học nước ngoài theo lớp và phân mơn như thế, phần nào có thể hình dung được ý đồ của các nhà biên soạn sách. Việc lựa chọn thể loại nào, tác phẩm nào, giảng dạy ở phân môn nào ở từng lớp, ngoài việc phải phù hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuổi, cịn phải bảo đảm tính hài hoà, gắn kết với các tác phẩm văn học thiếu nhi trong nước khác được giới thiệu và giảng dạy.

Về chủ đề tác phẩm

Tính phù hợp lứa tuổi, trình độ nhận thức của đối tượng tiếp nhận ln là tiêu chí tối cao cho việc lựa chọn tác phẩm để đưa vào chương trình dạy và học. Hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, bước đầu nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Tiểu học phụ thuộc vào yếu tố này. Dạy văn ở Tiểu học là dạy theo chủ điểm. Bởi thế, các nhà biên soạn, khi lựa chọn giới thiệu, giảng dạy các tác phẩm văn học trong nước và nước ngồi trong chương trình Tiểu học đều quan tâm trước hết đến ý nghĩa giáo dục của nó.

Về ngơn ngữ

- Ngắn gọn, súc tích, đơn giản, khơng cầu kì, rườm rà phù hợp với độ tuổi bậc Tiểu học, nhiều đoạn có chất văn học cao.

- Ngôn ngữ miêu tả được sử dụng khá nhuần nhuyễn, tự nhiên, tái hiện được hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người và vật một cách trong sáng, sinh động, giàu cảm xúc, gần gũi với sự cảm nhận ngây thơ, hồn nhiên của tuổi thơ, phát huy được óc tưởng tượng phong phú của các em.

- Giúp học sinh tiểu học phát triển vốn từ vựng qua các đề tài phong phú, đa dạng gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các em.

Bảng 1: Hệ thống nội dung các tác phẩm VHTN NN ở chương trình Tiểu học

LỚP 1

STT TÊN TÁC PHẨM NỘI DUNG

1 Cô bé trùm khăn đỏ Khuyên dạy các bạn nhỏ phải biết nghe lời cha mẹ, không được ham chơi.

2 Bông hoa cúc trắng Ca ngợi sự hiếu thảo của cô con gái nhỏ. 3 Cô chủ khơng biết

q tình bạn

Khun các bạn nhỏ phải biết quý trọng tình bạn.

LỚP 2

STT TÊN TÁC PHẨM NỘI DUNG

1 Phần thưởng Ca ngợi đức tính tốt bụng của bạn nhỏ, luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.

2 Mít làm thơ Khun răn các bạn nhỏ khơng được khốc lác, phải ln chịu khó ham học hỏi.

3 Bím tóc đi sam Khun răn bạn nhỏ không được trêu ghẹo các bạn nhỏ trong lớp , phải biết đối xử tốt với bạn bè

4 Chiếc bút mực Ca ngợi bạn nhỏ biết quan tâm và nhường nhịn cho bạn cùng lớp.

5 Bông hoa niềm vui Ca ngợi sự hiếu thảo của bạn nhỏ dành cho bố mẹ của mình.

6 Hai anh em Ca ngợi tình cảm anh chị em trong gia đình dành cho nhau.

7 Thêm sừng cho ngựa

Ca ngợi sự hồn nhiên ngây thơ của em bé lần đầu tiên vẽ.

8 Chim sơn ca và bông cúc trắng

Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết yêu quý thiên nhiên, cây cỏ, chim muông.

9 Những quả đào Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bạn nhỏ, phải biết quan tâm chia sẻ với người khác.

LỚP 3

STT TÊN TÁC PHẨM NỘI DUNG

1 Ai có lỗi Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết quan tâm chia sẻ vui buồn.

2 Bài tập làm văn Khuyên răn các bạn nhỏ phải biết làm những việc phù hợp với sức của mình. Đã nói là phải thực hiện.

3 Các em nhỏ và cụ già

Khuyên răn các bạn nhỏ trong cuộc sống phải biết quan tâm, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

4 Buổi học thể dục Ca ngợi tinh thần vượt khó của bạn nhỏ bị khuyết tật. Cho dù mọi khó khăn cũng phải vượt quá.

LỚP 4

STT TÊN TÁC PHẨM NỘI DUNG

1 Người ăn xin Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bạn nhỏ, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với người khác.

2 Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca

Khuyên răn các bạn nhỏ không được ham chơi, phải hồn thành cơng việc được giao.

3 Ở vương quốc tương lai

Trí tưởng tượng phong phú của các bạn nhỏ khi ước mơ về tương lai.

4 Những chú bé khơng chết

Ca ngợi lịng dũng cảm của những chú bé trong cuộc chiến tranh với những tên phát xít

5 Ga-vrốt ngồi chiến luỹ

Ca ngợi tấm lòng dũng cảm của chú bé Gavrốt.

6 Có một lần Khuyên răn các bạn nhỏ không được dối trá trong mọi hoàn cảnh.

LỚP 5

STT TÊN TÁC PHẨM NỘI DUNG

1 Chuỗi ngọc lam Ca ngợi tình cảm của những con người sống trong cộng đồng.

2 Một vụ đắm tàu Ca ngợi tình cảm bạn bè thân thiết của cá bạn nhỏ, sẵn sàng xả thân vì bạn.

3 Lớp học trên đường Ca ngợi lòng ham học của cậu bé mồ côi.

1.3.3. Thực trạng dạy học đọc - hiểu các văn bản văn học nước ngồi trong chương trình Tiểu học hiện nay

Thực trạng dạy học văn ở trường Tiểu học

Những năm gần đây do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục đã liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp dạy học. Các buổi hội thảo chuyên đề, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học, các đợt thao giảng đã được tổ chức, được sự ủng hộ nhiệt tình của đơng đảo giáo viên Tiểu học và thu hút được sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu giáo dục, cán bộ giảng dạy. Qua đó, các phương pháp giảng dạy truyền thống như giảng giải, đàm thoại trực quan thực hành ôn luyện được cải tiến, vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học.

Tuy nhiên những điều đó vẫn chưa vượt khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào nếp tư duy của nhiều thế hệ giáo viên, là hướng vào họat động của người dạy tạo ra sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh.

Giáo viên giảng dạy kiến thức đã được ổn định trong chương trình sách giáo khoa chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải cịn học sinh thì thụ động tiếp thu kiến thức. Đơi khi thầy có đàm thoại hay đưa ra các ví dụ trực quan thì cũng chỉ nhằm cho trị hiểu được, nhớ được lời thầy giảng để làm được bài tập thầy

ra.

Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào chương trình và tài liệu học có sẵn được thiết kê thiên về lý thuyết theo một hệ thống chặt chẽ chung cho mọi học sinh, chung cho mọi hồn cảnh. Hoạt động của thầy và trị giới hạn trong bốn bức tường, lấy bàn giáo viên và bảng đen làm trọng tâm thu hút sự chú ý của mọi học sinh. Học sinh học tập thụ động, tư duy không được vận hành để chủ động nắm lấy tri thức nên tri thức tiếp thu được khơng vững. Tính thụ động lâu dần thành thói quen sẽ hạn chế trình độ phát triển tư duy, phát triển nhận thức. Học sinh không được chuẩn bị đúng mực để hoạt động độc lập và sáng tạo, khó thích ứng với u cầu học tập cao hơn ở các lớp trên, càng khó thích ứng với hoạt động mn màu mn vẻ của cuộc sống sau nay. Năng lực cá nhân của học sinh khơng có điều kiện bộc lộ phát triển nên hứng thú học tập bị giảm sút.

Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học truyền thống là đề cao hoạt động của người thầy: thầy truyền thụ kiến thức chủ yếu bằng phương pháp thuyết trình, giảng giải, học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ.

Chúng tôi đã từng được dự nhiều tiết hội giảng và đã học tập được khá nhiều kinh nghiệm. Trong một tiết hội giảng bài Tập đọc “Người ăn xin”, những người dự có ấn tượng tốt về cơ giáo hơn là về học sinh của cô. Cơ dun dáng, giọng nói, giọng đọc truyền cảm. Cơ chuẩn bị bài công phu: lời vào bài hấp dẫn, có đàm thoại, nhưng phương pháp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải và áp đặt cách hiểu của cơ cho học trị. Ý của các đoạn văn được cơ nói và viết sẵn lên bảng. Học sinh chỉ diễn giải khi tìm những từ ngữ chứng minh cho các ý này. Có thể chọn cách dạy làm học sinh phải động não tích cực hơn, nếu cơ yêu cầu các em đọc và tự khái quát hóa chi tiết để đến được các ý. Nhiệm vụ này học sinh có thể làm được vì nội dung văn bản đơn giản. Theo cách này cũng không mất nhiều thời gian nếu có những câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Tốt nhất là cô giáo dùng phiếu để mỗi em được viết ý của mình, sau đó được nói nhanh trước lớp để cả lớp chọn nhanh được một khái quát hóa đúng đắn.

với các em, nhưng phần lớn những từ ngữ này do cơ đặt ra và tự giải thích. Mặc dù cơ giải thích rất hay và giải thích như nhiều khi là cần nhưng cô giáo chưa học sinh đặt câu với những từ ngữ này để các em nắm vững hơn những từ ngữ này ở mức có thể ứng dụng trong giao tiếp và học tập.

Trong giờ học có đàm thoại giữa cơ giáo và học sinh, có lúc cơ cịn u cầu học sinh đặt câu hỏi để khai thác đoạn 1, nhưng sau đó cơ tiếp tục mạch thuyết giảng. Như vậy việc cố gắng phát huy tính tích cực của học sinh vẫn chỉ là hình thức và bản chất của giờ dạy vẫn là dạy học truyền thống: thầy giảng, trò nghe. Giờ học thành cơng theo quan niệm cũ, vì học sinh được đọc và xúc động với bài văn, nhưng xúc động này có được là do lây cảm xúc của cô giáo nhiều hơn do cách tổ chức học văn bản đã gợi lên trong lòng học sinh những suy nghĩ, xúc động giúp cho các em bộc lộ những suy nghĩ xúc động ấy qua đọc, nghe, nói, viết để những gì học sinh có được sẽ đọng lại mà khơng dễ trôi đi.

Những hiện tượng như trên có thể thấy trong thực tiễn giảng dạy ở mọi trường Tiểu học. Như vậy có thể nói, phương pháp dạy văn ở Tiểu học hiện nay chưa phải là dạy văn chương nghệ thuật, khi hiểu biết về đối tượng cần dạy của giáo viên chưa sâu, phương pháp dạy cũ kỹ, chỉ chú trọng hoạt động của thầy, coi nhẹ hoạt động của trò, nhân cách của trò chưa được thừa nhận như nhân cách của một cá thể độc lập. Đó là sai lầm căn bản vì cảm thụ văn chương phải là những rung động rất riêng của mỗi người, không thể đem những suy nghĩ, xúc động của người này áp đặt cho người khác .

Như vậy, trái với bản chất dạy văn là giúp trẻ em biết cảm thụ, suy tư về thế giới trên cơ sở của một tâm hồn mộc mạc chân thực, lối dạy văn này làm cho các em khơng chỉ nói theo mẫu, nói theo người khác mà cịn nói cho hay, cho đẹp, dù sai sự thật.

Phát triển lí luận giảng dạy văn chương theo quan điểm đổi mới để góp phần đổi mới tư duy và phương pháp dạy học văn trong nhà trường các cấp, trong đó có nhà trường Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục chung của cả tập thể lớp, đồng thời tôn trọng nhân

cách, năng lực của cả người dạy lẫn người học là cần thiết, dù sự đổi mới đó phải đồng bộ và là cả một quá trình dài lâu.

Tình hình giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài trong trường Tiểu học

Văn học nước ngồi là một phần hay và khó. Văn học nước ngồi hay vì các tác phẩm đã được chọn lựa trong kho tàng văn học thế giới. Văn học nước ngoài giúp cho các em hiểu biết về nhiều nền văn hóa, nhiều kiến thức bổ ích, mới mẻ và lý thú.

Văn học nước ngồi khó tiếp cận vì phải thơng qua bản dịch và vì ít nhiều còn xa lạ, chưa quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ, với tâm lý, tâm hồn của người Việt. Bản thân người dạy đã thấy khó, người học cịn khó hơn, vì lần đầu tiên các em mới được tiếp xúc với một nền văn hóa, với các tác phẩm của một dân tộc khác mà chưa biết, chưa có bất cứ sự chuẩn bị gì để tiếp nhận nó. Khoảng cách lớn về không gian, thời gian, tâm lý cảm thụ, tiếp nhận này dài hay ngắn, rộng hay hẹp, nơng hay sâu… phụ thuộc hồn tồn vào năng lực, vai trị của người dạy.

Nhiều giáo viên khi giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngồi đã khơng tạo được sự khác biệt so với việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân tộc. Kiến thức văn học nước ngồi rất rộng: từ cổ chí kim, từ đơng sang tây; các địa danh, các tên nhân vật thường khó đọc, khó nhớ. Tuy nhiên, văn học nước ngồi, như đã nói, mang tinh hoa, bản sắc văn hóa, tư tưởng, tâm hồn của các dân tộc khác nhau trên thế giới, lại là khối kiến thức mới mẻ, hấp dẫn và không bao giờ bị trùng lặp, nhàm chán. Người giáo viên có thể khơng cần am hiểu quá cặn kẽ và sâu sắc về

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 30)