PHẦN I MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
2.2. Một số biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài
2.2.1. Kết hợp sáng tạo giữa hình ảnh và lời nói
Khi giảng dạy lứa tuổi tiểu học, người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để truyền đạt kiến thức cho học sinh nhưng nếu chỉ sử dụng lời nói thì người giáo viên lại nghiêng về thuyết trình, gây cảm giác nhàm chán và khơng tập trung chú ý ở học sinh, nhất là học sinh tiểu học - lứa tuổi khả năng chú ý, tập trung chưa cao. Vì vậy để tránh sự nhàm chán trong giảng dạy cũng như thu hút sự tập trung của học sinh, người giáo viên cần có sự kết hợp giữa hoạt động dùng lời và tổ hợp hình ảnh sáng tạo hay chính là sử dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học.
Về khái niệm, ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ số 49-NQ/CP ngày 4/8/1993: “Cơng nghệ
thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Từ những cách khái niệm và định nghĩa cho thấy: nói đến cơng nghệ thơng tin không đơn thuần và thông thường là nói đến máy tính, máy chiếu và những phần mềm tương ứng mà hơn hết là các quan điểm và phương pháp khoa học khai thác, xử lí và sử dụng nguồn tri thức của nhân loại.
Đối với việc dạy học đọc - hiểu những VB VHNN, việc phối kết hợp giữa hình ảnh sáng tạo và hoạt động dùng lời sẽ hỗ trợ người dạy và người học ở những điểm nổi bật sau:
- HS nắm được cốt truyện và các yếu tố cấu thành nên VB một cách trực quan, sinh động, ấn tượng, bền vững.
Chẳng hạn, để HS có những hiểu biết khái quát nhất về “Người ăn xin”, GV có thể sử dụng các sơ đồ giới thiệu thành tựu nổi bật mà nhà văn đạt được khi xây dựng thành cơng nhân vật với các tính cách điển hình.
- Hình dung được cấu trúc và các mối quan hệ trong nội tại của VB cũng như giữa văn bản này với các yếu tố bên ngoài một cách dễ dàng hơn, từ đó góp phần phát triển tư duy cũng như khả năng liên tưởng, tưởng tượng cho người học.
Ví dụ: Khi dạy “Những chú bé khơng chết” của, GV có thể cung cấp thêm những thông tin hay khung cảnh về cuộc chiến tranh xâm lược khốc liệt ở Liên Xô lúc bấy giờ.
Hay, GV có thể cung cấp thêm nhiều tư liệu, hình ảnh về cuộc chiến tranh hạt nhân trong “Những con sếu bằng giấy”.
Bên cạnh đó, GV cũng có thể lồng ghép những đoạn phim được dựng nên từ những tác phẩm như “Một vụ đắm tàu”, “Ga-vrốt ngoài chiến luỹ”
- Cập nhật được những tri thức đọc - hiểu mới phù hợp với đặc thù VB, giúp HS tiếp nhận tác phẩm một cách chủ động và có phương pháp, có kĩ năng hướng tới mục tiêu hình thành năng lực.
Ví như, khi dạy văn bản VHNN GV có thể cung cấp thêm những tác phẩm khác cùng chủ đề, hay những tác phẩm của cùng tác giả, hoặc cung cấp những địa chỉ tham khảo cho HS tự học thêm (Webquest)
Như vậy, công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ để việc dạy học VB đáp ứng được các mục tiêu dạy học nói chung cũng như nhấn mạnh, làm nổi rõ được các đặc trưng thể loại của văn bản đọc hiểu.
Tuy nhiên tùy từng bài học của học sinh để chúng ta sử dụng các biện pháp hợp lí khi đưa tranh ảnh vào để giải thích cho học sinh đúng từ, đúng nghĩa, giúp học sinh lựa chọn chính xác các tình huống và hồn cảnh để cân nhắc thận trọng và nghiêm túc ý thứ sử dụng ngơn ngữ.
Ví dụ: Bài Tập đọc “Phần thưởng” ( Tiếng Việt 2, tập 1) có câu: “Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm”
Khi hướng dẫn luyện đọc, GV không đọc liền mạch: “Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, /các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì có vẻ bí mật lắm”. Cũng khơng đọc: “Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp/ túm tụm /bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm”.
Cần nhấn mạnh giọng: “Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì/ có vẻ bí mật lắm”
Khi luyện đọc câu văn này, HS có thể sẽ đưa ra từ khó hiểu như: túm tụm, bàn bạc. Sau khi giải thích bằng lời nói, giáo viên có thể treo tranh, ảnh hay chiếu slide về hình ảnh các bạn học sinh đang dồn sát vào nhau, họp lại cùng một chỗ để nói chuyện.
Ví dụ: Ở bài Ai có lỗi (Tiếng Việt 3, tập 1) 2.Luyện đọc
a. GV đọc mẫu toàn bài
- GV hướng dẫn cách đọc: GV nêu ngắn gọn cách đọc toàn bài, giọng đọc thong thả, phân biệt giọng của 3 nhân vật, nhấn giọng ở một số từ thể hiện hành động, tâm trạng của nhân vật.
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK