Vận dụng sinh động giữa dạy học tích hợp và cảm thụ văn học

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 63 - 66)

PHẦN I MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

2.2. Một số biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài

2.2.6. Vận dụng sinh động giữa dạy học tích hợp và cảm thụ văn học

Dạy học tích hợp là một phương pháp rất mới, đang được áp dụng ở rất nhiều nơi với nhiều cấp học, lớp học khác nhau. Dạy học tích hợp có thể rèn cho học sinh nhiều kỹ năng như đọc, hiểu, nhanh nhẹn, sáng tạo, tích cực chủ động,...

Khi đọc một tác phẩm văn học, học sinh khơng chỉ hiểu mà cịn cần cảm thụ được, nắm bắt được những ý, những cảm xúc của tác phẩm văn học đó. Nếu chỉ đơn thuần dạy học theo phương pháp truyền thống thì học sinh không thể cảm thụ được tác phẩm văn học vì vậy người giáo viên khi dạy cần vận dụng quan điểm tích hợp để nâng cao khả năng cảm thụ của học sinh.

Tích hợp trong dạy học các phân môn là một xu thế giáo dục khá phổ biến, một nhu cầu tất yếu hiện nay ở các trường phổ thơng. Mục đích của vấn đề này là tăng cường thêm kiến thức, rèn kỹ năng cơ bản nhằm giúp người học tích lũy thêm kiến thức tăng cường khả năng nghiệp vụ. Hình thức tích hợp này nếu được vận dụng linh hoạt sẽ góp phần giúp học sinh thực hiện quá trình học tập một cách đầy đủ, hệ thống và nâng cao năng lực cảm thụ văn học. Đồng thời, tác giả đã đưa ra những định hướng tích hợp cơ bản trong dạy học đọc để góp phần rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh, như hướng dẫn học sinh “phải đọc đi đọc lại câu chuyện, phải suy nghĩ về những nhân vật, cùng đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư số phận, lựa chọn ngôn ngữ, các yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt điệu bộ cử chỉ, khiêu gợi, tạo cho học sinh nhu cầu được bộc lộ suy nghĩ của mình, được kể, tạo hồn cảnh cơ hội cho học sinh thực hành bằng hệ thống câu hỏi, bài tập, biết động viên khích lệ, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia, hợp tác, …

Ví dụ: Bài tập đọc Người ăn xin (TV 4-T1)

Khi dạy bài tập đọc này, giáo viên cần kết hợp giữa các bài học về giá trị đạo đức, những hình ảnh, những kiến thức xã hội để từ đó rút ra bài học cho bản thân, đó là:

+ Những biểu hiện của tình u thương và sự cảm thông: quan tâm, chia sẻ, giúp

đỡ,…

+ Tình yêu thương và sự cảm thông giúp con người gần gũi và gắn bó với nhau hơn, giúp họ có thêm động lực, thêm niềm tin để sống, làm việc và cống hiến. + Yêu thương và cảm thông là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy yêu thương và tôn trọng những người nghèo khổ, khơng phân biệt hồn cảnh, địa vị xã hội của con người.

+ Hãy tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình, sống tốt hơn, có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện tình yêu thương và sự đồng cảm giữa con người với con người.

Kết hợp dạy Tập đọc với các môn học khác như luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn,… giúp học sinh nắm được nội dung của chủ điểm đó. Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc và các phân môn khác của tiếng việt đều thuộc cùng một chủ điểm trong một tuần có tác dụng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau vì vậy việc tích hợp lồng ghép các phân mơn này là rất cần thiết.

Ví dụ: Về mở rộng vốn từ:

Ở bài “Ai có lỗi”, khi giảng từ “hối hận” hay từ “can đảm”, giáo viên cho học sinh đặt hai câu có các từ này. Tùy theo sự hiểu biết của các em, trong q trình dạy có thể giáo viên cho các em đặt câu có các từ đó bằng cách lấy trong bài đọc. Sau khi tiến hành như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh các trường hợp cần dùng từ “hối hận” và “can đảm” trong các văn cảnh khác. Học sinh hiểu được các từ này qua văn cảnh thì các em sẽ nhớ và sử dụng từ tốt hơn.

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt hơn bằng cách:

+ Cho học sinh phát hiện các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn, bài để nhằm nhấn mạnh điều nào đó.

+ Hướng dẫn học sinh phát hiện những kết hợp bất thường để hiểu dụng ý tác giả. + Dạy cho học sinh các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng đúng ý, đúng chỗ, sáng tạo và độc đáo ấy nói lên điều gì.

Kết luận chương 2

Như vậy, ở chương 2 chúng tôi đã đề xuất sáu định hướng để tiến hành thực nghiệm dạy học đọc - hiểu VB VHNN cho học sinh TIểu học:

Một, kết hợp sáng tạo giữa hình ảnh và lời nói

Hai, sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan với chủ đề bài học Ba, thiết kế đa dạng các trò chơi học tập

Bốn, . tổ chức phong phú các hình thức dạy học tích cực Năm, sử dụng phiếu học tập

Sáu, vận dụng sinh động giữa dạy học tích hợp và cảm thụ văn học

Bên cạnh đó, trong một giờ dạy học đọc - hiểu các VB VHNN cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và phương tiện dạy học. Sự phối các biện pháp dạy học khác nhau một cách phù hợp, linh hoạt sẽ phát huy được sức mạnh và giảm thiểu, loại bỏ những hạn chế của từng biện pháp riêng lẻ, tạo nên một giờ học lôgic, khoa học, vừa cảm xúc, tươi mới, phù hợp với đặc trưng bài học, môn học. Những biện pháp dạy học mà chúng tôi đề xuất là những biện pháp dạy học chung cho tất cả các môn học. Nhưng đây đều là những biện pháp được chú ý thực hiện để khai thác những yếu tố đặc trưng của các VB VHNN cũng như đáp ứng được tinh thần và mục tiêu của dạy học đổi mới.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Biện pháp dạy học đọc hiểu các văn bản văn học nước ngoài cho học sinh tiểu học (Trang 63 - 66)