CHƯƠNG 4 NĂNG LƯỢNG MỚI SỬ DỤNG TRÊN ÔTÔ
4.2. Nhiên liệu khí thiên nhiên nén CNG, hóa lỏng LPG
4.2.3.2. Thiết kế lắp đặt hệ thống LPG trên động cơ 1TR-FE
Hình 4. 8: Sơ đồ bố trí hệ thống cung cấp LPG cho động cơ 1TR-FE
1: Họng khuếch tán; 2: Bướm gas; 3: Ống góp nạp; 4: Đường ống cấp LPG cho động cơ; 5: Bộ hóa hơi; 6: Van điện từ; 7: Van điện từ của lọc gas; 8: Đường ống cấp LPG cho bộ hóa hơi; 9: Bình chứa; 10: Đường ống nạp; 11: Van nạp; 12: Cụm van bình chứa; 13: Đường ống mạch khơng tải và làm đậm; 14: Gíc lơ khơng tải; 15: Van khơng tải; 16,18: Gíc lơ làm đậm; 17: Solenoid số 1; 19: Solenoid số 2
• Nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp LPG cho động cơ:
Tỉỡ hồi bỗnh xng 18 19 17 16 14 15 13 11 12 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
46 Trong q trình làm việc của hệ thống gas thì các van điện từ (6), (7), van trên cụm van bình chứa đều được mở. Khi bật khoá điện van điện từ của cụm van bình chứa (12) được cấp điện và mở ra cho dịng gas lỏng từ bình chứa cao áp đi vào đường ống (8). Trong quá trình làm việc của động cơ thì trong đoạn đường ống (8) này ln ln có gas lỏng. Lúc đó đồng thời van điện từ của lọc gas (7) cũng được mở ra cấp gas lỏng cho bộ hoá hơi. LPG lỏng vào trong bộ hố hơi qua buồng hố hơi sau đó qua van điện từ (6), vào buồng giảm áp xuống 0,65bar để cấp cho các chế độ làm việc của động cơ.
Hệ thống cung cấp gas chính: Gas đi từ bình chứa cao áp (9) qua cụm van bình chứa (12), đi vào đường ống (8), qua lọc (7) cung cấp cho bộ hoá hơi (5), lúc này van điện từ (6) mở ra cấp gas ở dạng khí cho buồng giảm áp, gas từ bộ hoá hơi (5) qua ống cấp gas (4) cho động cơ qua họng khuếch tán (1). Màng của buồng giảm áp hoạt động nhờ độ chân không tại họng khuếch tán. Lượng gas cấp vào phụ thuộc độ chân không tại họng tức là phụ thuộc vào từng chế độ làm việc của động cơ. Ta cũng có thể thay đổi lượng gas cấp cho động cơ bằng cách điều chỉnh vòi phun trên họng khuếch tán để đảm bảo khi chuyển chế độ thì động cơ vẫn làm việc bình thường. Điều chỉnh bằng cách chọn vị trí thích hợp là lúc đó động cơ làm việc bình thường.
Hệ thống không tải: Kết cấu của bộ hóa hơi là có mạch khơng tải cấp vào cùng mạch chính. Nhưng trong q trình lắp đặt thì ta khơng sử dụng mạch khơng tải của bộ hóa hơi sẵn có mà mạch khơng tải hoạt động riêng. Trong q trình hiệu chỉnh ta điều chỉnh sao cho ở chế độ không tải màng của buồng giảm áp không làm việc. Nên khi ở chế độ không tải độ chân không tại họng khơng đủ để hút khí gas từ buồng giảm áp qua. Lúc đó độ chân khơng sau bướm ga lớn nên hệ thống không tải hoạt động. Van không tải (15) cũng hoạt động nhờ độ chân không sau bướm ga. Lúc này dịng khí gas được lấy từ bộ hố hơi đi vào đường ống (13), qua van không tải nhờ độ chân khơng mở ra, gas đi qua gíc lơ khơng tải (14) sau đó được cấp vào đường ống góp nạp và nạp vào động cơ.
Hệ thống làm đậm: Khi tốc độ động cơ càng cao, hay tăng tải. Khi độ mở bướm ga đạt 30% thì Solenoid 1 (17) nhận tín hiệu từ cảm biến vị trí bàn đạp chân ga, Solenoid này mở ra và cho dịng khí gas cấp vào cho động cơ nhờ độ chân khơng ở sau vị trí bướm ga lúc này lớn. Dịng khí gas được lấy từ buồng hố hơi (5), qua đường ống (13) sau đó qua Solenoid 1 (17),
47 đến gíc lơ làm đậm (16) rồi cấp vào cho động cơ. Nếu tốc độ động cơ càng tăng khi bướm ga đạt 60% độ mở thì Solenoid 2 (19) nhận tín hiệu từ cảm biến vị trí bàn đạp chân ga, Solenoid 2 (19) mở ra cho dịng khí cấp vào cho động cơ. Lúc này dịng khí gas được trích từ bộ hố hơi đi vào đường ống (13), qua Solenoid 2 (19) sau đó đi qua gíc lơ (18) rồi cấp cho động cơ. Q trình nạp LPG lỏng vào bình chứa qua van nạp (11), qua đường ống nạp (10) sau đó qua cụm van của bình chứa rồi vào bình chứa. Lúc LPG lỏng nạp vào trong bình đạt 80% thể tích của bình chứa thì van an tồn trên cụm van bình chứa sẽ tự động đóng lại khơng cho nạp thêm LPG lỏng vào bình nữa.