Xu hướng phát triển trong tương lai

Một phần của tài liệu Năng lượng mới sử dụng trên ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 132 - 134)

Với các hãng xe, việc phát triển xe điện đã trở thành tầm nhìn chiến lược, đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng thị phần. Toyota - hãng xe hàng đầu Nhật Bản đã tuyên bố kế hoạch điện hóa hoàn toàn các dòng xe của hãng này vào năm 2025. Trong khi đó, General Motors - “ông lớn” trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu cũng tuyên bố sẽ cho ra đời 20 mẫu xe điện mới từ nay tới năm 2023. Cam kết mạnh mẽ hơn, Volvo - hãng xe lâu đời của Thụy Điển cũng tuyên bố kể từ 2019, tất cả các mẫu xe mới sẽ chỉ là xe điện hoặc xe chạy lai-ghép (hybrid).

Để đáp ứng được sự phát triển mạnh của xe điện, cần sớm phát triển kết cấu hạ tầng đi kèm, cụ thể là hệ thống trạm sạc. Tập đoàn Engie (Pháp) đã mua lại EV-Box, một công ty khởi nghiệp của Hà Lan về cung cấp công nghệ và hạ tầng sạc cho xe điện. Tập đoàn Enel (Italia) - đơn vị chuyên cung cấp năng lượng sạch trên toàn cầu - cũng vừa mua lại EMotorWerks, một công ty hàng đầu thế giới về trạm sạc lưới điện thông minh. EmotorWerks hiện đang sở hữu trên 30.000 trạm sạc, cung cấp dịch vụ cân bằng lưới điện cho các công ty điện lực, đồng thời giúp tài xế có thể sạc điện từ các nguồn năng lượng tái tạo với giá rẻ nhất. Đáng chú ý, hãng dầu khí quốc tế Shell cũng đã tham gia vào lĩnh vực này bằng việc tuyên bố kế hoạch cung cấp trạm sạc nhanh 8 phút với hơn 80 trạm sạc trên toàn nước Mỹ. Hãng Shell

122 đã mua lại New Motion, một công ty Hà Lan chuyên quản lý các trạm sạc tại Tây Âu, đồng thời sẽ tiếp tục phát triển các trạm sạc mới tại các điểm bán hàng của Shell.

Bên cạnh sự phát triển của xe điện, nhiên liệu hydro cũng là một sự lựa chọn tốt và phát triển trong tương lai. Giám đốc điều hành của Airbus, Guillaume Faury chia sẻ với truyền thông: “Những ý tưởng chúng tôi tiết lộ cho thấy tham vọng của Airbus trong việc hướng đến một tương lai với các chuyến bay không phát thải. Tôi thực sự tin rằng nhiên liệu hydro có khả năng làm giảm đáng kể tác động của ngành hàng không tới khí hậu. Nếu trở thành hiện thực, đó sẽ là sự chuyển đổi quan trọng nhất mà hàng không thế giới từng chứng kiến”. Cũng theo Faury, thời điểm có thể cất cánh (năm 2035), mẫu thứ nhất của hãng có thể chở tối đa 200 hành khách và tầm bay khoảng 3.700km khi nạp đầy nhiên liệu. Máy bay sẽ sử dụng thiết kế động cơ phản lực cánh quạt bao gồm các turbine khí chạy bằng hydro. Các thùng chứa nhiên liệu sẽ được đặt phía sau vách ngăn chịu áp suất ở đuôi máy bay. Mẫu thứ hai cũng sử dụng động cơ phản lực cánh quạt nhưng kích thước máy bay nhỏ hơn, có thể chở chỉ 100 hành khách và tầm bay là một nửa của mẫu 1. Với mẫu thứ ba, đó sẽ là máy bay có thân “đặc biệt rộng” (nguyên văn), nhờ đó sẽ có nhiều lựa chọn cho việc bố trí cabin và các thùng hydro. Quan trọng hơn, mẫu này có thể chở nhiều hành khách nhất và tầm bay xa nhất. Airbus không quên lưu ý: Dù kế hoạch đã lên nhưng phải cần ít nhất 5 năm để hoàn thiện công nghệ trước khi bắt đầu sản xuất. Việc sử dụng hydro cũng đòi hỏi không ít thay đổi thiết kế vì không gian cần để chứa hydro lớn gấp 4 lần so với nhiên liệu hóa thạch ở cùng một mức năng lượng.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ra tháng 6/2020, nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch (gốc dầu mỏ và than) đến năm 2050 sẽ giảm còn ít hơn 20%, nhu cầu điện sẽ tăng gấp hai lên tới trên 40% và nhu cầu các nhiên liệu thân thiện hơn như khí tự nhiên LNG, nhiên liệu sinh học và hydro sẽ đạt tỷ lệ gần 40%. Tuy đi sau Airbus nhưng Boeing (cũng là nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới) đã đưa ra lộ trình công nghệ của hãng: Trong vòng 30 năm nữa sẽ thay thế hoàn toàn nhiên liệu máy bay bằng nhiên liệu hydro tổng hợp.

123

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Năng lượng mới sử dụng trên ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)