CHƯƠNG 3 NĂNG LƯỢNG TRUYỀN THỐNG SỬ DỤNG TRÊN ÔTÔ
3.1. Nhiên liệu xăng
3.1.1. Các tính chất của nhiên liệu xăng.
- Xăng dễ bay hơi, dễ bốc cháy, có mùi đặc trưng. - Cơng thức hóa học: C4 – C12
- Khối lượng phân tử: 95-120
- Nhiệt trị thấp (LHV): 42.8 (MJ/kg) - Tỉ lệ A/F (kg/kg): 14.7
- Tỷ trọng d= từ 0.70 đến 0.75 (kg/𝑚3) - Nhiệt độ sôi từ 25 - 215°C
- Nhiệt độ tự cháy: 246-280 °C - Nhiệt hóa hơi (KJ/kg): 380-500 - Điểm chớp cháy: - 40℃
- Tỷ lệ hóa hơi(kg/l): 70
- Áp suất hơi Reid (áp suất tuyệt đối ở 37.8oC (100oF)): 60 - 90 (kPa)
- Chỉ số Octan: RON (90), MON (81-89)
- Thành phần (C, H, O) (%wt): 86,14,0
- Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với khơng khí): 7.6
- Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với khơng khí): 1.2
3.1.2. Các yêu cầu đối với nhiên liệu xăng.
- Đảm bảo động cơ dễ khởi động và chạy ổn định trong mọi điều kiện thời tiết không bị đông đặc trong mọi điều kiện thời tiết.
- Thành phần đồng nhất bắt cháy nhanh có nhiệt trị cao. - Cung cấp đủ cơng suất thiết kế mà khơng bị gõ (kích nổ).
21 - Chất lượng khí xả động cơ theo tiêu chuẩn quy định.
- Chất lượng xăng ít bị thay đổi khi lưu trữ vận chuyển.
- Khơng ăn mịn kim loại, khơng tạo cặn muội ban lên các chi tiết trong buồng đốt.
3.1.3. Các chỉ tiêu chính đánh giá chất lượng nhiên liệu xăng.
Các chỉ tiêu chất lượng liên quan đến an tồn sức khỏe, mơi trường khơng được lớn hơn các mức quy định trong bảng sau:
Bảng 3. 1: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhiên liệu xăng
Tên chỉ tiêu Mức giới hạn
1. Hàm lượng chì, g/l 0,013
2. Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg 500
3. Hàm lượng benzen, % thể tích 2,5
4. Hàm lượng hydrocacbon thơm, % thể tích 40
5. Hàm lượng olefin, % thể tích 38
6. Hàm lượng oxy, % khối lượng 2,7
• Tính chống kích nổ
Trị số octan của xăng thể hiện tính chống kích nổ của xăng: Xăng có trị số octan càng cao thì tính chống kích nổ càng cao.
- Nếu sử dụng xăng có trị số octan thấp cho xe có tỉ số nén cao sẽ gây hiện tượng cháy kích nổ.
- Nếu sử dụng xăng có trị số octan cao cho xe có tỉ số nén thấp thì xăng sẽ khó cháy hoặc cháy không hết tạo cặn than làm bẩn máy, hao xăng.
22 Xăng muốn cháy được trong máy thì phải bay hơi. Xăng bay hơi thích hợp thì sẽ cháy tốt trong máy. Nếu xăng bay hơi khơng thích hợp, máy sẽ khơng phát huy được hết cơng suất, hao xăng nhiều và gặp phải những sự cố kỹ thuật sau: Hiện tượng nghẹt xăng hay nút hơi, hiện tượng ngộp xăng (sặc xăng)
• Tính ổn định hóa học cao
Khả năng giữ vững bản chất hóa học chống lại ảnh hưởng của mơi trường xung quanh gọi là tính ổn định hóa học của xăng. Tính ổn định hóa học của xăng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố: nhiệt độ, diện tiếp xúc với khơng khí, độ sạch và khơ của vật chứa, mức độ tồn chứa và thời gian tồn chứa. Xăng có hàm lượng keo nhựa càng cao thì có tính ổn định hóa học càng thấp.
23