Kết quả thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (sản phẩm OCOP)

Một phần của tài liệu 1_thuycayvudong_haiduong (Trang 38 - 40)

II. SẢN XUẤT RAU MÀU, CÂY VỤ ĐÔNG VÀ SẢN PHẨM OCOP CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

3. Kết quả thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (sản phẩm OCOP)

3.1. Kết quả thực hiện

- Thực hiện đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”. Đến nay, tồn tỉnh đã có 75 sản phẩm OCOP, trong đó: 36 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 37 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, có 2 sản phẩm đề nghị Trung ương cơng nhận đạt 5 sao(Có Phụ lục danh sách kèm theo các sản phẩm OCOP được công nhận năm 2020).Năm 2021, theo Kế hoạch có 102 sản phẩm đăng ký sản phẩm OCOP, tuy nhiên đến nay chỉ có 78 sản phẩm thực hiện và đang trong quá trình làm hồ sơ, cuối năm mới tổ chức đánh giá, gắn sao. Các sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ tham gia 25 chương trình hội chợ, triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại.

- Năm 2020, thực hiện hỗ trợ được 15 Kế hoạch liên kết với sự tham gia của 03 doanh nghiệp và 04 HTX là chủ trì liên kết, tiêu thụ các sản phẩm như: Cà rốt (xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng; xã Nhân Huệ, thành phố Chí Linh), ổi quả (xã Liên Mạc, xã An Phượng, huyện Thanh Hà), dưa lưới, bắp cải (xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc), dưa lưới (xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành), gà thịt (xã Hồng Hoa Thám, TP. Chí Linh).

- Năm 2021, thực hiện hỗ trợ được 06 Kế hoạch liên kết với sự tham gia của 02 doanh nghiệp và 04 HTX là chủ trì liên kết, tiêu thụ các sản phẩm như: Gạo bãi rươi (An Thanh, Tứ Kỳ), bột sắn dây (Thượng Quận, thị xã Kinh Môn), vải thiều (Thanh Sơn,

Thanh Hà), cam (Thất Hùng, thị xã Kinh Môn), thanh long (Bạch Đằng, thị xã Kinh Môn), gạo nếp cái hoa vàng (Văn An, TP. Chí Linh).

3.2. Thuận lợi, khó khăn 3.2.1. Thuận lợi 3.2.1. Thuận lợi

- Mặc dù Chương trình OCOP là một chương trình mới, song bước đầu các ngành, cấp đã thể hiện sự quan tâm, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình.

- Trong cơng tác phát triển sản phẩm: Hải Dương có nhiều loại sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh, có thể phát triển, nâng cấp thành sản phẩm OCOP như vải quả, ổi, cam, rau các loại, cá, gà, gạo chất lượng, và các sản phẩm chế biến nơng sản...

3.2.2. Khó khăn, hạn chế

- Do ảnh hưởng của Dịch Covid-19 và vướng mắc về cơ chế thực hiện hỗ trợ cho các sản phẩm tham gia Đề án OCOP nên không hỗ trợ được cho các chủ thể tham gia một số nội dung như: hỗ trợ bao bì nhãn mác, hỗ trợ hạ tầng, máy móc thiết bị.

- Sự vào cuộc của các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở có lúc, có nơi chưa được quyết liệt, thường xuyên.

Mặc dù đã được tham gia một số hội nghị tập huấn về chương trình OCOP, tuy nhiên nội dung chương trình OCOP mới, đa dạng nên cịn có nơi việc nắm bắt cịn chưa đầy đủ, triển khai còn lúng túng.

- Cán bộ trực tiếp phụ trách lĩnh vực OCOP ở cấp huyện, xã đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nên thời gian dành cho Chương trình chưa được nhiều.

- Các sản phẩm có tiềm năng trên địa bàn tỉnh nhiều nhưng chủ yếu mới có mẫu mã, bao bì,chưa xây dựng thương hiệu, cơng bố chất lượng sản phẩm; Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm cịn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu ở trong nước.

- Nhận thức của nhiều chủ thể về sản phẩm OCOP và Chương trình OCOP chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng và mục tiêu của sản phẩm OCOP, của Chương trình OCOP.

3.3. Giải pháp trong thời gian tới

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho các bên tham gia chương trình OCOP.

- Tăng cường công tác thông tin,tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ vận hành chương trình OCOP và các chủ thể có sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình OCOP...

- Xây dựng và triển khai các dự án thành phần hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm. - Tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức; thực hiện xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm đạt 3 sao trở lên.

Một phần của tài liệu 1_thuycayvudong_haiduong (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)