Mơ hình liên kếtsản xuất, tiêu thụ nông sản vụĐông của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX): Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, HTX nơng nghiệp đã hình thành và tham

Một phần của tài liệu 1_thuycayvudong_haiduong (Trang 62 - 63)

gia mạnh mẽ trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nơng sản. Qua đó, giúp chủ động xây dựng các phương án làm dịch vụ đầu vào, tìm đối tác để bao tiêu sản phẩm, đảm bảo được số lượng và giá cả thị trường nhằm tránh tình trạng thương lái ép giá, tăng thu nhập cho các thành viên, thực hiện các dịch vụ như: làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, thức ăn và thuốc thú y, dịch vụ bơm tưới, lúa giống, dịch vụ sau thu hoạch, tín dụng nội bộ, cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên HTX. Điển hình như: Cơng ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long; Công ty Cổ phần đầu tư Song Hành; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại 188; Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đầm Hà; Hợp tác xã Hoa Phước Long; HTX Sản xuất, dịch vụ nông nghiệp Hà Tân, HTX Sản xuất dịch vụ Nông nghiệp Hồng Hải (TP. Hạ Long), HTX Dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong, HTX Bình Dương (thị xã Đông Triều), Hợp tác xã Dong riềng (huyện Bình Liêu),…

4. Đánh giá chung

Công tác quy hoạch được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến địa phương giúp hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung cấp tỉnh và cấp huyện; việc dồn điền đổi thửa xây dựng “cánh đồng lớn” tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trồng trọt cũng được các địa phương quan tâm thực hiện. Chủ động đa dạng hóa chủng loại sản phẩm vụ Đơng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời, mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn, đẩy mạnh áp dụng quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt VietGAP; Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi, một số giống ngô cao sản, giống rau, giống hoa,... có năng suất, giá trị cao được đưa vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản

phẩm. Một số diện tích chuyên canh rau, hoa, cây cảnh sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán có giá trị cao được chú trọng quan tâm sản xuất giúp nâng cao thu nhập của người dân.

Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiêp, tạo đà cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị cạnh tranh như: Quyết định số 3262/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về viêc áp dụng một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến kích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định triển khai thực hiện Nghị Quyết số194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về ban hành chính sách khuyến kích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh,... Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc (mã QR), đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; thực hiện và khuyến khích việc dồn thửa đổi ruộng để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa của tỉnh; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Một phần của tài liệu 1_thuycayvudong_haiduong (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)