TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÂY VỤ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1 Tình hình sản xuất cây vụ Đông

Một phần của tài liệu 1_thuycayvudong_haiduong (Trang 49 - 51)

- Năm 2021 diện tích gieo trồng cây vụ Đông toàn thành phố đạt khoảng 21.772ha bao gồm các loại cây (Ngơ 5.070ha (trong đó có gần 600ha trồng ngô sinh khối), lạc 113,8ha, đậu tương 443ha, khoai lang 645ha, khoai tây 58ha, rau các loại 10.736ha, đậu đỗ các loại 127ha, cây gia vị 334ha, cây dược liệu 82,7ha, cây hoa hàng năm 1.540ha, cây khác 1.372,2 ha). Sản lượng sản xuất rau, củ, quả thu được mỗi tháng khoảng 67,3 tấn, trong khi nhu cầu của thành phố Hà Nội khoảng 103.300 tấn/tháng, như vậy sản lượng tự sản xuất rau củ trên địa bàn thành phố đáp ứng được khoảng 65% tổng nhu cầu, còn lại phải nhập từ các tỉnh ngồi về.

- Thành phố Hà Nội hiện có 5.000 ha sản xuất rau an tồn, 40 mơ hình rau áp dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ (PGS) tại 40 xã, phường, thị trấn thuộc 17 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích trên 1.700 ha. Duy trì trên 1.300 ha VietGAP rau, quả; gần 40 ha trồng trọt theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và 164 mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.

- Để đáp ứng đủ nguồn rau xanh chất lượng an toàn tại chỗ phục vụ cho người tiêu dùng Thủ đô. Hàng năm thành phố cùng các quận, huyện, thị xã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất rau, củ, quả an toàn, đặc biệt là sản xuất cây vụ Đông trên đất 2 lúa.

- Năm 2021 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai xây dựng một số mơ hình sản xuất cây vụ đơng, cụ thể: mơ hình sản xuất khoai tây giống mới (giống Jelly) với quy mô 40ha trong đó: vụ đơng 30ha, vụ đông xuân 10ha triển khai trên địa bàn 3 huyện Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hồ; Mơ hình sản xuất hoa Lily giống mới với quy mô 4.000m2, triển khai trên địa bàn 4 huyện (Mỹ Đức, Mê Linh, Sóc Sơn, Hồi Đức); Mơ hình sản xuất Rau theo hướng VietGAP cấp giấy chứng nhận quy mơ 20ha/2 vụ (trong đó vụ Thu Đơng 10ha, vụ Đông Xuân 10ha) triển khai trên địa bàn huyện Gia Lâm. Mức hỗ trợ 50% giống, 50% vật tư, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật và 100% chi phí cấp chứng nhận VietGAP.

Hiện tại các mơ hình cây trồng đang sinh trưởng, phát triển tốt, hoa Lily và khoai tây vụ Thu Đông dự kiến cho thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán năm 2022 với năng suất dự kiến (khoai tây: 20 tấn/ha, Hoa Lily 19.600 bông/1.000m2). Khoai tây vụ Đông Xuân dự kiến cho thu hoạch vào tháng 3/2022 với năng xuất dự kiến trên 18 tấn/ha. Mơ hình sản xuất rau theo hướng VietGAP vụ Thu Đông đã thu hoạch xong, năng xuất bình quân thấp đạt 8-10 tấn/ha (do ảnh hưởng của 2 cơn báo số 7,8 từ ngày 9-17/10/2021 cùng với các đợt khơng khí lạnh gây mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của các loại rau, rau bị dập nát, thối hỏng, rễ không phát triển, ảnh hưởng đến kết quả của mơ hình), rau vụ Đơng Xuân dự kiến sẽ cho thu hoạch vào giữa tháng 01- 02/2022, năng xuất dự kiến 25-30 tấn/ha. Mơ hình sẽ đáp ứng một phần nhu cầu người người dân Thủ đô phục vụ Tết Nguyên Đán 2022.

2. Về công tác tiêu thụ sản phẩm

- Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã kết nối với một số doanh nghiệp cam kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân như Công ty cổ phần T&T 159, Công ty TNHH và Thương mại Minh Phát thu mua ngô sinh khối; Công ty Cổ phần Quốc tế Nông nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH Giống và Sản phẩm cây có củ thu mua khoai tây; Khoảng 10-15% sản phẩm rau, củ sản xuất ra được các HTXNN đứng ra thu mua đưa vào các siêu thị, còn lại người dân tự bán cho thương lái và bán lẻ tại các chợ đầu mối.

- Thành phố Hà Nội hiện có 26 trung tâm thương mại, 142 siêu thị, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành, 455 chợ, trên 1.800 cửa hàng tiện ích, trên 128 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm. Nông sản, thực phẩm được tiêu thụ chủ yếu qua 4 kênh: Qua hệ thống các chợ, qua hệ thống siêu thị, cửa hàng chuyên doanh trên toàn Thành phố, qua kênh bếp ăn tập thể các trường học, khu công nghiệp để phục vụ nhân dân, qua các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội phân theo ngành kinh doanh thì thương mại bán bn, bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn (65-75%).

+ Tiêu thụ qua hệ thống các chợ: Các mặt hàng thiết yếu hầu hết được các thương lái thu mua, tập kết, tiêu thụ tại các chợ đầu mối, sau đó phân phối tới các chợ dân sinh, các cửa hàng kinh doanh và các bếp ăn tập thể.

+ Tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, cửa hàng chuyên kinh doanh trên toàn Thành phố: Các mặt hàng như rau, củ, quả... phân phối thông qua các cửa hàng chuyên kinh doanh về thực phẩm trên địa bàn Thành phố được bao gói, có nhãn mác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

+ Tiêu thụ qua kênh bếp ăn tập thể các trường học, khu công nghiệp để phục vụ nhân dân: Các doanh nghiệp đã tích cực khai thác thực phẩm an toàn đưa vào các bếp ăn tập thể.

+ Tiêu thụ qua các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản: Mơ hình được thành lập trên cơ sở các đơn vị sản xuất với hệ thống các cửa hàng thực phẩm an toàn được chứng nhận và tiêu thụ tại hệ thống các cửa hàng thực phẩm.

Một phần của tài liệu 1_thuycayvudong_haiduong (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)