-Về số lượng cơ sở chế biến nông sản: Năm 2020, tồn tỉnh có 201 doanh nghiệp chế biến nơng sản có quy mơ tương đối lớn sản xuất các sản phẩm như sấy khô các loại gia vị; sơ chế đóng gói cà rốt, khoai tây; đóng hộp dưa bao tử, dứa, cà chua,.... Ngồi ra cịn có 12.560 cơ sở là các hộ sản xuất cá thể, Hợp tác xã, tổ hợp tác với quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là thu gom sơ chế nông sản, sấy nông sản và sản xuất một số mặt hàng đơn giản phục vụ tiêu dùng.
- Về năng lực sơ chế, chế biến: Sản phẩm của ngành CNCBNS ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn VSATTP, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy vậy, hiện tại tỷ lệ nông sản qua sơ chế, chế biến trên địa bàn tỉnh còn thấp. Cụ thể năm 2020 Chế biến rau, củ, quả đạt 35.000 tấn.
2. Tình hình tiêu thụ
Tình hình tiêu thụ như sau:
* Nội tỉnh: 30% cây rau màu vụ Đông.
* Tiêu thụ tại các tỉnh, thành trong nước: 60% cây rau màu vụ Đông. * Xuất khẩu: 10 - 15% cây vụ Đông.
- Một bộ phận Nông sản của Hải Dương cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện cho xuất khẩu. Một số sản phẩm đã và đang xuất khẩu như: cà rốt (90% sản phẩm dành
cho xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia…), ngồi ra cịn xuất khẩu bắp cải, ớt, chuối, hành, tỏi,... Hiện nay, Hải Dương còn nhiều lo ại nơng sản có tiềm năng xuất khẩu được như: hành tỏi, su hào, bí xanh, bí đỏ (sản phẩm hấp chín cấp đơng, sấy khơ), dưa hấu,…
- Sản lượng rau vụ đông tỉnh Hải Dương khoảng 500.000 - 600.000 tấn, trong đó sử dụng trong tỉnh khoảng 150.000 - 200.000 tấn rau quả các loại , còn lại bán đi các tỉnh và xuất khẩu ra nước ngồi qua các cơng ty. Lượng sản phẩm rau các loại ở Hải Dương được tiêu thụ trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu chiếm khoảng 90% thông qua các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp và công ty kinh doanh chế biến nơng sản, cịn khoảng 10% do các hộ sản xuất tự đem bán. Vì vậy, giữa hộ nơng dân sản xuất và các nhà doanh nghiệp có mối liên kết với nhau trong tiêu thụ sản phẩm.
3. Liên kết
- Hộ kinh doanh ứng trước một phần giống hoặc vật tư cho sản xuất, khi thu hoạch sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm theo giá thỏa thuận tại thời điểm thu mua và trừ tiền ứng trước. Mối liên kết này phổ biến ở các hộ trồng dưa hấu, củ đậu tại các huyện Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ.
- Khi cây trồng sắp đến thời gian thu hoạch, các hộ thu mua hoặc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua của nông dân theo giá thỏa thuận tại ruộng và tự thu hoạch. Cách này phổ biến ở các hộ trồng hành, tỏi, cà rốt, su hào, bắp cải tại các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Cẩm Giàng, Gia Lộc.
- Hộ kinh doanh, doanh nghiệp ứng trước giống, tập huấn kỹ thuật cho nông dân tham gia sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân thông qua HTX DV nông nghiệp với giá thu mua được định trước, đến thời điểm thu mua giá tăng thì doanh nghiệp mua trả theo giá thị trường, nếu giá xuống thấp thì trả theo giá hợp đồng. Hình thức liên kết này đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất, các công ty chế biến nông sản ở Hải Dương như: Công ty chế biến nông sản xuất khẩu Hải Dương; Công ty Vạn Đắc Phúc, Công ty cổ phần Tân Hương, Công ty TNHH Chế biến nông sản Tân Tiến, Công ty TNHH MTV thực phẩm An Lạc Thành, Công ty Đức Lộc; Công ty TNHH Hùng Sơn và một số doanh nghiệp khác trong và ngồi tỉnh áp dụng hình thức liên kết này.
4. Các giải pháp tìm đầu ra cho sản phẩm
4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, ưu tiên cho nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu, quản lý chặt chẽ chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.
4.2. Giải pháp về liên kết
- Tiếp tục hỗ trợ, xây dựng các mơ hình điểm sản xuất rau màu theo chuỗi liên kết, củng cố phát triển các hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp và vùng, trang trại, nhất là liên kết giữa các doanh nghiệp, Hợp tác xã với các doanh nghiệp cung ứng phân bón, thu mua xuất khẩu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi trong tiếp cận các nguồn vốn vay và thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
- Các cơ quan, chính quyền địa phương tập trung hỗ trợ các liên kết giữa nông dân - trang trại với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa nông dân với nông dân và tổ hợp tác, hợp tác xã để giúp các liên kết được hình thành, hoạt động hiệu quả. Hỗ trợ xây dựng và phát triển các thương hiệu các sản phẩm hàng hóa chủ lực thơng qua quảng bá, giới thiệu sản phẩm rau màu...
- Xây dựng một số chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với quản lý truy xuất nguồn gốc tại các địa phương có điều kiện thuận lợi.
- Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm gắn với việc kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ nơi sản xuất. Thực hiện tốt chương trình phối hợp nhằm cung cấp các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường.
4.3. Công tác thông tin, tuyên truyền, xúc tiến thương mại
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm; Phối hợp các doanh nghiệp xây dựng chương trình, tổ chức giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực, đặc trưng thông qua hội chợ, triển lãm hoặc các chương trình phối hợp với các tỉnh/.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÂY VỤ ĐÔNG TẠI HÀ NỘI TẠI HÀ NỘI
Trung tâm Khuyến nơng Hà Nội
Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, khoa học, cơng nghệ, giáo dục, hợp tác quốc tế của cả nước, nơi tập trung các cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn, là thị trường lớn, đầu mối lưu chuyển hàng hóa của cả nước, có nhiều nhà đầu tư... Hiện nay Hà Nội có trên 10 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập và hàng năm đón nhận trên 20 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, trên 80.000 người của tất cả các nước sinh sống và làm việc. Với 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã (trong đó có 17 huyện, 1 thị xã và 6 quận có sản xuất nơng nghiệp); 584 phường, xã và thị trấn, trong đó có 386 xã và 21 thị trấn, dân số sống ở khu vực nông thôn gần 4 triệu người). Nông nghiệp, nông thôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô trong hiện tại và tương lai.