VÀI Ý KIẾN VỀ THUYẾT NGŨ HÀNH

Một phần của tài liệu PHONG THỦY THỰC HÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở (phong thủy và các cách hóa giải) ThS. Vũ Đức Huynh. (Trang 25)

Sau thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ Hành kế tiếp ra đời. Thuyết Ngũ Hành ra đời giải thích thêm sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng hơn, hợp lý hơn với quy luật sinh khắc vô thường.

Mọi biến đổi, phát triển của thực thể được thuyết này lý giải và là cơ sở nhận thức hiện tượng, sự vật của người cổ xưa Trung Hoa. Tư tưởng triết học của họ soi sáng nhiều ngành trong nghiên cứu và ứng dụng, thuyết Âm dương là nguyên lý và thuyết Ngũ hành là quy tắc. Dựa vào hai thuyết đó, người ta lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người, qua đó nhiều mơn ngành có phương hướng phát triển, mở rộng. Trong thực tế ở Trung Quốc, từ đời nhà Chu qua thời Chiến Quốc đến nhà Hán v.v... nhiều môn, ngành như đông y, chiêm bốc, dịch lý, thuật số... phát triển trên cơ sở, lý thuyết và quy tắc Âm Dương và Ngũ Hành. Qua các ứng dụng đó cho thấy giá trị thực tiễn của Ngũ hành. Ngày nay lý thuyết và quy tắc Âm Dương và Ngũ Hành vẫn ngự tại; làm cơ sở lý giải và ứng dụng, mặc dù sự có mặt của các trường phái triết học khác nhau: Triết học duy vật biện chứng, triết học duy tâm, duy lý v.v... thì âm dương, ngũ hành vẫn chiếm một vị thế khó phủ định. Nhất là trong Đơng y, nó vẫn là cơ sở nhận thức cơ bản để cứu chữa bệnh tật cho con người. Hai vế lo của con người là: bệnh tật và tai họa, thì thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ Hành đã và đang làm cơ sở lý luận và ứng dụng rộng rãi. Nó thiết thực và hữu dụng để xử lý hai mối lo đó của con người hiện đại.

1. Quan niệm Ngũ Hành trong y lý

Chữa bệnh có y lý (lý luận Đơng y) khơng chỉ đang cịn thịnh hành ở Trung Quốc mà hầu hết các lương y, ngay cả một số bác sỹ (Tây y) ở nhiều nước trên thế giới cũng đều coi hai thuyết này là cơ sở nhận thức bệnh học hữu ích. Nó soi sáng phần nào mọi khía cạnh của bệnh lý của con người; làm cơ sở cho phương thuốc điều trị.

2. Quan niệm Ngũ Hành trong y mệnh

Để phịng chữa tai họa, người ta có y mệnh. Đó là sự tìm đến các mơn dự báo, dự đốn như: dự báo khí tượng, dự đốn vận hạn đất nước, xã hội, con người trong các thời vận bằng dự đoán học mà hai thuyết Âm Dương và Ngũ Hành đều có mặt trong Dịch, Lý, Số v.v... Tất cả các mơn đó nhằm phần nào biết trước vận hạn: lành, dữ để phòng tránh hay khắc trừ đem lại sự an bình cho con người.

Quy tắc Ngũ Hành tương sinh tương khắc đã chế hóa vạn vật trong nguyên lý Âm Dương biến hóa, đối lập mà thống nhất. Các mơn dự đốn đều dựa trên hiện tượng và thực thể cụ thể cho trước, có trước rồi trên cơ sở của nguyên lý Âm Dương và quy tắc của Ngũ Hành mà suy luận dự đoán cho điều sắp xảy tới. Việc giải một "phương trình" để tìm ẩn số "mệnh" ở đây khơng khác gì giải phương trình để tìm ẩn số trong tốn học. Cũng có những dữ kiện đã cho, đã có, đã biết mà đi tìm kết quả nhờ quan hệ giữa chúng. Nhưng để mang tính khoa học thì kết quả của các mơn thuật số chỉ là dự đốn. Dự đốn y mệnh càng có cơ sở vững chắc ngồi ngun lý Âm Dương cịn phải cần đến quy tắc của Ngũ Hành. Vì vậy quy tắc Ngũ Hành được thịnh hành là thế.

Một phần của tài liệu PHONG THỦY THỰC HÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở (phong thủy và các cách hóa giải) ThS. Vũ Đức Huynh. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)