Các loại tượng

Một phần của tài liệu PHONG THỦY THỰC HÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở (phong thủy và các cách hóa giải) ThS. Vũ Đức Huynh. (Trang 167 - 168)

I. CÁC ĐỒ DÙNG ĐỂ KHẮC CHẾ NHỮNG SAI SÓT VỀ MẶT PHONG THỦY CHO MỘT CƠ SỞ, MỘT CĂN NHÀ HAY MỘT PHÒNG, GIAN, MỘT THỬA ĐẤT

9. Các loại tượng

Các loại tượng gồm: tượng đá, gỗ, đất, đá quý, than đá... Tượng có thể thành dạng như thực hoặc có hình thể khối.

- Tất cả các loại tượng đó đều có giá trị phong thủy nhất định. Vì vậy các nhà phong thủy đã ứng dụng tượng vào việc tăng điều lợi, giảm điều hại nguyên nhân do phong thủy của mơi trường, của nhà ở, của cơ sở có khiếm khuyết gây ra.

- Về khía cạnh phong thủy theo quan điểm Dịch lý, những bức tượng có hình dạng hữu hình (hình dạng thực) sẽ có sức mạnh hơn tượng hình khối trừu tượng. Chất liệu làm tượng cũng có ý nghĩa phong thủy khác nhau:

Tượng đồng biểu hiện sự may mắn giầu có. Tượng đá biểu hiện sự trường tồn.

Tượng đá quý, ngọc thạch biểu hiện sức mạnh, tiềm ẩn thiên lực “Khí lực” giúp con người khoẻ mạnh, ít tật bệnh.

Tượng bằng sắt giúp tăng khí lực.

Tượng bằng vàng, bạc biểu tượng sự vinh hoa, trọng vọng. Tượng đất “Thổ nguyên khí” biểu tượng đức tín.

Tượng bằng than đá biểu hiện lòng nhiệt huyết. Tượng bằng gỗ biểu tượng sức bền, sự tôn nghiêm. Tượng bằng các chất liệu kim khí khác để khắc ác khí.

Tượng bằng các chất liệu là sản phẩm hóa học càng có hiệu quả tăng từ lực cho môi trường. Các dã tượng tức thời khơng có giá trị, như tượng đắp bằng: băng, tuyết, cát, mùn cưa ép v.v...

- Tượng có hình dáng điển hình mà các nhà phong thủy sử dụng để bổ trợ các ý nghĩa phong thủy cho tùy từng loại hình cơ sở ví dụ như:

thường gọi là “Tứ linh tượng” để tôn nghiêm, ngăn ác quỷ ở trước cửa, trước ban thờ v.v... Sử dụng tượng ở các nơi này làm tăng sự uy nghiêm, “sung lực nguyên khí thần oai”. Nó tạo nên tâm lý an bình, tăng sức mạnh tâm linh, tăng đức tin vào oai thần chống lại các thế lực đen tối, ác quỷ.

- Tượng hình con hươu, nai bằng đồng đem lại sự giầu có. (người Trung Hoa xem hươu nai là “Lộc”. Nó mang lại sự phú q).

Tượng con dơi là thần tượng may mắn. Tượng này thường được trạm khắc trước các thượng lưng nhà ở, nơi thờ tự hay trạm khắc trên khung cửa phòng nhà để mong đem sự may mắn cho người cư ngụ.

- Tượng hình con cị, con rùa là biểu tượng mong điều thọ trường.

Song với ý nghĩa phong thủy, các tượng này được dựng ở sân, vườn cảnh nhằm tăng sinh khí mơi trường, tạo nên tâm thực tốt của con người sống hay làm việc trong môi trường ấy.

- Tượng thuộc loại mơ phỏng, hình khối mang tính Hành thổ. Nó có ý nghĩa làm giảm lực của Hành Hỏa và ngăn chặn sức mạnh thái quá của Hành Thủy.

Ví dụ: Trong nhà sơn toàn màu sáng. Dương lực mạnh, không cân bằng ta đặt một tượng có màu xanh ở sát bức tường bên trái (hướng Huyền Quan) sẽ làm cân bằng âm dương.

Hay ở một bể non bộ, ngồi hịn non bộ (tượng hình thể) người ta thường thêm tượng ơng Lã Vọng câu cá. Thực ra làm như vậy để kìm chế bớt thủy khí, lại vừa sinh động, vui mắt người ngắm cảnh. Vài cây bon sai tạo thêm sinh lực cho hòn non bộ.

Tượng cần đặt đúng chỗ, bệ tượng bốn đặt ở sân, vườn ta cần lưu ý các cạnh cửa bệ tượng không đâm vào các nhà (nhất là cửa chính) lân cận sân, vườn...

Các cạnh sắc nhọn tượng trưng cho sát khí, ta đặt bệ tượng mà khơng lưu ý thì từ ý định tốt lại hóa ra xấu, bất lợi.

Trong thực tế có cơ sở từ khi đặt một bức tượng lớn của một vĩ nhân ở sân rộng nhưng do bệ tượng của hình khối vng bốn cạnh, thì có 2 cạnh của bệ tượng đâm thẳng vào cửa lớn hai nhà bên cạnh cơ sở bị bất ổn. Sau khi đắp trịn bệ tượng tình trạng đó đã được chấm dứt. Cơ sở lại yên ổn phát triển như cũ.

Một phần của tài liệu PHONG THỦY THỰC HÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC NHÀ Ở (phong thủy và các cách hóa giải) ThS. Vũ Đức Huynh. (Trang 167 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)