Tình hình thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn oda tại việt nam (Trang 31 - 37)

I. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA TẠI VIỆT NAM

1.2.Tình hình thu hút vốn ODA theo ngành, lĩnh vực

Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo các ngành của nước ta. Theo xu hướng thu hút vốn ODA vào nước ta thì tỷ lệ phân bổ nguồn vốn ODA thu hút vào các ngành: Giao thông vận tải, chiếm khoảng 26,8% tổng vốn ODA, tiếp đó là ngành Năng lượng điện chiếm khoảng 22,5%, Nông nghiệp và nông thôn chiếm 16,3% , Giáo dục đào tạo – Y tế – Khoa học công nghệ chiếm 13,1%, Cấp thoát nước – vệ sinh môi trường chiếm 9,8% và các lĩnh vực khác chiếm 11,5%. Cụ thể vốn ODA được thu hút vào các ngành và lĩnh vực sau.

* Ngành giao thông vận tải

Giao thông vận tải là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Với số vốn ODA thu hút được thì cơ sở hạ tầng giao thông đã được nâng cấp, nhiều dự án hoàn thành đã phát huy được tính hiệu quả cao. Trong suốt những thập kỷ qua, ngành này đã có những bước phát triển đáng kể và là ngành được ưu tiên đầu tư lớn nhất, đa phần các dự án đều được duyệt là từ vốn ODA.

Bảng 2: Phân bổ ODA thu hút được trong ngành Giao thông vận tải.

Lĩnh vực Số dự án Tổng mức đầu tư (triệu USD) ODA (triệu USD) Tỷ trọng (%) Đường bộ 40 4061,5 3220,8 47,49% Đường sắt 14 1241,08 1082,3 16,06% Đường biển 12 667,2 578,3 8,58%

Đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể như sau:

Lĩnh vực đường bộ là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn ODA nhất và cũng đồng nghĩa với việc cơ sở vật chất của khu vực này được các nhà tổ chức tài trợ quan tâm đầu tư nhất. Đường bộ được coi là tiền đề, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ an ninh quốc phòng. Nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay những năm gần đây tập trung vào các dự án mang tính toàn quốc. Vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực đường bộ chiếm 47,79% tổng vốn ODA đầu tư vào ngành giao thông. Ba nhà tài trợ chính cho lĩnh vực này là Nhật Bản, WB, ADB, Trong đó riêng vốn ODA thu hút từ Nhật chiếm 53,3%. Sau Nhật Bản là WB chiếm 20,6% và ADB chiếm 21%. Những dự án lớn trong lĩnh vực đường bộ có thể kể đến các dự án cải tạo và nâng cấp các tuyến đường quốc lộ như: quốc lộ 1A, quốc lộ 18 (đoạn Chí Linh - Biểu Nghi), khôi phục 38 cầu trên quốc lộ 1, xây dựng 28 cầu nhỏ ở khu vực nông thôn, phục hồi 9 cầu trên tuyến đường Hà Nội – TP Hồ Chí Minh...Các dự án giao thông nông thôn cũng thu hút một lượng vốn ODA không nhỏ, như: xây dựng 29 cầu nhỏ ở nông thôn và miền núi.

Lĩnh vực đường sắt đứng thứ hai với tổng giá trị vốn ODA đầu tư khoảng 1082,3 triệu USD chiếm 17,31%. Tuy vốn ODA thu hút cho lĩnh vực này chưa có nhiều dự án lớn, song những dự án đã được đầu tư thì số vốn ODA lên tới hơn 100 triệu USD, như: dự án khôi phục 19 cầu đường sắt Bắc Nam ; dự án cầu đường sắt giai đoạn hai.

Ngoài đường bộ, đường sắt thì một số công trình khác của ngành cũng đã thu hút được lượng vốn ODA, như một số dự án đường biển. Tuy quy mô không lớn và tập trung chủ yếu vào những hạng mục nhỏ như cải tạo, nâng cấp...cảng biển, song điều đó cũng đã góp phần tạo nên những đầu tư ban đầu

cho hệ thống cơ sở vật chất cho giao thông vận tải biển của nước ta phát triển và là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này ngày càng phát huy được lợi thế.

* Ngành Năng lượng điện

Trong thời gian vừa qua một số vốn ODA cũng đã được sử dụng đầu tư phát triển cho ngành này, nhờ vậy mà năng lực sản xuất đã tăng lên nhanh chóng. Có thể thấy hầu hết các nguồn điện và hệ thống đường dây, trạm biến thế quan trọng trong các thời kỳ đã được đầu tư hoặc hỗ trợ không hoàn lại bằng vốn ODA, trong đó có các công trình quan trọng như là: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công suất 1920 KW, Nhà máy thuỷ điện Trị an 440KW, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 440 KW.

* Ngành Nông nghiệp và nông thôn

Sau hơn 15 năm đổi mới, với một loạt chủ trương chính sách, cơ chế quản lý mới trong nông nghiệp, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước thay đổi quan trọng và đời sống của người dân nông thôn đã có chuyển đổi lớn. Ngành nông nghiệp ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay và ngay cả trong những năm tới. Bởi xuất khẩu nông sản đang là một trong những nguồn thu ngoại tệ đáng kể, nông nghiệp và nông thôn là một thị trường quan trọng cho công nghiệp và dịch vụ; nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp. Chính vì vậy, đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp là một vấn đề tất yếu cần thiết. Nhưng trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này, do lợi nhuận đem lại từ ngành này thấp lại chứa nhiều rủi ro từ thiên tai. Điều đó làm cho nguồn vốn ODA càng trở nên quan trọng và có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Hiện nay, lượng vốn ODA của toàn thế giới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn có xu hướng giảm xuống, nhưng đối với nước ta thì lượng ODA đầu tư vào lĩnh vực này vẫn có chiều hướng gia tăng. Trong những năm qua, lượng vốn ODA thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 2,937 tỷ USD, mức giải ngân đạt 43%. Sự có mặt của ODA vào ngành Nông nghiệp và các vùng nông thôn đã làm cho lĩnh vực quan trọng này đã có những sự chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: mạng lưới điện, năng lượng nông thôn, giao thông nông thôn và hệ thống cung cấp nước sạch đã thu hút được nhiều dự án với số vốn gần 1,2 tỷ USD. Riêng giai đoạn từ năm 1998 - 2004 đã thu hút được 18 dự án, trong đó có 7 dự án vay vốn và có tới 11 dự án được viện trợ không hoàn lại do ADB cùng với AFD (Cơ quan phát triển Pháp) đồng tài trợ, tổng số vốn của dự án nên tới 150 triệu USD. Tuy lượng vốn thu hút được không phải là lớn nhưng đã làm thay đổi bộ mặt của ngành nông nghiệp nước ta. Sự xuất hiện của các dự án cung cấp điện phục vụ đời sống nhân dân địa phương và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các dự án cung cấp nước sạch cho tiêu dùng và nuôi trồng đã cơ bản giúp cho ngành nông nghiệp nước ta từng bước phát triển hơn.

Ngoài đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi thì việc phát triển cây con giống cũng được các nhà tài trợ quan tâm giúp đỡ phát triển. Đến năm 2005 đã cơ 18 dự án tài trợ phát triển con giống với tổng số vốn là 198 triệu USD. Trong đó có rất nhiều dự án thiết thực phục vụ cho lợi ích của ngành nông nghiệp nói chung và tập thể bà con nông dân nói riêng. Ngoài việc nỗ lực hỗ trợ về vốn các nhà tài trợ còn giúp kỹ thuật lai tạo giống mới và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

Tuy lượng vốn ODA thu hút vào ngành này không nhiều nhưng lại là ngành đang được quan tâm chý ý nhiều nhất, bởi vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở không những đô thị mà cả những vùng nông thông đang ở vào tình trạng cần xem xét. Trong những năm trở lại đây, không chỉ ở Việt Nam mà ở những nước đang phát triển vấn đề cơ sở hạ tầng nước sạch vệ sinh môi trường vẫn còn thấp nên việc đầu tư phát triển cho hệ thống cấp nước đô thị và nước sạch nông thôn là những hoạt động đầu tư được nhiều nhà tài trợ quan tâm. Ngoài khoản vốn do nhà nước cấp từ ngân sách theo kế hoách đầu tư hàng năm thì vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài chiếm tỷ lệ không nhỏ với nhiều dự án có quy mô lớn. Đến nay có khoảng 77 thị xã, thị trấn, huyện xã là được tài trợ xây dựng những dự án nước sạch nông thôn nhằm nâng cao đời sống và sức khoẻ cộng đồng cho người dân. Dự án nước Phần Lan với vốn tài trợ khoảng 80 triệu USD là dự án nhằm cải thiện nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho người dân đô thị, với công suất 393.000m3 /ngày đêm và đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 120lít/người/ngày. Dự án này đã tạo nên sự hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch cho một số đô thị lớn và vùng nông thôn. Nhật Bản cũng cung cấp viện trợ không hoàn lại với tổng số vốn là 3,813 tỷ Yên cho dự án cấp nước cho khu vực Gia lâm – Hà Nội. Dự án này được coi là một trong những biểu tượng cho mối quan hệ Việt – Nhật. Nguồn vốn thu hút vào rất đa dạng và dưới nhiều hình thức đã góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thông nước sạch vệ sinh môi trường.

Đối với vấn đề vệ sinh môi trường, vốn ODA được sử dụng chủ yếu cho các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo các bộ, chuyển giao công nghệ trên cơ sở đầu tư các phòng thí nghiệm, phối hợp các chương trình đề tài cùng quan tâm thông qua các hoạt động trao đổi chuyên gia, cung cấp tài liệu, vật phẩm phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu.

Nguồn vốn ODA đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế các vùng, xây dựng kinh tế các vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng( điện, đường, trạm y tế, giáo dục, văn hoá...). Bên cạnh đó, ODA ccũng đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở các vùng đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng gặp nhiều khó khăn như khu vực miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền núi, Tây Nguyên...

Bảng 3 : Cơ cấu ODA theo vùng lãnh thổ

Đơn vị : Triệu USD

STT Các vùng lãnh thổ Tỷ lệ(%) Giá trị 1 Vùng núi Bắc Bộ 11,32 500 2 Đồng bằng sông Hồng 22,63 1000 3 Vùng miền Trung 19,46 860 4 Vùng Tây Nguyên 6,79 300 5 Đông Nam Bộ 14,93 660

6 Đồng bằng sông Cửu Long 24,8 1100

7 Tổng 100 4420

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Cho tới nay, vùng núi Bắc Bộ vẫn là khu vực nghèo nhất Việt Nam với 42% dân cư là các hộ còn ngèo đói. Từ năm 1993 đến nay, tổng vốn ODA thực hiện ở khu vực này chiếm11,32% tổng vốn ODA do các địa phương trong cả nước quản lý(tương ứng với 500 triệu USD), chưa kể các chương trình, dự án do các bộ ngành trung ương quản lý nhưng được thực hiện trên địa bàn. Các dự án tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo .

Theo bảng trên thì đồng bằng sông Cửu Long là nơi thu hút được nhiều ODA nhất 1100 triệu USD chiếm 24,8% trong tổng số ODA mà các địa phương quản lý.Trong đó, ODA vốn vay chiếm hơn 900 triệu USD còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại. Vốn ODA được ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trông thủy sản...và được bố trí tương đối

đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Nhiều chương trình, dự án đã hoàn thành và đang đi vào hoạt động, mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân.

Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, nơi lượng ODA đầu tư vào đây nhiều, đứng thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long với 22,63% tương ứng với 1 tỷ USD. Lượng vốn này tập trung chủ yéu vào vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng–Quảng Ninh. Các chương trình, dự án tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy lợi, xoá đói giảm nghèo, giao thông, vận tải, y tế, giáo dục...

Tây Nguyên là vùng thu hút được ít ODA nhất so với các vùng khác với số vốn đạt 300 triệu USD tương ứng vớu 6,79%(chưa kể các chươnmg trình, dự án do các bộ ngành trung ương quản lý). Vốn ODA vào vùng này đã góp phần đáng kể cho hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói, giảm nghèo...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn oda tại việt nam (Trang 31 - 37)