I. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA TẠI VIỆT NAM
1.4. Tình hình thu hút vốn ODA theo nhà tài trợ
Cho đến nay, nước ta đã có quan hệ hợp tác phát triển với 51 nhà tài trợ quốc tế song phương và đa phương và gần 600 tổ chức phi chính phủ quốc tế. Trong số đó, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, tổng số vốn của 3 nhà tài trợ này chiếm khoảng hơn 75% tổng giá trị các hợp đồng tín dụng cho vay.
* Nhật Bản
Với mục tiêu trợ giúp sự phát triển kinh tế –xã hội cho các nước đang và kém phát triển, cải thiện mức sống thấp cho nhân dân, do đó ODA của Nhật Bản thường tập trung vào Châu Á, là khu vực đông dân nghèo, lại đang có nhu cầu bức xúc về vốn và công nghệ để cải tổ nền kinh tế, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, trong đó có có Việt Nam. Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, giai đoạn 1994- 2006 đạt khoảng 16 tỷ USD, chiếm 45% tổng vốn ODA của cộng đồng quốc
tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó có khoảng 1,9 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại. Năm 2005, Nhật Bản cũng là quốc gia đứng đầu trong nhóm các nhà tài trợ với khoản ODA cam kết cho Việt Nam lên tới hơn 900 triệu USD. Năm 2006, với cam kết ODA dành cho Việt Nam là 835 triệu USD, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 4: Vốn ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam 2000-2004 (Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC)
Đơn vị : triệu USD
Năm tài khoá Vốn cam kết Giải ngân
2000 754 693
2001 640 329
2002 539 257
2003 685 377
2004 732 541
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Các dự án đầu tư ODA của Nhật vào Việt Nam được thông qua các cam kết đang ngày càng gia tăng, tỷ lệ giải ngân cũng đạt mức cao nhất so với các nhà tài trợ khác. Theo xu hướng này thì những năm tới vấn đề thu hút vốn
ODA sẽ tốt hơn và tỷ lệ giải ngân có thể sẽ cao hơn. Để tăng nguồn ODA vào
Việt Nam, Nhật sẽ khuyến khích các công ty của Nhật tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Năm nay, theo báo cáo của JBIC (Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản), Việt Nam đứng thứ 4 trong số các địa chỉ đầu tư của doanh nghiệp Nhật. Những dự án lớn của vốn ODA của Nhật Bản là vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành giao thông vận tải, điện lực...
ODA của Nhật đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển và đã hộ trợ tích cực vào công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là công cuôc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong những năm qua.
* Ngân hàng thế giới WB
Tính đến nay, WB đã cam kết tài trợ 41 dự án và chương trình cho việt Nam với tổng số vốn cam kết đạt hơn 5,87 tỷ USD(kể cả dự án thuỷ lợi Dầu Tiếng vay vốn WB tháng 8/1978).Tổng số vốn giải ngân đạt hơn 2,9 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng số vốn cam kết. Các dự mà WB tài trợ cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên cao của nhà nước như: nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng. Các dự án này đã có đóng góp tích cực và có hiệu quả vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cơ sở kinh tế, phát triển các dịch vụ xã hôi, tăng cường thể chế và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo.
Bảng 5: Vốn ODA của WB tài trợ cho Việt Nam 2000-2004
Đơn vị : triệu USD
Năm tài khoá Cam kết Giải ngân
2000 260 174,3
2001 399 278,4
2002 463 260,6
2003 468 467,0
Qua bảng trên, ta có thể thấy được tình hình cam kết ODA của WB danh cho Việt Nam tăng khá đều, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 tăng 15%so với năm 2000, và cho đến năm 2004 thì đã tăng lên 114% so với năm 2000. Điều này cho thấy các nhà tài trợ đã rất tin tưởng và ủng hộ Việt Nam
trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước .
* Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Cùng với hai nhà tài trợ lớn kể trên thì Ngân hàng phát triển Châu Á được đánh giá là một trong các nhà tài trợ chính cấp vốn ODA cho Việt Nam . Nguồn vốn của ADB được hình thành bởi hai nguồn vốn chính là: Nguồn vón đặc biệt (ADF) chủ yếu là vốn do các nước hội viên đóng góp.Và nguồn thứ hai là Nguồn vốn thông thường(OCR) chủ yếu được huy động từ thị trường quốc tế và một phần vốn góp của các nước hội viên. Với vai trò là người cung cấp tài chính cho các dự án hộ trợ cho sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, ADB còn đảm nhận tham gia vào các vấn đề mang tính chính sách, tạo sự phát triển bền vững và những vấn đè liên quan đén hợp tác khu vực. Trong những năm qua nguồn vốn ODA mà ADB cam kết dành cho Việt Nam tương đối đều qua các năm. Tổng giá trị vốn ODA cam kết từ năm 1993 đến nay khoảng gần 3,2 tỷ USD. Trong tổng vốn ADB đầu tư vào Việt Nam, ngành giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng nhất, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam khoảng 715 triệu USD. Các lĩnh vực ADB ưu tiên cho vay vốn là dành cho xây dựng đường bộ, cảng biển, hàng không, đường sắt...như: dự án “Khôi phục quốc lộ 1A’, dự án “ Xuyên Á’, đường tỉnh miền Trung.
Bảng 6: Vốn ODA của ADB tài trợ cho Việt Nam 2000-2004 Đơn vị : triệu USD
Năm tài khoá Cam kết Giải ngân
2000 189 171,0
2001 243 176,2
2002 192 185,2
2003 187 174,0
2004 195 147,4
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư * Một số nhà tài trợ khác
Ngoài ba nhà tài trợ trên, còn phải kể đến một số nhà tài trợ quốc tế quan trọng khác như: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức,Thuỵ Điển, Anh...và một số các thành viên thuộc khối Liên minh Châu âu (EU). EU cũng là một trong những đối tác viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Lượng vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam trong năm tới, năm 2007 đã có những dấu hiệu đáng mừng. Trong số các nước EU, Pháp cam kết ODA lớn nhất với 281,10 triệu euro, trong đó vốn vay đạt 246,50 triệu euro và viện trợ đạt 34,60 triệu euro. Kế đó là Anh với 74,85 triệu euro(toàn bộ là phần viện trợ ): Đan Mạch, với 64,9 triệu euro, trong đó viện trợ là 51,5 triệu euro... Theo EU, việc duy trì cam kết viện trợ không hoàn lại của năm 2007 cao hơn các năm trước đó, đã thể hiện rõ quan điểm của EU là tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đạt được chỉ tiêu quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010.
Bảng 7: Cam kết của các thành viên EU dành cho Việt Nam năm 2007
Đơn vị: triệu euro
Các quốc gia Viện trợ Vốn vay Tổng cam kết
Bỉ 9,65 6,03 15,68 Cộng hoà Czech 1,61 0 1,61 Đan Mạch 51,5 13,4 64,9 Phần Lan 18,3 0 18,3 Pháp 34,6 246,5 281,1 Đức 21,5 36,25 57,75 Hungary 0,39 0 0,39 Ireland 17,43 0 17,43 Italy 4,05 38,1 42,15 Luxembourg 10 0 10 BaLan 0,25 0 0,25 Hà Lan 45 0 45
Tây Ban Nha 14 5 19
Thụy Điển 31,5 0 31,5
Anh 74,85 0 74,85
EC 40 0 40
Tổng 374,63 345,28 719,91
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư
Nhìn chung, kể từ khi Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế chính thức nối lại cung cấp ODA cho Việt Nam, lượng cam kết ODA dành cho Việt Nam đang có chiều hướng phát triển, rõ nét nhất là trong những năm gần đây. Nguồn
vốn ODA đã giúp đất nước ta vững bước trên con đường cải cách kinh tế và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, để tiến hành được mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội, phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì không những Chính phủ chỉ cần quan tâm đến việc thu hút vốn mà còn phải biết quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.