Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Cơng nghệ là cơ quan thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý về khoa học công nghệ, gồm khối đơn vị chức năng quản lý nhà nước (Văn phòng Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Cục Sở hữu trí tuệ; Ban Quản lý khu cơng nghệ cao Hịa Lạc; Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; …) và khối đơn vị sự
nghiệp (Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; …).
Một số nhiệm vụ chính của Bộ Khoa học và Cơng nghệ có thể kể đến như: + Xây dựng và hướng dẫn cũng như tổ chức triển khai, giám sát việc chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ; quy định về quy trình, thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng và chuyển nhượng đối với tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức; chủ trì giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp và các tranh chấp thương mại có liên quan theo quy định pháp luật.
+ Thực hiện quản lý hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Việt Nam; hướng dẫn xây dựng và thẩm định các tiêu chuẩn quốc gia, tham gia xây dựng tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế; quản lý đối với mã số, mã vạch, nhãn hàng hóa; quản lý về chất lượng hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
+ Quản lý về ứng dụng năng lượng nguyên tử trong ngành kinh tế, kỹ thuật; quản lý an tồn bức xạ, an tồn hạt nhân, phóng xạ mơi trường, an ninh hạt nhân; quản lý mạng lưới quan trắc, cảnh báo phóng xạ mơi trường quốc gia; quản lý nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, chất thải phóng xạ.
+ Hướng dẫn, đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao; tổ chức triển khai các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ; huy động các nguồn lực để đầu tư cho hoạt động đổi mới, sáng tạo và phát triển hệ thống đổi mới, sáng tạo của quốc gia.
2.1.2Tổng quan công tác quản lý dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ
Bảng 1: Đơn vị tham gia quản lý dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ
STT Đơn vị Công việc phụ trách
1 Lãnh đạo Bộ Khoa
học và Công nghệ
Tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, giao cho cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung tại Luật Xây dựng; đảm bảo đáp ứng nguồn vốn nhằm triển khai dự án; kiểm tra công tác triển khai dự án của chủ đầu tư; tổ chức giám sát và đánh giá dự án theo quy định pháp luật; phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng dự án hoàn thành.
2
Các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Ban Quản lý khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, …)
- Tổ chức lập chủ trương đầu tư, lập dự án, hồ sơ xin phê duyệt quyết tốn trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tiến hành ban giao cho đơn vị thi công.
- Lựa chọn các cá nhân, tổ chức đáp ứng các yêu cầu theo quy định để tiến hành thi công, tư vấn giám sát, thí nghiệm, kiểm định chất lượng cơng trình và một số cơng việc khác.
- Kiểm tra cấu kiện, vật liệu, trang thiết bị thuộc dự án, tiến hành thí nghiệm vật liệu đầu vào; kiểm tra biện pháp thi cơng, biện pháp đảm bảo an tồn lao động, bảo vệ môi trường của nhà thầu thi công. - Tạm ứng, thanh toán và quyết toán cho nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết.
3 Các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành khoa học và công nghệ: là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, quản lý các dự án đầu tư do Bộ làm chủ đầu tư; làm chủ đầu tư các dự án khi được giao; nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác.
- Ban quản lý dự án thuộc chủ đầu tư: được các đơn vị trực thuộc Bộ thành lập để trực tiếp quản lý dự án do đơn vị làm chủ đầu tư. Ban quản lý này sẽ tự động giải thể khi dự án kết thúc hoặc tiếp tục thực hiện công tác quản lý các dự án khác khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Nguồn: Bộ Khoa học và Cơng nghệ
- Quy trình thực hiện dự án:
Trước mỗi kỳ trung hạn, căn cứ theo nhiệm vụ được giao và nhu cầu thực tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ gửi đề xuất các dự án dự kiến thực hiện trong kỳ trung hạn đó lên Văn phịng Bộ, làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông báo cho giai đoạn sau và được Quốc hội xem xét, quyết định giao cho Bộ.
Sau khi được giao kế hoạch vốn, Bộ sẽ căn cứ vào mức độ quan trọng của từng dự án và tiến hành phân bổ sao cho hợp lý. Dựa trên kế hoạch vốn được giao, các đơn vị sẽ tổ chức lập kế hoạch chi tiết tính từ thời điểm chuẩn bị đầu tư cho tới thời điểm kết thúc dự án, đưa vào sử dụng. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng được chia thành 4 giai đoạn chính, gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn phê duyệt dự án, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư và giai đoạn quyết toán dự án hoàn thành, đưa dự án vào sử dụng.
Ở giai đoạn chủ trương đầu tư, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiến hành lập hồ sơ xin phê duyệt chủ trương đầu tư và trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
Văn phòng Bộ và Vụ Kế hoạch – Tài chính sẽ phối hợp tiến hành thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cũng như kết hợp với một số đơn vị khác để thẩm định chủ trương đầu tư. Yếu tố quan trọng nhất cần phải tiến hành đánh giá, kiểm tra ở giai đoạn này là sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, tránh trường hợp đầu tư không hợp lý gây ra thất thốt, lãng phí nguồn vốn đầu tư cơng mà Bộ được giao.