1 .2Quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1 Tổng quan về hoạt động xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ
2.1.1Giới thiệu khái quát về Bộ Khoa học và Công nghệ
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý về khoa học công nghệ, gồm khối đơn vị chức năng quản lý nhà nước (Văn phòng Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Cục Sở hữu trí tuệ; Ban Quản lý khu cơng nghệ cao Hịa Lạc; Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; …) và khối đơn vị sự
nghiệp (Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; …).
Một số nhiệm vụ chính của Bộ Khoa học và Cơng nghệ có thể kể đến như: + Xây dựng và hướng dẫn cũng như tổ chức triển khai, giám sát việc chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ; quy định về quy trình, thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng và chuyển nhượng đối với tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức; chủ trì giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp và các tranh chấp thương mại có liên quan theo quy định pháp luật.
+ Thực hiện quản lý hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Việt Nam; hướng dẫn xây dựng và thẩm định các tiêu chuẩn quốc gia, tham gia xây dựng tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế; quản lý đối với mã số, mã vạch, nhãn hàng hóa; quản lý về chất lượng hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
+ Quản lý về ứng dụng năng lượng nguyên tử trong ngành kinh tế, kỹ thuật; quản lý an tồn bức xạ, an tồn hạt nhân, phóng xạ mơi trường, an ninh hạt nhân; quản lý mạng lưới quan trắc, cảnh báo phóng xạ mơi trường quốc gia; quản lý nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, chất thải phóng xạ.
+ Hướng dẫn, đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao; tổ chức triển khai các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ; huy động các nguồn lực để đầu tư cho hoạt động đổi mới, sáng tạo và phát triển hệ thống đổi mới, sáng tạo của quốc gia.
2.1.2Tổng quan công tác quản lý dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ
Bảng 1: Đơn vị tham gia quản lý dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ
STT Đơn vị Công việc phụ trách
1 Lãnh đạo Bộ Khoa
học và Công nghệ
Tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, giao cho cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung tại Luật Xây dựng; đảm bảo đáp ứng nguồn vốn nhằm triển khai dự án; kiểm tra công tác triển khai dự án của chủ đầu tư; tổ chức giám sát và đánh giá dự án theo quy định pháp luật; phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng dự án hoàn thành.
2
Các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, …)
- Tổ chức lập chủ trương đầu tư, lập dự án, hồ sơ xin phê duyệt quyết tốn trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tiến hành ban giao cho đơn vị thi công.
- Lựa chọn các cá nhân, tổ chức đáp ứng các yêu cầu theo quy định để tiến hành thi công, tư vấn giám sát, thí nghiệm, kiểm định chất lượng cơng trình và một số cơng việc khác.
- Kiểm tra cấu kiện, vật liệu, trang thiết bị thuộc dự án, tiến hành thí nghiệm vật liệu đầu vào; kiểm tra biện pháp thi cơng, biện pháp đảm bảo an tồn lao động, bảo vệ môi trường của nhà thầu thi cơng. - Tạm ứng, thanh tốn và quyết toán cho nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết.
3 Các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành khoa học và công nghệ: là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, quản lý các dự án đầu tư do Bộ làm chủ đầu tư; làm chủ đầu tư các dự án khi được giao; nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác.
- Ban quản lý dự án thuộc chủ đầu tư: được các đơn vị trực thuộc Bộ thành lập để trực tiếp quản lý dự án do đơn vị làm chủ đầu tư. Ban quản lý này sẽ tự động giải thể khi dự án kết thúc hoặc tiếp tục thực hiện công tác quản lý các dự án khác khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
Nguồn: Bộ Khoa học và Cơng nghệ
- Quy trình thực hiện dự án:
Trước mỗi kỳ trung hạn, căn cứ theo nhiệm vụ được giao và nhu cầu thực tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ gửi đề xuất các dự án dự kiến thực hiện trong kỳ trung hạn đó lên Văn phịng Bộ, làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thơng báo cho giai đoạn sau và được Quốc hội xem xét, quyết định giao cho Bộ.
Sau khi được giao kế hoạch vốn, Bộ sẽ căn cứ vào mức độ quan trọng của từng dự án và tiến hành phân bổ sao cho hợp lý. Dựa trên kế hoạch vốn được giao, các đơn vị sẽ tổ chức lập kế hoạch chi tiết tính từ thời điểm chuẩn bị đầu tư cho tới thời điểm kết thúc dự án, đưa vào sử dụng. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng được chia thành 4 giai đoạn chính, gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn phê duyệt dự án, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư và giai đoạn quyết tốn dự án hồn thành, đưa dự án vào sử dụng.
Ở giai đoạn chủ trương đầu tư, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiến hành lập hồ sơ xin phê duyệt chủ trương đầu tư và trình Bộ Khoa học và Cơng nghệ phê duyệt.
Văn phịng Bộ và Vụ Kế hoạch – Tài chính sẽ phối hợp tiến hành thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cũng như kết hợp với một số đơn vị khác để thẩm định chủ trương đầu tư. Yếu tố quan trọng nhất cần phải tiến hành đánh giá, kiểm tra ở giai đoạn này là sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, tránh trường hợp đầu tư không hợp lý gây ra thất thốt, lãng phí nguồn vốn đầu tư công mà Bộ được giao.
Sơ đồ 7: Giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiến hành lập hồ sơ xin phê duyệt dự án và trình cơ quan chun mơn về xây dựng để tiến hành thẩm định. Cùng với đó, cũng cần xin ý kiến góp ý của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, thỏa thuận cấp điện và thỏa thuận cấp nước, từ đó làm căn cứ để Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định đầu tư. Riêng với các dự án mua sắm thiết bị, hoặc các dự án xây lắp có sử dụng chi phí đầu tư thiết bị, cần có chứng thư thẩm định giá nhằm một lần nữa xác định mức giá trần của thiết bị làm cơ sở lập dự tốn dự án (trong đó phải nêu rõ tên loại tài sản, nhãn hiệu, model; công suất; chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng vật tư hàng hóa; hãng, quốc gia sản xuất; …).
Sơ đồ 8: Giai đoạn phê duyệt dự án
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Sau khi đã phê duyệt dự án, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiến hành lập các gói thầu cũng như trình lên người quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó cần nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, …), phương thức lựa chọn nhà thầu (một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, …), loại hợp đồng (hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, …), thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian thực hiện hợp đồng.
Khi đã có quyết định phê duyệt, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiến hành đăng tải kế hoạch được duyệt lên hệ thống đấu thầu quốc gia, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cũng như đánh giá hồ sơ dự thầu. Khi đã lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ điều
kiện để tiến hành thực hiện gói thầu, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiến hành thương thảo hợp đồng, ra quyết định và tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu được chọn.
Sơ đồ 9: Hình thức quản lý dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Đa phần các dự án do Bộ quản lý sẽ áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ đóng vai trị là người quyết định đầu tư sẽ giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành thực hiện, triển khai dự án tuân thủ tiến độ và nội dung được duyệt. Các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ thành lập Ban quản lý dự án hoặc thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành khoa học và công nghệ (do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập) để thực hiện công tác quản lý dự án. Việc thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành khoa học và công nghệ sẽ được thực hiện trong trường hợp chủ đầu tư không đủ người cũng như khả năng để thành lập Ban quản lý dự án, tuy nhiên, Ban quản lý dự án chuyên ngành chỉ có thể kinh nghiệm để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, đối với các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị, chủ đầu tư vẫn phải thành lập Ban quản lý dự án riêng để đảm bảo đủ trình độ để tiến hành thẩm định các trang thiết bị một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành đầu tư.
Sau khi hoàn thành các công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng, các đơn vị trực thuộc Bộ và nhà thầu phụ trách sẽ tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc đã hồn thành, gửi hồ sơ quyết tốn và thanh lý hợp đồng. Các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ căn cứ vào đó để tiến hành thanh toán cho nhà thầu dựa trên hợp đồng hoặc khối lượng công việc thực tế thi công trên công trường.
Sơ đồ 10: Giai đoạn thực hiện dự án
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Khi đã được đơn vị kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ và trình Bộ Khoa học và Cơng nghệ phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán quyết định việc kiểm tra thực tế tại hiện trường trong giai đoạn thẩm tra phê duyệt quyết toán.
2.1.3Nguồn vốn thực hiện dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ
Các dự án tại Bộ Khoa học và Công nghệ sử dụng nguồn vốn đầu tư công (ở đây gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị) để thực hiện đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.
Theo Khoản 3, Điều 33 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ giao cho Vụ Kế hoạch – Tài chính phối hợp với Văn phòng Bộ tiến hành thẩm định nguồn vốn và khả năng cấn đối vốn của các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công do Bộ quản lý.
2.1.3.1Vốn ngân sách nhà nước
Vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn được sử dụng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình dân dụng, có vai trị thúc đẩy kinh tế - xã hội cũng như tăng trưởng ổn định cho kinh tế của đất nước. Đây là nguồn vốn khơng hồn lại, thu hồi vốn chậm hoặc khơng có khả năng thu hồi vốn.
Trước mỗi kỳ trung hạn, căn cứ theo nhiệm vụ được giao và nhu cầu thực tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ gửi đề xuất các dự án dự kiến thực hiện trong kỳ trung hạn đó lên Bộ Khoa học và Cơng nghệ, làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thơng báo cho giai đoạn sau và được Quốc hội xem xét, quyết định giao cho Bộ.
Biểu đồ 1: Kế hoạch vốn hàng năm của một số cơ quan năm 2020 và năm 2021 dành cho đầu tư xây dựng
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao 283.864.000.000 đồng, trong đó kế hoạch vốn được cấp năm 2020 là 253.700.000.000 đồng, vốn kéo dài từ năm 2019 sang thực hiện năm 2020 là 30.164.000.000 đồng. Năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao 395.911.000.000 đồng, trong đó vốn kế hoạch cấp mới
năm 2021 là 312.900.000.000 đồng, vốn kéo dài từ năm 2020 sang thực hiện năm 2021 là 82.931.000.000 đồng.
Căn cứ theo Biểu đồ 1, đặc biệt nếu so sánh với một số cơ quan khác như Bộ Giao thông vận tải (kế hoạch vốn được cấp năm 2020 là 39.639.235.000.000 đồng, kế hoạch vốn được cấp năm 2021 là 42.499.799.000.000 đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (kế hoạch vốn được cấp năm 2021 là 11.034.606.000.000 đồng) hay Thành phố Hà Nội (kế hoạch vốn được cấp năm 2020 là 44.917.527.000.000 đồng), có thể thấy kế hoạch vốn hằng năm mà Bộ Khoa học và Cơng nghệ được cấp cịn tương đối thấp so với số vốn mà các Bộ và cơ quan khác được giao. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ hầu như chưa được đánh giá cao, kém hấp dẫn đầu tư, trừ một số dự án được đầu tư xây dựng tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ hay Ban quản lý Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc là đem lại nguồn thu từ việc đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị thì đa phần các dự án cịn lại chủ yếu nhằm cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới trụ sở làm việc hoặc đầu tư trang thiết bị chưa thực sự hiệu quả nên không đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, chưa đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vẫn phải phụ thuộc vào nguồn chi ngân sách nhà nước để chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp khoa học và cơng nghệ, …
2.1.3.2Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, hàng năm, sau khi đã trang trải toàn bộ các khoản thuế, chi phí và các khoản phải nộp khác, phần chênh lệch thu lớn hơn chi sẽ được đơn vị trích ít nhất 25% vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Nguồn vốn này sau đó sẽ được dùng để đầu tư và phát triển nhằm nâng cao hoạt động sự nghiệp của đơn vị, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện lao động, tổ chức đào tạo và nâng cao tay nghề của cán bộ, nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Việc sử dụng nguồn vốn từ Quỹ sẽ do thủ trưởng của đơn vị xem xét, quyết định, tuân thủ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đối với các dự án được