Tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý

Một phần của tài liệu Lê Văn Tuấn-820147-QLKT2A (Trang 25)

1 .2Quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.3 Tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý

- Lập kế hoạch: Bảo đảm các dự án đều được xác định rõ mục tiêu đầu tư, phạm vi thực hiện đầu tư, sơ bộ tiến độ thực hiện dự án, chi phí cần bỏ ra cũng như xác định được những rủi ro có thể tác động đến dự án, tiến hành phân tích và đề ra phương án ứng phó.

+ Các gói thầu phải được sử dụng hình thức đấu thầu phù hợp, tuân thủ đúng theo các quy định về đấu thầu. Công tác thực hiện lựa chọn nhà thầu của các gói thầu phải tuân thủ các quy định về đăng tải thông tin trong hoạt động đấu thầu.

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm tuân thủ quy định nêu trong hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt và các quy định về đấu thầu. Nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm tư cách hợp lệ cũng như các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm, hồ sơ dự thầu phù hợp với yêu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu.

+ Tỷ lệ tiết kiệm thông qua hoạt động đấu thầu:

- Quản lý tiến độ:

+ Ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác quản lý tiến độ, ví dụ như việc ứng dụng phần mềm Project, Excel trong công tác lập biệt đồ tiến độ thi cơng, phân bố nhân lực trong q trình thi cơng dự án.

+ Có các nguồn thơng tin giúp kiểm sốt tiến độ (gồm bảng ghi nhân công, ca máy, nhật ký thi công, …) cũng như kịp thời thay đổi tiến độ dự án dựa theo điều kiện thực tế trong quá trình triển khai.

+ Số vốn được phép kéo dài sang năm tiếp theo là nhiều hay ít. Trong trường hợp tỷ lệ giá trị được phép kéo nhỏ tương đương với tiến độ dự án được đảm bảo. Trong trường hợp tỷ lệ giá trị được phép kéo nhỏ tương đương với tiến độ dự án không được đảm bảo:

+ Số lượng dự án hoàn thành đảm bảo đúng hay chậm so với tiến độ đã đề ra. Trong trường hợp dự án hồn thành theo đúng tiến độ thì tương đương với cơng tác quản lý dự án có hiệu quả. Ngược lại, nếu dự án hoàn thành chậm hơn tiến độ đã đề ra tương đương với công tác quản lý dự án không hiệu quả.

+ Ứng dụng khoa học và cơng nghệ trong cơng tác thiết kế, mơ hình, tính tốn kết cấu, ví dụ như việc ứng dụng mơ hình thơng tin cơng trình – BIM; việc áp dụng các phần mềm tính tốn kết cấu như SAP, ETABS.

+ Vật liệu đầu vào, cấu kiến cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, được đưa đi thí nghiệm trước khi đưa vào sử dụng. Lựa chọn nhà thầu có đủ yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án. Tổ chức công tác nghiệm thu bằng văn bản với các cơng việc, hạng mục cơng việc hồn thành, đảm bảo tuân thủ đúng theo hồ sơ thiết kế cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

+ Số lượng dự án đã được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng, trong trường hợp sau một thời gian ngắn phải tiến hành cải tạo, sửa chữa thì cơng tác quản lý dự án khơng đảm bảo; số dự án vi phạm quy định về quản lý chất lượng.

+ Chênh lệch giữa giá trị quyết toán được duyệt so với giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu (trong trường hợp dự án không đảm bảo chất lượng so với thiết kế, tiêu chuẩn và quy chuẩn nên đơn vị kiểm toán yêu cầu thu hồi, nộp trả cho ngân sách).

- Quản lý kinh phí:

+ Số dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do phát sinh dẫn tới phải điều chỉnh; số dự án gây thất thốt, lãng phí.

+ Tình hình giải ngân vốn đầu tư công hàng năm của đơn vị được đánh giá (đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công).

+ Chênh lệch giữa giá trị dự tốn và giá trị quyết tốn dự án hồn thành (tức là chênh lệch giữa chi phí được giao và chi phí thực tế thực hiện dự án). Nếu dự án có giá trị quyết toán vượt giá trị dự tốn đã được giao thì cơng tác quản lý dự án khơng hiệu quả.

- Quản lý về an tồn lao động, bảo vệ mơi trường và phịng chống cháy nổ: + Các cá nhân tham gia công tác quản lý đều phải trang bị đầy đủ chứng chỉ an toàn lao động trước khi tham gia hoạt động thi cơng, đảm bảo an tồn lao động tại công trường cũng như tuân thủ đúng tiêu chuẩn về an toàn lao động đã được nhà nước quy định.

+ Dự án cần có phương án xử lý đối với các tác nhân ảnh hưởng tới mơi trường, cần đảm bảo q trình thực hiện, vận hành đưa vào sử dụng đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định về bảo vệ môi trường.

+ Dự án cần phải tuân thủ theo các quy định về phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hiện cũng như vận hành, đưa dự án vào sử dụng.

1.4Nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý

1.4.1Nhân tố chủ quan

1.4.1.1Nhân tố về con người

Những thay đổi khách quan, chủ quan liên tục xuất hiện trong suốt vòng đời của dự án là thách thức lớn, đặt ra yêu cầu đối với nhóm tham gia triển khai dự án phải bảo đảm tiếp cận đầy đủ thông tin và tham gia vào quá trình đánh giá và xử lý những thay đổi một cách nghiêm túc nhằm đạt được thành công trong giai đoạn triển khai và hồn thành dự án. Ví dụ, trong q trình triển khai, chủ đầu tư yêu cầu thay đổi đối với kích thước dầm để đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ đã dẫn tới việc phải thay đổi toàn bộ thiết kế. Trong trường hợp các cá nhân tham gia thi công tại công trường không nhận được thông tin đối với thay đổi nêu trên mà vẫn tiếp tục triển khai cơng tác thi cơng thì sau này sẽ phải tiến hành đập bỏ những đoạn dầm đã được thực hiện, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nhà thầu và chủ đầu tư. Tương tự, việc thay đổi kích thước dầm nêu trên cũng cần phải được đánh giá một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành triển khai, tránh trường hợp sau khi điều chỉnh thiết kế không bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dẫn tới việc công trình bị biến dạng, phá hoại sau này.

Các thành viên tham gia công tác quản lý cũng cần cung cấp đầy đủ hồ sơ năng lực, chứng chỉ hành nghề cũng như thường xuyên học tập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với công việc, hạng mục cơng việc ứng theo vị trí mà thành viên đó tham gia thực hiện, tránh để xảy ra trường hợp các thành viên tham gia không đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực cũng như kinh nghiệm gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cũng như tiến độ của dự án. Cùng với đó, phẩm chất của các thành viên tham gia công tác quản lý cũng là một trong những nhân tố cần được đưa lên hàng đầu. Việc các cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác quản lý khơng đảm bảo về phẩm chất, ví dụ như đưa nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ và quyền hạn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tham nhũng hay sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng khơng đúng mục đích sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, tiến độ của dự án đầu tư xây dựng.

1.4.1.2Nguyên vật liệu, cấu kiện đầu vào và máy móc, thiết bị

Nguyên vật liệu, cấu kiện đầu vào cần phải bảo đảm yêu cầu chất về lượng cũng như cung cấp đủ số lượng nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công của dự án. Do đặc thù, các dự án thường bao gồm nhiều công đoạn cũng như nguyên vật liệu, cấu kiện đầu vào, được ký kết qua nhiều nhà thầu khác nhau nên việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, cấu kiện đầu vào thường được diễn ra khá phức tạp. Ví dụ, trước khi tiến hành cơng đoạn đổ bê tơng cho cơng trình, đối với mỗi xe chở bê tông, chủ đầu tư sẽ yêu cầu lấy 3 mẫu có kích thước 100x100x100mm và thực hiện thí nghiệm đối với cả 3 mẫu nêu trên. Trong trường hợp xe bê tông không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, chủ đầu tư sẽ loại bỏ phần bê tơng đó và u cầu nhà cung cấp bồi thường thiệt hại.

Máy móc, thiết bị thực hiện thi công tại công trường cũng là một yêu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao kỹ thuật thi công cũng như năng suất lao động. Việc sử dụng máy móc, thiết bị đã cũ cũng làm tăng nhiên liệu tiêu hao, làm phát sinh chi phí trong q trình triển khai.

1.4.2Nhân tố khách quan

1.4.2.1Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật

Chất lượng của dự án sẽ được nâng cao tùy thuộc và trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, cụ thể:

- Sáng tạo ra vật liệu mới hoặc vật liệu thay thế: Dựa trên nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật từ đó tạo nên những vật liệu mới hoặc tạo nên những tính năng mới cho sản phẩm, vật liệu. Ví dụ, ban đầu, ngành xây dựng chỉ sử dụng nguyên vật liệu thô sơ như đất, rơm rạ, gỗ, đá, … để xây dựng nhà cửa. Dần dần, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại nguyên vật liệu mới đã ra đời như xi măng, bê tơng, sắt thép, gạch, … từ đó giúp cho cơng trình có được chất lượng và tuổi thọ cao hơn cũng như mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ.

- Cải tiến hoặc đổi mới trong công nghệ: Việc sử dụng công nghệ thi công hiện đại giúp cho tiến độ thi công được cải thiện, giảm chi chí cũng như nâng cao chất lượng thi công xây dựng. Ngành xây dựng những ngày đầu tiên đa phần sử dụng sức người, cuốc, xẻng để tiến hành thi công xây dựng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ, nhiều loại máy móc đã ra đời, ví dụ như cầu trục tháp, máy đào, máy xúc, máy ép cọc, … từ đó giúp cho con người có thể thi cơng những cơng trình phức tạp hơn cũng như giảm thời gian triển khai dự án.

1.4.2.2Các nhân tố về luật pháp

Đối với một dự án thuộc lĩnh vực nhất định, trước tiên đối với phương diện quản lý và tổ chức, chủ đầu tư cần tiến hành nghiên cứu các quy định riêng đối với từng lĩnh vực, địa phương, quy định pháp luật của nhà nước đối với từng giai đoạn thực hiện dự án. Các quy định liên quan tới dự án có thể kể đến như Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ mơi trường, ... Cùng với đó nhằm đảm bảo Chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan chấp hành quy định pháp luật, nhà nước đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn (Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam có liên quan (QCVN 07-4:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình giao thơng; TCVN 11823-2017 về thiết cầu đường bộ tại Việt Nam; TCVN 7957:2008 về tiêu chuẩn thiết kế thoát nước – mạng lưới cơng trình bên ngồi; …) cũng như để bảo đảm chất lượng dự án, tính mạng

con người, tài sản (Nghị định 136/2020/NĐ-CP về phịng cháy và chữa cháy; Thơng tư 04/2017/TT-BXD về quản lý an toàn lao động; …).

Nếu khơng có sự nghiên cứu kỹ đối với các nhân tố về luật pháp sẽ khiến cho quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư cơng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án cũng như kế hoạch ban đầu mà dự án đã đề ra. Ví dụ, hiện nay Thơng tư 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước và Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng đã lần lượt được thay thế bởi Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 và Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn tiến hành áp dụng Thông tư số 10/2020/TT-BTC và Thông tư 16/2019/TT- BXD để tính tốn tổng mức đầu tư nên phải tiến hành điều chỉnh lại đề phù hợp với quy định hiện hành.

1.4.2.3Các nhân tố về kinh tế

Công tác tổ chức quản lý chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi trình độ phát triển kinh tế và quan hệ sở hữu. Đối với các quốc gia bị hạn chế bởi trình độ phát triển, có thể thấy năng lực quản lý của chủ đầu tư cũng sẽ kém hơn, việc áp dụng các mơ hình, cơng cụ quản lý tiên tiến trong quá trình triển khai dự án cũng sẽ hạn chế hơn. Đa số các trường hợp, quyền sở hữu vốn và tài sản cũng có thể gây ảnh hưởng đến mơ hình quản lý của dự án.

Cùng với đó, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế như lạm phát, thất nghiệp cũng có tác động đến q trình quản lý dự án. Ví dụ cụ thể, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới, tính đến ngày 21/7/2008, giá xăng bán lẻ A92 tại Việt Nam đã tăng lên tới trên 30%, từ mức 14.500 đồng/lít lên mức 19.000 đồng/lít. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến kinh phí cần bỏ ra do xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác triển khai dự án.

1.4.2.4 Các nhân tố về chính trị, xã hội

Các nhân tố về chính trị, xã hội có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào từng thời điểm. Một số ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố chính trị, xã hội có thể kể đến như:

- Trong năm 2021, trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang hoành hành, do giá nguyên vật liệu tăng mạnh (giá bán thép đã được nhiều doanh nghiệp điều chỉnh tăng ở mức khoảng 17.000 – 192.000 đồng/kg; giá xi măng tại nhiều doanh nghiệp cũng được điều chỉnh tăng từ 5 – 7% tùy theo từng khu vực và chủng loại; …) nên nhiều dự án áp dụng cách tính tổng mức đầu tư dựa trên suất vốn đầu tư hoặc đơn giá nguyên vật liệu được quy định trên địa bàn tỉnh, thành phố trước đó gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh lại cơ cấu tổng mức đầu tư sao cho hợp lý.

- Xung đột giữa Nga và Ukraine trong thời gian gần đây đã khiến cho giá xăng dầu trên thế giới tăng giá. Nhiều hoạt động thi công xây dựng đều bị ảnh hưởng như công tác đổ bê tông sử dụng xe bồn để vận chuyển; công tác đào và vận chuyển sử dụng máy xúc và xe tải; …

2Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ

2.1Tổng quan về hoạt động xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ

2.1.1Giới thiệu khái quát về Bộ Khoa học và Công nghệ

Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý về khoa học công nghệ, gồm khối đơn vị chức năng quản lý nhà nước (Văn phòng Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Cục Sở hữu trí tuệ; Ban Quản lý khu cơng nghệ cao Hịa Lạc; Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương; Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; …) và khối đơn vị sự

nghiệp (Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam; Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; …).

Một số nhiệm vụ chính của Bộ Khoa học và Cơng nghệ có thể kể đến như: + Xây dựng và hướng dẫn cũng như tổ chức triển khai, giám sát việc chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ; quy định về quy trình, thủ tục đăng ký xác lập

Một phần của tài liệu Lê Văn Tuấn-820147-QLKT2A (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)