1 .2Quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và
2.2.1 Lập kế hoạch thực hiện dự án
Dựa trên kế hoạch vốn được giao, các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tổ chức lập kế hoạch chi tiết tính từ thời điểm chuẩn bị đầu tư cho tới thời điểm kết thúc dự án, đưa vào sử dụng và trình Bộ Khoa học và Cơng nghệ xem xét, phê duyệt gồm các công việc như: Khảo sát xây dựng; chuẩn bị mặt bằng xây dựng cơng trình; thi cơng xây dựng, mua sắm trang thiết bị; … Ở bước chủ trương đầu tư, đối với mỗi dự án, chủ đầu tư sẽ tiến hành lập kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng chi tiết. Bộ sẽ căn cứ vào kế hoạch đã lập ra để tiến hành phân bổ nguồn vốn của dự án từng năm sao cho hợp lý, từ đó giúp chủ đầu tư có cơ sở để bố trí vốn và thực hiện các bước tiếp theo.
Giá trị tổng mức đầu tư của dự án sẽ được các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ lập dựa trên giá xây dựng (suất vốn đầu tư, báo giá của các nhà cung cấp, giá xây dựng của các dự án tương tự), chỉ số giá xây dựng (chỉ số giá do địa phương cơng bố) và định mức xây dựng cơng trình. Đối với việc xác định khối lượng thi công xây dựng, có thể xác định theo định mức xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành (Thông tư số 11/2021 vào ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng; Thơng tư số 12/2021/TT-BXD vào ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức xây dựng; …). Tổng mức đầu tư sẽ bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác và dự phịng phí.
Mặc dù đã được nhà nước quy định tại các Thông tư, định mức, tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn trong q trình xác định tổng mức đầu tư. Theo Công văn số 638/BKHCN-VP ngày 08/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 và kế hoạch năm 2016-2017, trong
năm 2016, khi thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-CP về việc tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư, nhiều chủ đầu tư đã phải tiến hành rà sốt lại tồn bộ khối lượng đã thực hiện (bao gồm cả các hợp đồng đã ký và chuẩn bị ký) để điều chỉnh dự án sao cho phù hợp với kinh phí điều chỉnh (90% tổng mức đầu tư), phải cắt giảm một số hạng mục, lập hồ sơ điều chỉnh thiết kế trình cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định. Cùng với đó, do sự thay đổi của liên tục trong đơn giá, định mức, đặc biệt là trong thời gian gần đây, Thông tư 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 quy định về quyết tốn dự án hồn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước và Thông tư số 16/2019/TT- BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng lần lượt được thay thế bởi Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 và Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 đã khiến cho một số hạng mục cơng việc như chi phí kiểm tốn, chi phí thẩm tra phê duyệt quyết tốn phải điều chỉnh lại sao cho phù hợp với quy định mới.
Bảng 2: Số dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư
TT Năm Số dự án đánh
giá đầu tƣ
Số dự án thực hiện kiểm tra
Số dự án điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ 1 2017 17 6 0 2 2018 14 8 0 3 2019 17 6 0 4 2020 15 7 0 5 2021 7 5 0
Nguồn: Bộ Khoa học và Cơng nghệ
Việc gặp nhiều khó khăn đối với các quy định liên quan tới tổng mức đầu tư đã khiến cho các dự án thuộc Bộ phải kiểm sốt lại cơ cấu tổng mức đầu tư, tính tốn, cắt giảm một số hạng mục trong dự toán cũng như phải sử dụng đến nguồn dự phịng phí, vì vậy đã giúp cho khơng có dự án nào phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với dự toán ban đầu. Cùng với đó, theo ý kiến của một số cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng tại Bộ Khoa học và Công nghệ, theo
quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ, dự án đầu tư công được phân thành 2 loại: dự án đầu tư có cấu phần xây dựng và dự án khơng có cấu phần xây dựng. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn có liên quan đối với dự án khơng có cấu phần xây dựng, dẫn đến khó khăn trong việc xác định các chi phí quản lý dự án và tư vấn có liên quan đối với dự án khơng có cấu phần xây dựng.
Trong quá trình thực hiện dự án, thường xảy ra những rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai làm chậm tiến độ, tăng chi phí thực hiện dự án, ... Với các dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2016-2019, các rủi ro có thể kể đến như tính tốn thiếu khối lượng, đầu mục cơng việc, dự án bị thu hồi đất ngay trước thời điểm phê duyệt dự án, … Tới giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều dự án đã phải xin gia hạn kéo dài thời gian thực hiện sang năm tiếp theo hoặc xin dừng thực hiện do không đưa được trang thiết bị từ nước ngoài về Việt Nam cũng như các đợt giãn cách xã hội kéo dài khiến dự án xây dựng phải dừng thi công. Việc xảy ra những rủi ro trong quá trình đầu tư xây dựng sẽ dẫn tới phát sinh ngoài phạm vi đầu tư đã được đề ra ban đầu. Theo Báo cáo giám sát của Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2017 đến năm 2021, ta có:
Bảng 3: Số dự án phát sinh ngoài phạm vi đầu tư xây dựng
TT Năm Số dự án đánh
giá đầu tƣ
Số dự án thực hiện kiểm tra
Số dự án phát sinh ngoài phạm vi đầu tƣ xây dựng 1 2017 17 6 0 2 2018 14 8 0 3 2019 17 6 0 4 2020 15 7 1 5 2021 7 5 1
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ
Từ năm 2017 đến năm 2019, qua cơng tác kiểm tra và đánh giá, khơng có dự án nào phát sinh ngoài phạm vi đầu tư xây dựng. Đến năm 2020, qua công tác kiểm
tra và đánh giá, số dự án phát sinh ngoài phạm vi là 1 dự án trên 15 dự án được đánh giá (dự án Hợp tác xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc bổ sung kinh phí nhằm tăng cường các chương trình phát triển năng lực cho Viện Vkist). Năm 2021, số dự án phát sinh ngoài phạm vi là 1 dự án trên 7 dự án được đánh giá (dự án tòa nhà của cơ sở kỹ thuật về bảo vệ mơi trường cho điện hạt nhân phát sinh gói thầu nội thất gồm bàn ghế, thiết bị máy chiếu, thiết bị âm thanh, …). Việc để xảy ra phát sinh ngồi phạm vi đầu tư là do trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia các công tác lập, thẩm định dự toán đầu tư xây dựng chưa cao, chưa đủ kinh nghiệm dẫn tới việc xác định thiếu khối lượng cơng việc cần phải đầu tư. Việc tính tốn thiếu khối lượng sẽ dẫn tới việc phải trình Bộ phê duyệt bổ sung chi phí, gây khó khăn do phải thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-CP cũng như gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.