2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT DỘNG KTĐL TẠI VIỆT NAM
2.1.2. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập
Các phân tích tại chương 1 đã cho thấy nền tảng pháp lý chính là yếu tố tiên quyết để kiểm toán độc lập phát triển và phát huy tốt vai trị. Do đó, ngay từ những thời kỳ đầu khi KTĐL mới hình thành tại Việt Nam, nhà nước ta đã có ý thức trong việc xây dựng hành lang pháp lý riêng nhằm tạo điều kiện để kiểm tốn độc lập hoạt động cũng như tạo khn khổ để nhà nước quản lý thống nhất lĩnh vực này.
Văn bản pháp lý đầu tiên được ban hành để điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập là nghị định số 07-CP ngày 19/1/1994 của Chính phủ về quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Tiếp đó, nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 được ban hành thay thế cho nghị định số 07/CP. Nghị định 133/2005/NĐ- CP ngày 31/10/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105 đã xây dựng nền tảng pháp lý căn bản cho hoạt động KTĐL tại Việt Nam. Song song với đó, nhà nước cũng ban hành một số văn bản pháp luật quy định về quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán, hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán và một số văn bản khác có liên quan.
Cột mốc đáng chú ý tiếp theo là sự ra đời của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ra đời ngày 29/03/2011, đánh dấu sự kiện KTĐL đã được điều chỉnh bởi Luật - văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Luật gồm 8 chương, 64 điều, quy định về các nguyên tắc, điều kiện, phạm vi và hình thức hoạt động KTĐL, quyền và nghĩa vụ của KTV cũng như đơn vị kiểm tốn, cho thấy vai trị của KTĐL trong nền kinh tế ngày càng to lớn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KTĐL.
Sau đó, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định số 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật KTĐL. Một loạt các thông tư của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành nghị định đã giúp luật nhanh chóng được áp dụng trong hoạt động kiểm tốn thực tiễn, có thể kể đến như: Thơng tư 129/2012/NĐ-CP quy định về Chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế tốn; Thơng tư 150/2012/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho KTV hành nghề; Thông tư 202/2012/TT-BTC Hướng dẫn về đăng ký, quản lý và công khai danh sách KTV hành nghề; Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013;
Tháng 9/2013, chính phủ ban hành nghị định 105/2013/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập lần đầu tiên làm rõ hơn vai trò và trách nhiệm pháp lý của KTV.
Yếu tố chất lượng cuộc kiểm toán cũng được quan tâm đặc biệt và được “luật hóa” thành hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp của lĩnh vực kiểm toán độc lập. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) gồm 37 chuẩn mực đầu tiên được Bộ Tài chính ban hành tháng 12/2012. Sau đó từ 2013 - 2015, 10 chuẩn mực tiếp theo về dịch vụ đảm bảo, các dịch vụ liên quan và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tiếp tục được bổ sung. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam được xây dựng bởi Bộ Tài chính phối hợp với hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA), trên cơ sở tham khảo các chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế hiện hành của IFAC. Các chuẩn mực kiểm toán được ban hành đã tạo một quy chuẩn chung, một “bản lề” thống nhất dưới sự quản lý, giám sát của nhà nước để các DN kiểm toán giữ vững chất lượng các cuộc kiểm toán.
Bên cạnh đó, nhằm tạo mơi trường minh bạch, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp KTĐL, các quy định về kiểm sốt chất lượng kiểm tốn đã được chính phủ ban hành như quyết định số 32/2007/QĐ-BTC về quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán số 220 về kiểm soát chất lượng cuộc kiểm tốn BCTC ban hành kèm thơng tư số 214/2012/TT-BTC ngày 6/12/2012 và thông tư 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014.
Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng nền tảng pháp lý về KTĐL tại nước ta đã được xây dựng một cách cơ bản, chi tiết từ Luật đến nghị định hướng dẫn và thông tư triển khai chi tiết, bao quát hầu hết các vấn đề của QLNN về KTĐL như: quy định nhằm đảm bảo tính độc lập của KTĐL; Các chuẩn mực kiểm tốn làm căn cứ đánh
giá chất lượng KTĐL; trình độ và năng lực của KTV hành nghề; quyền và trách nhiệm pháp lý của KTV cùng các chủ thể kiểm toán.