2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠ
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Mơ hình tổ chức QLNN đối với KTĐL chưa phù hợp
Việc tập trung tất cả hoạt động vào cơ quan duy nhất là Bộ Tài chính theo mơ hình quản lý tập trung đã gây “quá tải” cho công tác quản lý nhà nước tại trung ương, khối lượng cơng việc q lớn, tính chất cơng việc chun ngành, phức tạp. Trong khi đó, hoạt động kiểm tốn hiện nay đã diễn ra tại các doanh nghiệp trên khắp cả nước, các DNKT cũng có xu hướng mở rộng chi nhánh đến nhiều các địa phương. Thiếu cơ chế phân cấp, phối hợp với các cơ quan địa phương đã khiến quản lý, giám sát KTĐL còn nhiều hạn chế.
Chưa chú trọng đầu tư vào nhân lực quản lý nhà nước đối với KTĐL
Không chỉ các công ty cạnh tranh với nhau để có nguồn nhân sự tốt mà chính các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có cơ chế để thu hút nhân tài. Từ cơng việc xây dựng, ban hành chính sách cho đến tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đều cần đến nhân lực có chun mơn cao, đặc biệt là với một ngành chuyên môn đặc thù như KTĐL. Trong khi đó, phần lớn nhân lực QLNN về KTĐL đều chưa có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm tốn thì rất khó để ổn định tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý giám sát hoạt động KTĐL.
Chưa xây dựng được các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ QLNN chặt chẽ, tức thời
Hiện nay, chưa có phần mềm phân tích số liệu và đưa ra dự báo, cảnh báo sớm các rủi ro để hỗ trợ công tác giám sát KTĐL, cũng chưa xây dựng được hệ thống công nghệ thông tin, liên thơng dữ liệu giữa Cục Giám sát Kế tốn, Kiểm toán, UBCKNN với các DNKT, dẫn đến khó phát hiện và kiểm sốt các hành vi vi phạm của DNKT,
KTV hành nghề và đơn vị được kiểm toán, đồng thời các cơ quan quản lý cấp cơ sở và các ban ngành liên quan cũng khó tra cứu thơng tin khi có tình huống phát sinh.
Kênh truyền thơng, cập nhật thông tin giữa các cơ quan QLNN với nhau cũng như giữa cơ quan QLNN với các DNKT vẫn là các văn bản giấy, vừa tiêu tốn nhiều nguồn lực, kéo dài thời gian truyền tin do phải gửi qua bưu điện đồng thời gây khó khăn trong quản lý, giám sát KTĐL.
Nhận thức của xã hội về KTĐL chưa thật sự đúng đắn
Nhận thức của xã hội về KTĐL đã có chuyển biến, tuy nhiên chưa thực sự sâu sắc. Chỉ một nhóm nhỏ các nhà đầu tư có nghiên cứu sâu về doanh nghiệp, có kiến thức tài chính tốt thì sẽ quan tâm đến các báo cáo minh bạch và chú ý đến từng chi tiết trong kết luận kiểm tốn. Trong khi đó, phần đơng đối tượng xem BCTC được kiểm tốn thì chỉ chú ý đến ý kiến kiểm tốn cuối cùng là chấp nhận hay không, chấp nhận tồn phần hay một phần. Đó là cịn chưa kể đến việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ tham gia đầu tư ngắn hạn đang chiếm một tỷ lệ lớn trên thị trường chứng khốn. Họ chủ yếu đầu cơ theo “sóng” thị trường và ít quan tâm đến nội tại doanh nghiệp nên càng không quan tâm đến các báo cáo kiểm toán và khơng hiểu được vai trị của chúng.
Nhận thức của xã hội về KTĐL đang là rào cản vơ hình kiềm chế sự phát triển của KTĐL tại nước ta.
Các nguyên nhân từ nội tại DNKT và các kiểm toán viên
Thực tế hiện nay nhiều DNKT, KTV hành nghề chưa nhận thức đầy đủ về vai trị của KTĐL, các rủi ro có thể gây ra cho các đối tượng trong nền kinh tế khi ý kiến kiểm tốn khơng cịn đảm bảo tính độc lập, khách quan. Đồng thời, một bộ phận KTV và DNKT có ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc, vì yếu tố lợi nhuận và thị phần mà bất chấp rủi ro kiểm toán, bắt tay với khách hàng để che dấu những sai phạm nhằm làm đẹp BCTC của khách hàng, giảm giá phí hợp đồng để giữ chân khách hàng dù gây rủi ro không đảm bảo chất lượng kiểm tốn.
Trong khi đó, hệ thống pháp lý cịn thiếu chính sách để KSCL hoạt động kiểm tốn. DNKT chưa có quy chế KSCL kiểm tốn, hoặc có ban hành nhưng chỉ mang tính chất đối phó, khơng thực hiện nghiêm túc.