Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của công tác quản lý

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 54 - 56)

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

2.3.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của công tác quản lý

về kiểm toán độc lập

a) Về cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát

Trước năm 2005, chức năng kiểm tra, giám sát KTĐL do Bộ Tài chính đảm nhiệm. Từ năm 2006 đến năm 2014, Bộ Tài chính giao cho VACPA kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm tốn. Từ năm 2015 đến nay, Bộ Tài chính khơng ủy quyền cho VACPA nữa mà trực tiếp phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động KTĐL theo thông tư 157/2014/TT-BTC

Công tác kiểm tra giám sát KTĐL được phối hợp giữa UBCKNN và Cục Quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn. Trong đó, UBCKNN kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán thực hiện tại các doanh nghiệp có lợi ích cơng chúng niêm yết trên sàn chứng khoán; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán phụ trách các doanh nghiệp còn lại. Việc phân chia khách thể kiểm tốn thành hai nhóm trên cũng phù hợp với xu hướng quốc tế.

Tuy nhiên, điều này cũng sinh ra nhiều bất cập và thủ tục hành chính phiền hà khi DNKT đủ điều kiện để kiểm tốn cho các cơng ty niêm yết lại phải làm hồ sơ và nhận được sự phê duyệt của cả hai cơ quan là UBCKNN và Cục Quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn. Ngồi ra, khi đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, Ủy ban Chứng khốn thường tập trung vào tính tn thủ, minh bạch của các BCTC mà không đánh giá hệ thống KSCL trong DNKT và chất lượng của các hợp đồng kiểm toán đã hồn thành.

Do đó, cần có một tổ chức giám sát độc lập với nhân sự chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn dày dặn chịu trách nhiệm chính trong q trình kiểm tra, giám sát

KTĐL, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm tốn và sự chính xác, minh bạch của thơng tin cung cấp cho nền kinh tế.

b) Về nội dung kiểm tra, giám sát

Nội dung kiểm tra, giám sát KTĐL bao gồm:

- Kiểm tra việc thiết kế và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ trong doanh nghiệp kiểm toán.

- Kiểm tra các hợp đồng dịch vụ kiểm tốn đã hồn thành

- Kiểm tra tính tuân thủ các quy định khác như điều kiện kinh doanh, điều kiện hành nghề, các nghĩa vụ khác,...

- Giám sát chất lượng kiểm toán qua Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm của doanh nghiệp kiểm toán và báo cáo kiểm tốn của nhóm khách thể bắt buộc.

Hiện nay, nội dung kiểm tra, giám sát KTĐL ở nước ta mới chỉ xoay quanh tính tuân thủ pháp luật mà chưa đi sâu vào chất lượng của dịch vụ KTĐL.

Cán bộ tham gia kiểm tra, giám sát đều chưa qua thực tế hành nghề, gần như khơng có các KTV nhiều kinh nghiệm kỳ cựu tham gia đoàn kiểm tra, dẫn đến nội dung kiểm tra về mặt chuyên môn, nghiệp vụ bị thực hiện hời hợt. Thời gian kiểm tra cũng tương đối ngắn nên không thể đào sâu hết vấn đề, làm tăng rủi ro bỏ lọt sai phạm.

c) Về hình thức kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra KTĐL hiện nay được thực hiện theo hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp.

Kiểm tra trực tiếp

Kiểm tra trực tiếp được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất. - Về kiểm tra định kỳ:

UBCKNN thực hiện kiểm tra ít nhất 3 năm một lần, Cục Quản lý, giám sát kế tốn, kiểm tốn kiểm tra ít nhất 4 năm một lần với các DNKT cho các đơn vị có lợi ích cơng chúng thuộc lĩnh vực chứng khốn. Các DNKT cịn lại được kiểm tra ít nhất

5 năm một lần. DNKT đó sẽ tiếp tục bị kiểm tra lại ngay sau 1-2 năm tiếp theo nếu kết quả kiểm tra ở mức không đạt yêu cầu trở xuống.

- Về kiểm tra đột xuất:

DNKT bị kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu sai phạm có thể dẫn đến rủi ro kiểm tốn lớn, có tranh chấp giữa cổ đơng trong DNKT hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về hành vi không tuân thủ pháp luật của DNKT.

Kiểm tra gián tiếp:

Một số DNKT và KTV hành nghề được lựa chọn để làm kiểm tra gián tiếp. Các DNKT và KTV này sẽ tự lập một Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm tốn theo mẫu có sẵn tại Thơng tư số 157/2014/TT-BTC. Do sử dụng chung một mẫu báo cáo nên khó thể hiện được thực trạng thực tế cá biệt của từng DNKT. Đồng thời, báo cáo này thường có độ tin cậy khơng cao do được thực hiện một phía từ bên “bị kiểm tra” mà khơng có sự kiểm tra, đối sốt lại.

d) Về phương pháp kiểm tra, giám sát

Thực tiễn tại công ty Nexia STT cho thấy, các hợp đồng kiểm toán bị kiểm tra sẽ bao gồm 50% do kiểm tra viên chọn ngẫu nhiên, 50% còn lại do DNKT tự lựa chọn để trình kiểm tra. Chắc chắn rằng các DNKT sẽ lựa chọn các hợp đồng kiểm tốn khơng có rủi ro sai phạm để đưa ra kiểm tra, hoặc trước khi cung cấp hồ sơ kiểm tốn thì đã “làm đẹp” trước cho các báo cáo và giấy tờ làm việc. Điều này khiến công tác kiểm tra, giám sát giảm bớt hiệu quả, gây tốn thời gian và nguồn lực không đáng. Thực tế từ năm 2016 đến nay, qua kết quả kiểm tra của UBCKNN cũng như Cục Quản lý, Giám sát Kế toán Kiểm toán, 10% - 15% trong số các DNKT được kiểm tra định kỳ vẫn bị đánh giá ở mức không đạt yêu cầu hoặc mức yếu kém. Nếu công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện sâu sắc hơn, tỉ lệ này có thể cịn cao hơn nữa, cho thấy chất lượng dịch vụ kiểm tốn tại các DNKT cịn chưa đồng đều, nhiều DNKT không đảm bảo chất lượng dịch vụ cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu Bùi Thị Thắm - 820139 - QLKTK2A (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)