2.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NEXIA STT
2.2.2. Các dịch vụ của công ty TNHH Nexia STT
Trải qua quá trình hơn 15 năm hình thành và phát triển, Nexia STT đã từng bước mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Hiện nay, Nexia STT đang cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau:
Dịch vụ kiểm toán
Hiện nay, Nexia STT đang áp dụng theo phương pháp kiểm toán chuẩn của Nexia International, trong đó, cốt lõi của dịch vụ là tập trung vào đánh giá rủi ro và tinh thần xây dựng nhằm đem lại giá trị cho khách hàng. Mỗi cuộc kiểm toán đều được sự giám sát và trực tiếp tham gia bởi các giám đốc kiểm toán (Partner). Các chủ nhiệm kiểm tốn giàu kinh nghiệm với trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt sẽ trực tiếp triển khai cuộc kiểm toán.
Các dịch vụ bao gồm: - Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán theo tiêu chuẩn GAAP Quốc tế và địa phương - Kiểm toán soát xét
- Kiểm toán điều tra - Kiểm toán nội bộ - Báo cáo quyết toán
Dịch vụ tư vấn
Dịch vụ này giúp các nhà đầu tư giải quyết những khó khăn trong kinh doanh tại Việt Nam. Mục tiêu của Nexia STT trong lĩnh vực này là giúp các nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách loại bỏ gánh nặng của các thủ tục hành chính phức tạp, tối ưu các quy trình làm việc với chi phí hợp lý. Nexia STT cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thực tế, đồng thời tối đa hóa tính tn thủ pháp luật, loại bỏ những rủi ro tiềm ẩn.
Dịch vụ tư vấn bao gồm:
- Tư vấn đầu tư và mơ hình doanh nghiệp - Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp
- Hỗ trợ dự án và hợp đồng
- Tư vấn và tuân thủ pháp luật về nguồn nhân lực
- Dịch vụ thư ký doanh nghiệp và dịch vụ quản lý con dấu - Hệ thống đường dây hỗ trợ (Hệ thống báo cáo nội bộ) - Dịch vụ mua bán, sáp nhập và sốt xét
- Mơi giới và tư vấn mua bán và sáp nhập bất động sản - Tái cơ cấu, giải thể và đóng cửa doanh nghiệp
- Đăng ký với các cơ quan chức năng.
Dịch vụ tư vấn thuế trong nước và quốc tế
Quản lý thuế và sự tuân thủ pháp luật là những vấn đề cốt lõi ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Dựa trên kiến thức chuyên sâu của Nexia STT về các thủ tục thuế quốc tế cũng như sự làm việc chặt chẽ với các cơ quan thuế Việt Nam, Nexia STT có thể cung cấp các giải pháp thiết thực cho các doanh nghiệp
trong nước và quốc tế để đạt được mục tiêu tuân thủ pháp luật và tối ưu thuế cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ tư vấn hoạch định thuế
- Dịch vụ kiểm tra soát xét tuân thủ thuế
- Dịch vụ kê khai tuân thủ các quy định pháp luật và tính lương
- Dịch vụ soát xét trước khi thanh quyết toán thuế và tham gia hỗ trợ thanh quyết toán thuế
- Dịch vụ rà soát thuế và soát xét chẩn đoán thuế - Hồn thuế và thanh quyết tốn thuế
- Dịch vụ chuẩn bị và lập hồ sơ kê khai thuế
- Hoạch định thuế đối với cá nhân và doanh nghiệp - Dịch vụ khiếu nại về thuế
- Kiểm soát thuế và kê khai thuế
Dịch vụ tư vấn kế tốn và tài chính doanh nghiệp
Đây là dịch vụ mở rộng của Nexia STT, cho phép phân tích, xử lý dữ liệu kế toán và lập hồ sơ các giao dịch một cách hiệu quả nhất. Dịch vụ này bao gồm:
- Xây dựng bộ máy kế toán và thực hiện các đăng ký cần thiết theo quy định của pháp luật
- Lập báo cáo tài chính - Soát xét số liệu
- Dịch vụ kế toán trưởng - Lập và lưu giữ các hồ sơ…
2.2.3. Hoạt động kiểm tốn của cơng ty
a) Về đặc điểm tổ chức cơng tác kiểm tốn của cơng ty
Tại công ty TNHH Nexia STT, một đồn kiểm tốn sẽ có từ 4-7 nhân sự tham gia. Số nhân sự cụ thể tham gia vào mỗi cuộc kiểm toán sẽ tùy thuộc vào đánh giá trước cuộc kiểm tốn như: khối lượng cơng việc, quy mơ khách hàng, độ phức phức tạp của cơ cấu tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Thành viên chịu trách nhiệm cao nhất (Partner): người này khơng tham gia thực hiện các thủ tục kiểm tốn chi tiết nhưng là người soát xét, chịu trách nhiệm cho chất lượng cuối cùng của cuộc kiểm toán và cũng là người ký báo cáo kiểm toán.
- Chủ nhiệm kiểm toán (Manager in-charge): là người giữ nhiệm vụ rà sốt tổng quan và tìm ra các vấn đề cịn nghi vấn. Những người trực tiếp thực hiện kiểm tốn phải giải trình cho các nghi vấn đó.
- Các trưởng nhóm kiểm tốn (Senior in-charge): thường là kiểm tốn viên đã có 3-5 năm kinh nghiệm làm việc, là người trực tiếp tham gia và chỉ đạo cơng việc kiểm tốn diễn ra tại công ty khách hàng để đưa ra báo cáo kiểm toán.
- Các Trợ lý Kiểm toán viên (Audit Assistant hoặc Inter Audit Assistant): là những nhân sự thực hiện chi tiết các cơng việc kiểm tốn (như chịu trách nhiệm kiểm toán phần hành được giao, đối chiếu sổ sách, gửi các thư xác nhận…) và báo cáo với trưởng nhóm các vấn đề phát hiện được.
- Một số thành viên khác nếu cần thiết, như: Chuyên gia về Thuế; Chuyên gia công nghệ thông tin hoặc Chuyên gia thẩm định giá.
Đây là mơ hình kiểm tốn “3 tấm lưới lọc”, nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán đầy đủ, chính xác trên các khía cạnh trọng yếu. Các báo cáo kiểm tốn được thực hiện bởi các trợ lý kiểm tốn, KTV, sau đó được “phản biện” và sốt xét thêm 2 lần bởi chủ nhiệm kiểm toán (manager) và người phụ trách cuộc kiểm toán (partner).
b) Chương trình kiểm tốn mẫu của cơng ty TNHH Nexia STT
Quy trình kiểm tốn tại Nexia STT gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán với phương pháp kiểm tốn là “hình phễu rủi ro”. Điểm nổi bật trong chương trình kiểm tốn mẫu tại cơng ty Nexia STT là quá trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán rất đầy đủ, chi tiết. Trước khi quyết định tham gia kiểm tốn, ngồi việc xem xét: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện, đồn kiểm tốn cịn đánh giá các rủi ro còn lại (remaining risk). Điều này làm giảm rủi ro kiểm tốn, đồng thời giúp các KTV có cái nhìn rõ hơn về khách thể kiểm toán để dự đoán các tài khoản dễ phát sinh sai sót, gian lận, từ đó có kế hoạch kiểm tốn phù hợp, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán trong thời gian kiểm toán giới hạn.
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm tốn chi tiết của cơng ty Nexia STT
Trong đó:
(1) Liên hệ các rủi ro phát hiện được với các thủ tục kiểm sốt chính (2) Đánh giá mức độ phù hợp của các thủ tục kiểm soát
(3) Kiểm tra mức độ hoạt động thực tế của các thủ tục kiểm soát (4) Rủi ro được giảm đến mức chấp nhận được
Các bước trong sơ đồ trên tương ứng với 3 giai đoạn kiểm tốn: Đánh giá tính trọng yếu Đánh giá ban đầu về rủi ro Phân tích kinh doanh BAF BIF Thủ tục kiểm soát tầm cao Thủ tục kiểm soátđặc biệt 1234 Xác định các rủi ro cịn lại BPR
Xác định và tìm nguyên nhân rủi ro Đối chiếu với BCTC
Xác định và thực hiện các thử nghiệm cơ bản Kiến nghị hồn thiện Thủ tục phân tích Thử nghiệm cơ bản Các tài khoản trọng yếu rủi ro thấp Các yêu cầu chuyên môn Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Các yêu cầu và quy định trong
giai đoạn lập BCTC
● Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn này bao gồm việc thực hiện các thủ tục đánh giá trọng yếu, phát hiện các rủi ro, từ đó xác định các vấn đề quan trọng và quyết định phương pháp kiểm tốn. Q trình này định hướng chiến lược cho cuộc kiểm toán, giúp khoanh vùng các tài khoản, phần hành có rủi ro gian lận, sai sót trọng yếu để tập trung nguồn lực và thực hiện thêm các thủ tục bổ trợ. Đồng thời dựa trên các nghiên cứu thông tin ở giai lập kế hoạch, đồn kiểm tốn có thể phát hiện các lỗ hổng quản lý và tư vấn các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho khách hàng.
● Giai đoạn lập kế hoạch gồm các công việc:
- Đánh giá tính trọng yếu qua điểm chuẩn trọng yếu và phần trăm (%) sai phạm theo công thức:
Độ trọng yếu = Điểm chuẩn trọng yếu * Phần trăm sai phạm (%)
Đồn kiểm tốn cũng xác định các cấp độ trọng yếu: trọng yếu tổng thể, trọng yếu thực hiện và các sai sót có thể bỏ qua.
Thực hiện các phân tích kinh doanh BAF (Business Analysis Framework): gồm phân tích mơi trường kinh doanh, chủ sở hữu, đối tác, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, ban điều hành, quy trình sản xuất kinh doanh…
- Phân tích thơng tin hệ thống BIF (Business Information Framework) và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh BPR (Business Performance Review), cụ thể:
+ Đánh giá kết quả kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, so sánh với kế hoạch kỳ vọng
+ Phân tích, so sánh báo cáo tài chính qua các năm, xác định những khoản mục có nhiều thay đổi hoặc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn/tài sản, tiềm ẩn rủi ro có sai phạm trọng yếu.
Ở giai đoạn này, KTV phải thực hiện đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp, từ đó xác định các rủi ro tiềm ẩn, các lỗ hổng còn tồn tại trong hệ thống kiểm sốt nội bộ khiến khơng ngăn chặn được các sai sót/gian lận có thể xảy ra. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, rủi ro kiểm sốt cao thì đồn kiểm tốn sẽ phải tăng cường các thủ tục kiểm toán chi tiết và các thủ tục bổ trợ khác.
Các công việc cụ thể gồm: kiểm tra thủ tục kiểm soát cơ bản thơng qua tìm hiểu các quy trình, chính sách của cơng ty; đánh giá sự phù hợp của các hoạt động kiểm sốt nội bộ được cơng ty thiết kế; cuối cùng kiểm tra thực tế xem các thủ tục kiểm sốt có được thực hiện đúng quy định và liên tục, đồng bộ hay không.
Sau bước này, đồn kiểm tốn sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết (Substantive Testing). KTV sẽ bắt đầu bằng việc thực hiện phân tích các tài khoản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, các biến động số dư tài khoản có thay đổi đáng kể, bất thường qua các tháng. Từ đây, KTV thu hẹp được phạm vi nghi vấn có thể có rủi ro sai phạm, tiến hành chọn mẫu để trắc nghiệm số dư và kiểm tra trực tiếp chứng từ của một số nghiệp vụ. Phương pháp chọn mẫu Nexia STT đang áp dụng là chọn mẫu số lớn. Sau đó, KTV lập danh sách các bút tốn cần điều chỉnh và trao đổi lại với khách hàng.
● Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện các cơng việc nhằm mở rộng vấn đề, có tính chất dự báo, cảnh báo về các biến động tương lai như: các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo có thể có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp; xem xét khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp; dự đoán các rủi ro gian lận, các lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng...
Cuối cùng, KTV đưa ra ý kiến kiểm toán cuối cùng, lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý để trao đổi với khách hàng kết quả của cuộc kiểm toán, các phát hiện quan trọng của KTV cũng như một số tư vấn để doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động và phòng tránh các rủi ro tài chính có nguy cơ cao.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kiểm tốn độc lập tại Việt Nam từ góc nhìn của cơng ty TNHH NEXIA STT từ góc nhìn của cơng ty TNHH NEXIA STT
2.3.1. Thực trạng xây dựng hệ thống pháp lý và các chính sách đối với kiểm tốn độc lập độc lập
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và cải tiến không ngừng, các quy định pháp lý làm nền tảng cho QLNN đối với KTĐL đã từng bước được hồn thiện. Có thể thấy rõ 3 giai đoạn phát triển của hệ thống pháp lý quản lý KTĐL tại Việt Nam như sau:
Giai đoạn năm 1991 - 1998
Đây là thời kỳ đặt những “viên gạch” đầu tiên cho hành lang pháp lý đối với KTĐL nước ta. Song song với việc thành lập hai cơng ty kiểm tốn độc lập đầu tiên, nhà nước đã có tầm nhìn phải tạo dựng một mơi trường pháp lý vững chắc để KTĐL có điều kiện phát triển trong tương lai, đồng thời giữ vững vai trị kiểm sốt của quản lý QLNN với lĩnh vực mới này. Trong giai đoạn này, nhà nước ban hành 01 Nghị định (Nghị định 07-CP); 01 Thông tư (Số 22-TC/CĐKT) và 01 Quyết định (Quyết định 237/TC/QĐ/CĐKT).
Tuy vậy, các chính sách pháp luật đối với KTĐL thời kỳ này cịn rất sơ khai. Chưa có chuẩn mực kiểm tốn hay chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để hướng dẫn các cơng ty kiểm tốn thực hiện đồng bộ. Đến cuối giai đoạn này, sự hội nhập nhanh chóng của nước ta đã thu hút đơng đảo các nhà đầu tư nước ngoài, đặt ra nhu cầu cấp bách phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, chuẩn mực nghề nghiệp cho KTĐL để đáp ứng nhu cầu thông tin trên thị trường và nhu cầu quản lý kinh tế vĩ mơ. Sau đó, Bộ Tài chính bắt đầu nghiên cứu soạn thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS).
Giai đoạn năm 1999 - 2010
Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định, 02 Thông tư và nhiều Quyết định quan trọng, đi sâu vào giải quyết các vấn sau:
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN đối với KTĐL;
- Quy định về việc thi và cấp chứng KTV, KTV được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị niêm yết;
- Quy chế KSCL dịch vụ kiểm toán;
- Hội nghề nghiệp được trao quyền quản lý một số vấn đề về hành nghề kế tốn, kiểm tốn.
Nhờ những chính sách tích cực được ban hành, giai đoạn này đã ghi nhận sự ra đời của rất nhiều cơng ty kiểm tốn. Cơng ty TNHH Nexia STT cũng được thành lập trong giai đoạn này (năm 2004).
Tuy nhiên, cũng có thể thấy một số bất cập trong giai đoạn này như: - Các quy định còn thiếu so với thơng lệ quốc tế
- Chưa có chính sách về xử phạt vi phạm hành chính đối với KTV và doanh nghiệp kiểm toán.
- Hội nghề nghiệp kiểm tốn bấy giờ chưa thực sự hồn thiện về năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý, dẫn tới việc ủy quyền quản lý hành nghề KTĐL cho hội nghề nghiệp chưa thực sự phù hợp.
- Quyền của các cơng ty kiểm tốn và KTV chưa được quy định rõ ràng nên chưa được bảo vệ bởi cơ sở pháp lý, dẫn tới q trình kiểm tốn cịn gặp khó khăn do sự thiếu hợp tác của khách thể kiểm toán hoặc sự xung đột lợi ích giữa hai bên.
Giai đoạn năm 2011-2021
Đây là giai đoạn đánh dấu các cơ sở pháp lý về KTĐL ở nước ta được hoàn thiện nhất. Ghi nhận đầu tiên là sự ra đời của Luật Kiểm toán độc lập, lần đầu tiên KTĐL được điều chỉnh bởi văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Sự ra đời của Luật Kiểm toán độc lập đã giúp thể hiện vai trị, vị trí của KTĐL trong nền kinh tế, lan tỏa nhận thức đến cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, luật KTĐL cũng đã làm rõ quyền và trách nhiệm của KTV cùng các công ty kiểm toán, giúp các cuộc kiểm toán được