CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QLNN VỀ DL TRÊN ĐỊA BÀN
2.2. Thực trạng hoạt động QLNN về DL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
2.2.3. Quản lý hoạt động kinh doanh DL
Quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách DL
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động DL, hướng tới mục tiêu đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và điểm dịch vụ DL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; hoạt động và môi trường kinh doanh DL tàu biển; đôm đốc triển khai mở tuyến DL biên giới. Cơng tác xây dựng và hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quản lý đối với hoạt động kinh doanh lữ hành đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Trong đó, tập trung vào một số lĩnh vực như quản lý hoạt động vận chuyển khách DL trên vịnh Hạ Long, hoạt động lữ hành tại Móng Cái, quản lý về mơi trường kinh doanh DL, quản lý môi trường tự nhiên. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3486/2015/QĐ-UBND về quản lý hoạt động lữ hành, Quyết định số 4088/2015/QĐ- UBND về quản lý hoạt động vận chuyển khách DL trên vịnh Hạ Long, Quyết định số 2434/2015/QĐ-UBND về tiếp nhận, xử lý thơng tin qua đường dây nóng DL.
Trên cơ sở đó, Sở DL tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành định kỳ kiểm tra, phân loại tàu DL, Kiên quyết loại bỏ những tàu không đảm bảo tiêu chuẩn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nâng cao chất lượng đội tàu, góp phần đưa cơng tác quản lý hoạt động tàu DL trên vịnh Hạ Long từng bước đi vào mề mếp và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy, lượng khách đến tham quan vịnh Hạ Long ngày một tăng. UBND tỉnh còn yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh DL tàu biển, tổ chức kiểm tra đột xuất, phát hiện, xử lý nghiên các vi phạm trong việc đón và tổ chức DL cho khách DL tàu biển tại Hạ Long.
Để công tác quản lý hoạt động kinh doanh DL, đặc biệt là quản lý DL lữ hành qua cửa khẩu, UBND tỉnh đã yêu cầu thành phố Móng Cái nghiên cứu, xây dựng đề án tổ chức, sắp xếp lại cơng tác đón khách DL qua cửa khẩu đường bộ. Trung bình nỗi ngày, cửa khẩu quốc tế Móng Cái đón khoảng 300 khách DL làm thủ tục nhập cảnh vào tham quan. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động này đã xuất hiện một số những tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách DL, không phát huy được hiệu quả kinh tế. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã ban hành quy chế tạm thời về quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách DL Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ, đồng thời có những văn bản chỉ đạo cụ thể nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động trên, đảm bảo an ninh, an toàn, quyền lợi cho du khách
Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ khác Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút khách giữa các trung tâm DL lơn trong cả nước ngày càng gia tăng như hiện nay, DL Quảng Ninh cần phải được tăng cường quản lý, chú trọng kiểm sốt tình hình an ninh trật tự, an tồn du khách, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ, đảm bảo cho du khách đến Quảng Ninh tham quan, nghỉ dưỡng trong các dịp lễ được an tồn, thoải mái, có ấm tượng đối với các điểm đến DL của tỉnh. Điều đáng quan tâm là các cơ sở kinh doanh DL sẽ là nơi trực tiếp phục vụ du khách, vì vậy các sở, ngành, địa phương cần phải có phương án bảo đảm an tồn cho du khách; tích cực giới thiệu rộng rãi các điểm tham quan DL trên địa bàn đến du khách; thực hiện quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, bình ổn giá phịng, giá dịch vụ trong các ngày cao điểm; thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác vệ sinh môi trường ở trong và xung quanh khu vực; phổ biến hướng dẫn khách DL thực hiện các quy định khi tắm biển, tắm hồ bơi, khi chơi các môn thể thao trên biển, tham gia các loại hình DL mạo hiểm và bảo đảm trật tự an tồn giao thơng; cảnh báo khách khi sử dụng các dịch vụ bên ngoài cơ sở lưu trú không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả QLNN và tổ chức hoạt động kinh doanh DL, Quảng Ninh đã tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập trong kinh doanh dịch
vụ ăn uống, lưu trú và các dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh. Trong những năm gần đây, thành phố Hạ Long đã xử lý được nhiều vấn đề “nóng” về mơi trường kinh doanh DL như kinh doanh hải sản trái phép, “chặt chém” khách DL; giải quyết dứt điểm tình trạng lộm xộm của các nhà bè ni trồng, kinh doanh hải sản tại một số điểm tham quan. Ngoài ra, tại một số điểm đến khác như: Khu di tích Yên Tử, đền Cửa Ơng, Cụm thơng tin cổ động Sa Vĩ công tác quản lý đã được cấp uỷ, chính quyền quan tâm áp dụng các giải pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ; xử lý kịp thời các nội dung khiếu kiện của du khách, đưa ra các quy định cấm chèo kéo, đeo bán khách DL.
Trên vịnh Hạ Long hiện có nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ DL như tham quan, lưu trú, vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, mua bán hải sản, bán hàng lưu niệm, chèo đò, chèo thuyền kayak nhưng hầu hết các dịch vụ này đều tự phát, việc QLNN chưa theo kịp thực tế phát sinh. Từ giữa năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn tất việc di dời hơn 300 hộ dân ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long lên bờ sinh sống. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫm bán biển để mưu sinh nhờ việc nuôi trồng và kinh doanh hải sản. Theo thống kê của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tính đến nay có khoảng 30 nhà bè ở khu vực Ba Hang và Hoa Cương, tổ chức nuôi trồng và kinh doanh hải sản, không thuộc diện được cấp nhà tái định cư.
Trong giai đoạn 2017 - 2021, UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức ký cam kết với 6.880 tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định về DL, xử lý 645 vi phạm, tổng số tiền phạt 2,45 tỷ đồng, đồng thời đã kiểm tra 4.741 lượt, xử lý 303 trường hợp về an ninh trật tự. Thành phố Cẩm Phả tổ chức kiểm tra 256 cơ sở, xử lý 38 cơ sở vi phạm, xử lý 1.982 vụ về trật tự đô thị, kiểm tra 1.731 lượt cơ sở về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thành phố Móng Cái đã tổ chức kiểm tra 6.627 lượt tổ chức, cá nhân, xử lý 1.092 trường hợp vi phạm, xử phạt 788 triệu đồng. Thành phố ng Bí đã xử lý 102 trường hợp vi phạm với tổng mức xử phạt là 26,5 triệu đồng. Trong những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong năm 2020 và năm 2021, ngành DL Quảng Ninh đã kịp thời thích ứng, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh DL trên địa bàn. Từ năm 2021, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và triển khai dán nhãn đánh giá mức độ an tồn phịng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ
sở kinh doanh dịch vụ DL; thực hiện tuyên truyền, công khai rộng rãi để các cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách và nhân dân, du khách biết, phối hợp. Đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 1.467 lượt cơ sở lưu trú DL thực hiện đăng ký đánh giá an toàn Covid-19 tại địa chỉ website safe.tourism.com.vm do Bộ Văn hóa, Thể thao và DL quản lý; 652 cơ sở kinh doanh dịch vụ DL thực hiện dán nhãn đánh giá mức độ an tồn phịng chống dịch Covid-19; 652 cơ sở kinh doanh dịch vụ DL đã được phê duyệt kế hoạch phòng chống dịch và phương án xử lý khi có ca Covid-19 tại cơ sở theo hướng dẫn của Sở Y tế.