Hoàn thiện cơ cấu bộ máy QLNN về DL

Một phần của tài liệu Phạm Hùng Thiện_820142_QLKT2B.pdf (Trang 73 - 75)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QLNN VỀ DL TRÊN ĐỊA BÀN

3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy QLNN về DL

Cơng tác QLNN về DL ở Quảng Ninh đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, quy hoạch DL, nâng cao hiệu quả kinh

doanh. Để hướng tới phát triển một cách bền vững cần thực hiện kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch. Tinh gọn, hiệu quả nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch là những điều kiện mà một bộ máy tổ chức của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh cần đạt được. Sắp xếp nhân sự là vấn đề đáng lưu tâm trong quá trình sắp xếp lại bộ máy quản lý sao cho đảm bảo được tính kế thừa, khắc phục được sự yếu kém, hạn chế của bộ máy trước nhưng vẫn đảm bảo tính liền mạnh, không bị gián đoạn và phát huy được vị thế của ngành du lịch trong thời gian tới.

Phải thực hiện tốt được các chứng năng tham mưu cho lãnh đạo các cấp, hoạch định chiến lược, đưa ra được ác phương án cũng như dự án phát triển du lịch là những yêu cầu mà bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cần thực hiện. Đồng thời cũng cần là người kết nối giữa các cấp chính quyền, phối hợp lẫn nhau để hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao nhất, việc quảng bá xúc tiến du lịch cũng như tuyên truyền giáo dục, giúp nhân dân nâng cao khả năng nhận thức về lợi ích của du lịch và khơng ngừng đóng góp vào sự phát triển chung về du lịch của tỉnh. Đơn giản hố thủ tục hành chính và tạo mọi điều kiện để phát triển và dành cho các doanh nghiệp muốn kinh doanh là yếu tố tiên quyết để giúp cho hoạt động du lịch phát triển bền vững hơn.

Thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh cũng cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích bởi đây là cầu nối giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước để xử lý các vấn đề liên quan tới du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra phải xây dụng đội ngũ ván bộ quản lý có nghiệp vụ tinh thơng, có năng lực có phẩm chất bên cạnh việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước để điều hành theo đúng mục tiêu. Có sự thống kê phân tích qua từng thời kỳ để có những định hướng thích hợp và đưa ra cácc biện pháp giải pháp phát triển du lịch cả ngắn hạn và dài hạn, cả trong và ngoài nước và cần cải thiện khả năng về ngoại ngữ, luật pháp quốc tế cũng như ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động du lịch.

Cần chú trọng đến nâng cao chất lượng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch bền vững ngoài việc kiện toàn bộ máy nhà nước.

Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trình độ nghiêp vụ của nhân viên trong ngành du lịch từ đó xây dựng các kế hoạch đào tạo phù hợp với nhân viên. Bên cạnh việc nâng cao nghiệp vụ đối với đội nghũ nhân viên chất lượng cao thì cũng cần ưu tiên đào tạo lại với đội ngũ cán bộ chất lượng thấp, mời những chuyên gia hàng đầu về giảng dạy, đào tạo. Thường xuyên xây dựng những chương trình giáo dục góp phần nâng coa hiểu biết về các địa điểm tham quan trên địa bàn tỉnh như Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long,…

Để phát triển bền vững cần có những giải pháp liên kết doanh nghiệp với những cơ sở đào tạo nhân lực. Dù không phỉa là vấn đề mới tuy nhiên trong nhiều năm thực hiện kết quả lại không như mong muốn. Do những bất cập từ cơ chế chính sách dẫn đén những hạn chế trong hoạt động đào tạo.Vì vậy chính quyền cùng với các bộ, ban ngành cần có sự quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo để giải bài toán đầu ra cho người lao động cũng như cung cấp cho doanh nghiệp và ngành du lịch những lao động tốt nhất.

Một phần của tài liệu Phạm Hùng Thiện_820142_QLKT2B.pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)