Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược mua sắm của các hãng ô

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 46 - 48)

2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô

2.1.2. Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược mua sắm của các hãng ô

tô lớn trên thế giới

Các tập đoàn ô tô lớn đứng đầu ở các quốc gia phát triển sẽ chọn những nước mà ở đó có điều kiện thuận lợi và môi trường tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn để hình thành phát triển những cơ sở sản xuất các chi tiết, linh kiện chính cung cấp cho chính hãng. Như Toyota một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới hiện

đang tập trung vào sản xuất các linh kiện, như động cơ diezen ở Thái Lan, động cơ xăng ở Indonesia, bộ truyền động cơ, số tay ở Philippin, v.v. và cung cấp cho các cơ sở lắp ráp ở các nước khác nhằm tiến hành tối ưu hóa hoạt động sản xuất tại các nước châu Á. Chính xu hướng này đòi hỏi các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cơ cấu định hướng đầu tư để nắm bắt xu thế đó, tìm cho mình sự lựa chọn vị trí và chỗ đứng trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu của mỗi hãng, tập trung sản xuất cung ứng những loại chi tiết, linh kiện phát huy được thế mạnh của mỗi nước, khẳng định vị trí trong chuỗi cung ứng hoặc mạng sản xuất ô tô toàn cầu.

Các nhà cung cấp ô tô Nhật Bản Sumitomo Electric Industries, Yazaki và Furukawa Electric có nhà máy sản xuất dây cáp tại Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á này đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nguồn nhập khẩu dây cáp hàng đầu của Nhật Bản vào năm 2014. Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, Việt Nam chiếm khoảng 40% thị phần vào năm 2020. Được biết, nhiệm vụ phức tạp của việc bó dây điện vào dây cáp được thực hiện phần lớn bằng tay, đòi hỏi một đội quân công nhân. Do đó, khi dịch Covid bùng phát tại Việt Nam, các nhà sản xuất dây cáp không thể tìm được lao động và buộc phải cắt giảm sản lượng. 1/5 cơ sở của Yazaki là ở Đông Nam Á, chiếm 17% tổng doanh thu hợp nhất. Yazaki có hai nhà máy tại Việt Nam và hoạt động sản xuất cũng đã bị ảnh hưởng một phần. Đại diện công ty Furukawa Electric cũng cho biết "công suất sử dụng nhà máy tại Việt Nam đã giảm đáng kể từ tháng 7". Koito Manufacturing - Nhà sản xuất đèn pha Nhật Bản đã khởi động lại một nhà máy ở Malaysia vào ngày 23 tháng 8 năm 2021 sau khi đóng cửa vào đầu tháng Sáu. Nhưng "việc sản xuất trong tương lai là không chắc chắn vì việc sử dụng nhà máy tại các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô không ổn định", một đại diện của Koito cho biết. Đồng thời, các nhà sản xuất vật liệu Nhật Bản như Toray và Mitsubishi Chemical đã cắt giảm sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ tùng dành cho ô tô ở Đông Nam Á.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ngày càng khó mua sắm linh kiện. Daihatsu Motor cho biết rằng họ đã tạm ngừng hoạt động tại bốn nhà máy lắp ráp của Nhật Bản trong tối đa 17 ngày. Ngoài tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, nguồn cung các linh kiện khác từ Malaysia và Việt Nam đã bị đình trệ.

Dự kiến sản lượng sản xuất ô tô sẽ giảm khoảng từ 30.000 chiếc đến 40.000 chiếc trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 và giảm khoảng 19% đến 25% trong năm 2021. Cụ thể:

Theo trang Nikkei đưa tin, hãng mẹ Daihatsu, Toyota Motor sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất toàn cầu của tháng 9 xuống 40% so với mục tiêu trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do sự khan hiếm linh kiện, phụ tùng ô tô từ Đông Nam Á. Hãng này đã quyết định sẽ giảm 220.000 xe sản xuất ở nước ngoài.

Honda Motor trong tháng 8 đã cắt giảm sản lượng 20.000 xe tại Quảng Châu, Trung Quốc - giảm 20% so với kế hoạch sản xuất ban đầu từ cuối tháng Bảy. Tại Nhật Bản, hãng xe này đã tạm ngừng hoạt động tại nhà máy Suzuka ở tỉnh Mie. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng thiếu chip và việc mua sắm linh kiện từ Indonesia và Thái Lan bị trì hoãn.

Nissan Motor đã đóng cửa một nhà máy lắp ráp ở bang Tennessee của Hoa Kỳ trong hai tuần vì các vấn đề mua sắm chất bán dẫn ở Malaysia. Động thái này được dự báo sẽ làm giảm sản lượng hàng chục nghìn xe.

Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô đã xây dựng nhà máy ở nhiều quốc gia Đông Nam Á để duy trì đáp ứng các điều kiện giao hàng, vận chuyển bền vững trên toàn cầu. Nhưng đại dịch Covid đã làm thay đổi chiến lược đó.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w