Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ôtô của

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 30)

của một quốc gia

1.3.1. Yếu tố bên ngoài quốc gia

Nhu cầu thị trường ô tô

Ô tô là loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đi lại và giao thương hàng hóa của con người mang tính đặc trưng của xã hội công nghiệp phát triển. Những nước tiên tiến có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì nhu cầu về ô tô càng lớn. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của nhiều nước phát triển rất nhanh đồng thời cũng tạo ra một thị trường ô tô rộng lớn đầy tiềm năng ở các nước này. Tiềm năng to lớn của thị trường ô tô là một trong những nguyên nhân quan trọng làm chuyển dịch xu hướng đầu tư của các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới sang các nước đang phát triển. Xu hướng chuyển dịch đầu tư đó dẫn đến sự bùng nổ ngành công nghiệp ô tô của nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. Cuộc chạy đua thâm nhập chiếm lĩnh các thị trường ô tô đầy tiềm năng của các hãng ô tô lớn trên thế giới mở ra triển vọng to lớn cho sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của các nước đang phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu lắp ráp một lượng lớn ô tô cần một khối lượng rất lớn các linh kiện, phụ tùng. Độ lớn và cơ cấu của nhu cầu các sản phẩm trung gian như các loại chi tiết, linh kiện dùng để lắp ráp ô tô là động lực cho sự phát triển của các

doanh nghiệp thuộc nhóm các ngành CNHT. Tuy nhiên, do trình độ phát triển công nghiệp của các nước đang phát triển thấp, năng lực công nghệ yếu kém chưa đáp ứng được những đòi hỏi sản xuất một lượng chi tiết, linh kiện lớn như vậy nên các hãng ô tô lớn thường mời gọi, lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà cung ứng chính của hãng vào đầu tư phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tại các nước sở tại. Lợi ích từ chi phí lao động rẻ ở các nước đang phát triển cùng với những chính sách thuận lợi do chính phủ các nước ban hành nhằm thu hút đầu tư nước ngoài làm xuất hiện làn sóng đầu tư vào CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.

Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược mua sắm của các hãng ô tô lớn trên thế giới

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế dẫn đến xu thế thay đổi cấu trúc trong tổ chức sản xuất, thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế lên một tầm cao mới và mạng sản xuất toàn cầu là một đặc trưng nổi bật trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Hiện nay, các nước phát triển thường có các doanh nghiệp chính đứng đầu trong các mạng sản xuất ô tô toàn cầu, dưới nó là hàng ngàn doanh nghiệp CNHT kèm theo phân tán rải rác ở khắp các quốc gia.

Với một ngành có tính hội nhập cao như ngành công nghiệp ô tô thì ngày nay không một công ty nào dù lớn và nổi tiếng đến đâu như Toyota, Honda, v.v. còn có thể tạo ra sản phẩm với quy trình khép kín như trước. Sức ép cạnh tranh quốc tế, buộc các công ty phải chạy đua để giảm chi phí sản xuất và nâng cao mức độ thỏa mãn khách hàng. Một sản phẩm ô tô sản xuất sẽ có các linh kiện chi tiết sản xuất có nguồn gốc xuất xứ ở rất nhiều nước khác nhau. Mỗi công ty lắp ráp ô tô lớn cần quan hệ với rất nhiều các nhà cung ứng chi tiết, linh kiện khác nhau ví dụ như hãng Toyota của Nhật Bản cần hơn 1600 nhà cung ứng, hay hãng Meccedec cần tới 1400 nhà cung ứng.

Ngoài ra, khi sự cạnh tranh đã chuyển dịch từ cấp độ giữa các doanh nghiệp sang cấp độ các mạng sản xuất với nhau. Những đòi hỏi của khách hàng về chất lượng, giá cả rất cao nên một công ty dù đứng đầu thị trường cũng khó có thể tạo ra các năng lực bên trong khác nhau để đối phó với những yêu cầu của cạnh tranh. Sự

thành công trong cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào khả năng lựa chọn khai thác các năng lực cả từ bên ngoài để tăng năng lực cho hãng. Đó là những năng lực từ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm đầu vào đến lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Do vậy, mỗi hãng đứng đầu sẽ lựa chọn cho mình những doanh nghiệp bên ngoài liên kết hình thành mạng sản xuất toàn cầu riêng để tăng năng lực canh tranh. Sự lựa chọn của các hãng đứng đầu gồm: lựa chọn nhà cung ứng nguyên liệu, chi tiết, linh kiện, cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ, marketing.

Đặc điểm của các hợp phần chi tiết, trang thiết bị linh phụ kiện ô tô

Tính đa dạng và phong phú của các chi tiết, linh kiện dùng để lắp ráp thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh còn thể hiện ở chỗ mỗi loại chi tiết, linh kiện này lại đòi hỏi trình độ công nghệ chế tác khác nhau. Có những loại chi tiết, linh kiện đòi hỏi công nghệ cao nhưng cũng có loại chỉ đòi hỏi công nghệ chế biến vừa phải. Sự đa dạng đó cũng tạo nên sự phân tầng tự nhiên của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong mạng sản xuất toàn cầu. Những chi tiết, linh kiện đòi hỏi công nghệ chế tác cao, kỹ thuật phức tạp thường do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nắm giữ và thực hiện chuyển giao công nghệ dần cho các doanh nghiệp CNHT trong nước khi các doanh nghiệp này có đủ khả năng tiếp thu công nghệ để sản xuất các linh kiện đó. Còn các loại chi tiết, linh kiện không đòi hỏi trình độ công nghệ quá cao trong chế tác thường do các doanh nghiệp CNHT trong nước nắm giữ. Càng ở các cấp thấp hơn trong mạng sản xuất ô tô thì các doanh nghiệp đi vào chuyên môn hóa sâu hơn và có quy mô sản xuất càng nhỏ. Như vậy yêu cầu về trình độ công nghệ chế tác ảnh hưởng lớn đến sự phân công chuyên môn hóa trong sản xuất các chi tiết, linh kiện ô tô và xác lập vị trí của các doanh nghiệp CNHT trong mạng sản xuất ô tô toàn cầu.

1.3.2. Yếu tố bên trong quốc gia

Năng lực phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của quốc gia

Năng lực phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của một quốc gia phụ thuộc trước hết vào các yếu tố sau:

- Số lượng và khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Hệ thống các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô hiện có tham gia trong mạng sản xuất của chính hãng bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp địa phương. Đối với các hãng ô tô lớn, để đảm bảo giữ uy tín và thương hiệu họ lựa chọn rất kỹ các nhà cung ứng trên cơ sở đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, sự ổn định, cũng như khả năng giao hàng đúng hạn. Năng lực này phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Số lượng doanh nghiệp có đủ không. Khả năng cung cấp về số lượng, chất lượng. Những yêu cầu về trình độ quản lý và trình độ công nghệ được đặt ra như một tiêu chí để các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô lớn nước ngoài lựa chọn các đối tác kinh doanh với các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước.

- Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Ô tô là một ngành thuộc nhóm những ngành đòi hỏi công nghệ cao, vì vậy năng lực công nghệ của các doanh nghiệp CNHT trong nước sẽ quyết định đến khả năng tiếp thu, phát triển công nghệ để có thể tham gia vào mạng sản xuất của các hãng ô tô lớn trên thế giới.

- Thực trạng sự phát triển của các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu như cao su, nhựa, v.v… và tình hình phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp cơ khí chế tạo. Một nước có ngành công nghiệp cơ khí chế tạo phát triển ở trình độ thấp sẽ là trở ngại lớn cho CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phát triển và ngược lại sự phát triển triển mạnh của công nghiệp cơ khí chế tạo là tiền đề cơ sở quan trọng cho phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.

- Năng lực phát triển, mở rộng các mối quan hệ liên kết của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.

- Cuối cùng năng lực phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng xây dựng, lựa chọn chiến lược, chính sách phát triển, đặc biệt là khả năng nắm bắt cơ hội, dự báo thị trường, các hoạt động marketing và năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp.

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của quốc gia. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất và quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của một quốc gia.

Lợi thế so sánh của quốc gia

Mỗi quốc gia mỗi khu vực đều có những lợi thế so sánh riêng. Việc lựa chọn phát hiện và khai thác lợi thế so sánh cho ngành nào là rất cần thiết. Lựa chọn đúng giúp định hướng chiến lược đúng cho sự phát triển của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Thực tế, một trong những động cơ quan trọng nhất của các công ty nước ngoài là tìm đến những khu vực quốc gia có chi phí sản xuất thấp nhờ những lợi thế so sánh của nước sở tại. Những lợi thế so sánh về nguồn nhân lực rẻ, tài nguyên sẵn có, chi phí khai thác thấp, vị trí địa lý, thị trường tại chỗ hay tối ưu hóa quy trình sản xuất và công nghệ, v.v. là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp nước ngoài tham gia liên kết kinh tế, chuyển giao công nghệ, và phát triển mạng lưới các doanh nghiệp CNHT.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không phải cứ có lợi thế so sánh là có thể phát triển được CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Lợi thế so sánh đó có được khai thác và phát huy hay không phụ thuộc rất lớn vào khả năng dự báo xu hướng phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư của các hãng ô tô lớn trên thế giới và khả năng nắm bắt cơ hội phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của nhà nước

Đối với các nước có trình độ phát triển thấp, chính sách và chiến lược phát triển CNHT có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự hình thành và phát triển một nền CNHT mạnh, nhất là đối với ngành quan trọng như sản xuất ô tô. Việc định hướng, xác định chiến lược cơ cấu công nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đi cùng với các chính sách ban hành như chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, chính sách thuế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các liên kết kinh tế, hỗ trợ thông tin, nội địa hóa, phát triển thị trường, v.v… là tiền đề mang tính nền tảng cho phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.

Lịch sử phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trên thế giới cho thấy có nhiều cách đi trong phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nhưng hiện nay, hầu như tất cả các nước đều lựa chọn con đường sử dụng hệ thống chính sách và những định hướng chiến lược của nhà nước để thúc đẩy sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Các chính sách có thể là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên hoặc có thể là bắt buộc phải thực hiện theo những quy định chặt chẽ để thúc đẩy sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.

Các chính sách và chiến lược lựa chọn của mỗi quốc gia có thể có những tác động rất tích cực đến sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô và qua đó họ đạt được những mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô đã đề ra nhưng cũng có thể các chính sách và chiến lược đó có tác động tiêu cực không tạo ra được những điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn chính sách và chiến lược phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của các nước có phù hợp với đặc điểm của môi trường kinh doanh của giai đoạn hiện tại, có phát huy được lợi thế so sánh của mỗi nước và tận dụng được các cơ hội mà sự chuyển dịch xu hướng đầu tư và phân công lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ hay không. Hơn nữa, có những chính sách đem lại thành công trong phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở một số nước giai đoạn trước nhưng ngày nay nếu áp dụng lại không phù hợp, chẳng hạn như chính sách nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô. Vì vậy việc lựa chọn chiến lược và các chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phải dựa vào khả năng phân tích xác định các điều kiện nền tảng của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô như nhu cầu thị trường, đặc điểm và xu thế phát triển của môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện tại, lợi thế so sánh, năng lực sản xuất, tiềm lực công nghệ của mỗi nước…

1.4. Kinh nghiệm phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của một số nước

1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước tích cực nhất trong phát triển CNHT ở khu vực ASEAN. Sự định hướng tới phát triển CNHT ở Thái Lan được thúc đẩy sớm, từ đầu những năm 1990. Hiện nay, Thái Lan có một ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh với mạng lưới CNHT cho ngành công nghiệp ô tô phát triển (xem Techakanont, 2011). Quá trình phát triển chính sách đối với CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan có thể chia thành 4 giai đoạn.

Giai đoạn đầu, từ 1960-1970: Thái Lan xác định chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô thành một ngành kinh tế trọng điểm. Đầu những năm 1960, Thái Lan đã chủ trương ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô thành một ngành kinh tế trọng điểm. Thời điểm này, các ngành công nghiệp Thái Lan nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng còn khá nhỏ bé, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp trong nước không nhiều và chủ yếu là các DNNVV với năng lực sản xuất thấp, công nghệ lạc hậu. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng tập trung nguồn lực vào xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô nhưng cho đến 1970 năng lực ngành công nghiệp ô tô và các cơ sở sản xuất ô tô ở Thái Lan vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Động thái tích cực nhất của chính phủ Thái Lan trong thời kỳ này là đưa ra chính sách thu hút FDI, đặc biệt là từ các các hãng ô tô lớn trên thế giới.

Giai đoạn 2, từ 1971 – 1986: Thái Lan xây dựng nền tảng cho sự phát triển các CNHT cho ngành công nghiệp ô tô và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho phát triển ngành công nghiệp ô tô trong những giai đoạn tiếp theo. Đầu thập kỷ 1980, được sự hỗ trợ của Nhật Bản, chính phủ Thái Lan đã điều chỉnh và xây dựng chiến lược toàn diện cho phát triển ngành công nghiệp ô tô. Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là Thái Lan đẩy mạnh thu hút FDI vào các ngành CNHT và công nghiệp ô tô cùng với việc gỡ dần bảo hộ thị trường nội địa thông qua các quy định chặt chẽ về tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô. Năm 1972, Chính phủ Thái Lan ban hành chính sách nội địa hóa, yêu cầu các hãng sản xuất ô tô nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Thái Lan phải mua các chi tiết, linh kiện sản xuất tại địa phương. Mục

tiêu của chính sách nội địa hóa này là nhằm tăng dần năng lực sản xuất chi tiết, linh

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w