2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô
2.1.1. Nhu cầu thị trường ôtô
Ngành công nghiệp ô tô luôn là ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP của các nước lớn trên thế giới với 3.25% GDP của Mỹ, 5% GDP của Trung Quốc, 4% GDP của Đức và 12% GDP của Thái Lan. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô cũng chiếm tới 3% GDP cả nước. Chính vì lý do này mà ngành luôn dành được những sự quan tâm và đối xử đặc biệt từ phía chính phủ. Các hiệp định thương mại từ trước đến nay luôn có những ngoại lệ dành cho ngành công nghiệp ô tô nhằm bảo vệ ngành trước sức ép cạnh tranh từ các nước trên thế giới, ngoại trừ ATIGA và EVFTA (SIDEC, 2021).
Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe có dấu hiệu chững lại vào năm 2017, khi sụt giảm 10%, tuy nhiên phục hồi nhẹ trở lại vào năm 2018 (+6%) và 11 tháng đầu năm 2019 (+14%). Trong năm 2017, sự suy giảm doanh số toàn thị trường chủ yếu bị tác động từ những chính sách mới có hiệu lực từ 2018. Tâm lý chung của khách hàng là chờ đợi, chủ yếu kỳ vọng giá xe giảm nhiều trong 2018 do thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% và thuế nhập khẩu linh kiện về 0%. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe chậm lại được lý giải là do những vướng mắc trong việc nhập khẩu xe, qua đó gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Năm 2019, giá xe giảm khoảng từ 8- 15% đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán xe toàn thị trường (SIDEC, 2021).
Năm 2020, bên canh
viêc Viêt Nam kiểm soát tốt dicc̣ h COVID-19 thì chính sách giảm 50% lê c̣phí trướ c ba c̣đối vớ i xe sản xuất lắp ráp trong nướ c của Chính phủ cùng hàng loat khuyến mai của doanh nghiêp đã kích cầu đươc doanh số bán hàng, đă
c biêṭ là dòng xe lắp ráp trong nướ c.
Thi c̣trườ ng ô tô Viêt Nam năm 2020 có nhiều biến đông do ảnh hưở ng của dicc̣ h COVID-19. Nử a đầu năm có sự
vào nử a năm còn lai. Nhiều nhà máy như Ford, Toyota, TC Mortor, Honda … phải ta
m dừ ng hoat
đô
n g trong thờ i gian phòng chống dicc̣ h. Do đó, doanh số bán xe của các đơn vị thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 107.183 xe, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Trong 6 tháng cuối năm 2020, thi c̣trườ ng ô tô Viêṭ Nam có sựtăng trưở ng trở lai khi Chính phủ cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Nhờ đó, phí trước bạ đối với ô tô “nội” giảm từ 15 triệu đến gần 300 triệu đồng, tùy dòng xe và thương hiệu.
Trong tháng 9/2020, thị trường ô tô Việt Nam đạt doanh số 27.252 xe, tăng 32% so với tháng trước; tháng 10 đạt 33.254 xe, tăng 22% so với tháng 10 và tháng 11 đạt con số kỷ lục trong năm với 36.359 xe được tiêu thụ, tăng 9% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2020 các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 248.768 xe các loại, giảm 14% so với cùng kì năm ngoái, bình quân mỗi tháng tiêu thụ 22.615 xe. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, con số trên chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam bởi còn có sự tham gia của các thương hiệu Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen, Volvo… là đơn vị thành viên VAMA, nhưng không tiết lộ doanh số bán hàng.
Theo 3 báo cáo chính thức từ VAMA, TC Motor và VinFast, thị trường ô tô Việt Nam 11 tháng năm 2020 tiêu thụ khoảng 346.830 xe, bình quân 31.530 xe/tháng. Với doanh số bán này, cùng với tháng cuối cùng của năm người dân tranh thủ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ để mua xe, ước tính cả năm 2020 Việt Nam tiêu thụ trên 380.000 xe, giảm khoảng 20.000 xe so với năm 2019.