Tính đa dạng sản phẩm của CNHT cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 66 - 120)

Theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg năm 2011, danh mục sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển bao gồm 15 nhóm sản phẩm thì tính đến cuối năm 2020, các

doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước đã sản xuất được 11/15 nhóm sản phẩm được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, những sản phẩm này chủ yếu là những sản phẩm tương đối đơn giản với hàm lượng công nghệ thấp bao gồm: (i) Khung - thân vỏ - cửa xe: Các chi tiết dạng tấm đột dập, sắt xi, thùng xe tải, bậc lên xuống, cụm cửa xe; (ii) Hệ thống treo: Nhíp, lò xo đàn hồi, bộ giảm chấn; (iii) Bánh xe: Lốp xe, vành bánh xe bằng hợp kim nhôm; (iv) Hệ thống truyền lực: Ly hợp, hộp số, cầu xe, trục các đăng; (v) Hệ thống phanh, (vi) Nguồn điện: Ắc quy, máy phát điện, dây điện, đầu nối, cầu chì, các loại cảm biến, thiết bị tự động điều khiển, bộ xử lý; (vii) Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu, đèn, còi, đồng hồ đo các loại; (viii) Hệ thống xử lý khí thải ô tô; (ix) Linh kiện nhựa cho ô tô; (x) Linh kiện cao su, vật liệu giảm chấn; (xi) Kính chắn gió, cần gạt nước, ghế xe.

Tính hết năm 2020, theo đánh giá của Bộ Công thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ sản xuất phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như: gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, một số sản phẩm nhựa. Trong 800 doanh nghiệp, chỉ một số rất ít đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe và dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Nói chung là chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Hiện nay, Thaco là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất và lắp ráp đầy đủ 3 dòng xe (xe du lịch, xe tải và xe bus) nhưng tỷ lệ nội địa hóa cũng mới chỉ đạt từ 16% - 50%, gồm 11 trang thiết bị, linh phụ kiện (Bộ Công thương, 2020). Hiện chuỗi cung ứng linh kiện tại chỗ Việt Nam còn rất yếu. Không những thế linh kiện của các nhà sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các cụm chi tiết đơn giản, cồng kềnh như: khung ghế, ắc quy, chi tiết nhựa cỡ lớn, ... Nếu cứ nhập khẩu linh kiện về lắp ráp thì không thể có lợi thế về giá để xuất khẩu. Giả sử nhập khẩu linh kiện, phụ tùng về lắp ráp, giá tương tự như mua ở nước ngoài nhưng chi phí logistic, thuế nhập khẩu, lưu kho khiến giá thành cao hơn. Các hãng chọn nhập xe về bán vì xét thấy chi phí sản xuất ở nước ngoài rẻ hơn nhờ dây chuyền sản xuất lớn sẵn có, chi phí khấu hao trên từng sản phẩm cao tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm. Tuy vây, lắp ráp trong nước có ưu điểm chủ động về nguồn cung hơn, đáp ứng tốt hơn thị hiếu đặc thù của khách hàng ở từng thị trường. Còn xe nhập, dù

gặp bất lợi về nguồn cung (ảnh hưởng của dịch Covid-19 chẳng hạn) nhưng nhờ chi phí sản xuất thấp hơn lắp trong nước, hãng có thể định giá hợp lý hơn khi phân phối đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, muốn trở thành quốc gia xuất khẩu ô tô, ngành CNHT ô tô Việt Nam phải giải quyết được những vấn đề này.

2.1.7. Tỷ trọng phân bổ các doanh nghiệp trong ngành CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Kết quả tính toán từ Bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp 2020 của Tổng cục thống kê cho thấy chưa đến nửa số doanh nghiệp đang hoạt động CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu công nghệ cao.

Bảng 2.5. Tỷ lệ doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô

doanh nghiệp (%)

2016 2017 2018 2019 2020 Bình quân

A – Tỷ lệ doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp theo loại hình sản xuất KCN

Sản xuất thiết bị, linh kiện, phụ tùng và lắp ráp ô tô 29.2 23.1 40.0 50.0 37.8 36.0 Lắp ráp ô tô 38.9 40.0 60.0 71.4 66.7 55.4 Sản xuất thân và thùng xe ô tô các loại 25.8 28.3 21.6 21.1 10.9 21.5

Sản xuất thiết bị, linh kiện và phụ tùng ô tô các loại

41.5 51.8 55.9 61.0 58.9 53.8

Sửa chữa ô tô 0.0 0.0 0.0 20.0 0.0 4.0 Gia công cơ khí, linh kiện,

phụ tùng ô tô các loại

20.0 50.0 65.2 58.3 52.4 49.2

Bình quân chung 35.5 44.0 49.8 53.6 48.3 46.2

B - Tỷ lệ doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nằm trong khu công nghiệp theo quyền sở hữu

Doanh nghiệp nhà nước 7.1 6.3 8.0 8.0 18.2 9.5 Doanh nghiệp tư nhân 10.9 14.0 56.1 60.6 52.3 38.8

Doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài 67.3 80.7 na 16.7 20.0 46.1

Tổng 36.6 44.5 50.2 53.7 48.4 46.7

C - Tỷ lệ doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nằm trong khu công nghiệp theo quy mô doanh nghiệp

Doanh nghiệp siêu nhỏ 12.3 11.3 16.2 25.0 18.8 16.7 Doanh nghiệp nhỏ 42.0 52.7 57.7 58.1 57.7 53.6 Doanh nghiệp vừa 71.4 84.2 83.3 85.0 57.1 76.2 Doanh nghiệp lớn 40.5 50.0 65.2 63.5 61.4 56.1

Tổng 36.6 44.5 50.2 53.7 48.4 46.7

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục thống kê (2016 -2020)

Theo bảng số liệu trên thì tính bình quân cho giai đoạn 05 năm, từ năm 2016 đến 2020 thì chỉ có khoảng gần 47% trên tổng số doanh nghiệp trong ngành nằm trong các khu công nghiệp.

Phân theo loại hình sở hữu, thì chỉ khoảng gần 10% số DNNN nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, hoặc các khu công nghệ cao.

2.1.8. Năng lực phát triển của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

Trong giai đoạn 2016-2020, tính trung bình tăng trưởng tổng tài sản hằng năm của doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đạt mức 16,3%, với quy mô tài sản bình quân đạt khoảng 440 tỷ đồng. Quy mô tài sản bình quân của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng và lắp ráp ô tô đạt khoảng 1461 tỷ đồng, của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 371 tỷ đồng; của các doanh nghiệp gia công cơ khí, linh phụ kiện đạt 156,2 tỷ đồng và của các doanh nghiệp sản xuất thân và thùng xe đạt 104.6 tỷ đồng. Đáng chú ý là quy mô tài sản bình quân của các doanh nghiệp sản xuất thân và thùng xe ô tô giảm 12,5%/năm trong suốt giai đoạn 2016-2020 trong khi quy mô tài sản của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và gia công cơ khí linh phụ kiện tăng trưởng nhanh, ở mức 24,3% và 50,4%.

Bảng 2.6. Thống kê tài sản bình quân doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp

2016 2017 2018 2019 2020 2016-20 (%)

A – Thống kê theo loại hình sản xuất (Triệu đồng)

Sản xuất thiết bị, linh kiện,

phụ tùng và lắp ráp ô tô 1440829 1499637.6 1227316.2 1528384.2 1612060 4.0 Lắp ráp ô tô 1090917.8 1350417.4 1769577.2 1796020.4 1555823.6 10.7

Sản xuất thân và thùng xe ô

tô các loại 151862.6 109465 78725.2 110910 72374.6 -12.5 Sản xuất thiết bị, linh kiện

và phụ tùng ô tô các loại 211408.2 358514.4 380204.2 439426.4 465714.4 24.3

Sửa chữa ô tô 12265.6 15367.6 12545.4 53646.6 22012 68.9

Gia công cơ khí, linh kiện,

phụ tùng ô tô các loại 54847.6 128343.2 181738.2 185984.2 230095.6 50.4 Bình quân chung 352682.4 462038.6 479499.2 534090.8 570214.2 13.2

B - Thống kê theo quyền sở hữu (Triệu đồng)

Doanh nghiệp nhà nước 686984.8 931641.8 363043 486580.4 746694.2 15.5

Doanh nghiệp tư nhân 121836.2 219072.6 399130.6 453798.4 457305.6 44.1

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

463885.8 541474.8 1185545.2 1602723 2111818 50.7

Tổng 311119 413474.8 416241.2 508300.8 556618.6 16.3%

C - Thống kê theo quy mô doanh nghiệp (Triệu đồng)

Doanh nghiệp siêu nhỏ 11349.4 10641.6 21302.8 54315.2 25319.2 48.9

Doanh nghiệp nhỏ 126630.6 131635 157001.6 173966.8 160169 6.5

Doanh nghiệp vừa 278757 567840.8 520484.2 682992.8 820987.4 36.7

Doanh nghiệp lớn 1473267 1683040.8 1731355.4 1839352.6 2289922 12.0

Tổng 311119.6 413474.8 416241.2 508300.8 556618.6 16.3

Nguồn: Tác giả tự tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục thống kê (2016 -2020)

Về vốn chủ sở hữu

Theo kết quả tính toán, quy mô vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT ô tô tăng trưởng 13,6%/năm trong suốt giai đoạn 2016-2020, từ mức khoảng gần 154 tỷ đồng năm 2016 lên gần 252 tỷ đồng năm 2020. Mức tăng trưởng ấn tượng nhất đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực gia công cơ khí và sản xuất trang thiết bị linh phụ kiện với mức tăng trưởng tương ứng là 66,0% và 16,6%/năm trong giai đoạn này. Các mức tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu được đóng góp bởi các doanh nghiệp có quy mô vừa và siêu nhỏ.

Tính trung bình cả giai đoạn, quy mô vốn chủ sở hữu bình quân của khu vực FDI đạt khoảng 712 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân năm đạt 66,5%. Khu vực tư nhân trong nước đạt khoảng 128 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân năm đạt 55,6%. Trong khi, mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn của khu vực nhà nước vào khoảng 11% với quy mô bình quân doanh nghiệp khoảng 350 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với khu vực FDI.

Số lao động bình quân trong các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô là gần 500 người/DN/năm trong giai đoạn 2016-2020, tăng từ mức 252 lao động năm 2010 lên 500 người năm 2020, tăng trưởng 16,2% trong vòng 05 năm. Xét theo loại hình sản xuất, số nhân công bình quân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng và lắp ráp ô tô đạt cao nhất với 606 người/DN/năm, đứng thứ hai là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị, linh kiện và phụ tùng các loại với 598 người/DN/năm. Số lao động bình quân trong doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất thân và thùng xe là 132 người/DN/năm.

2.3. Đánh giá về phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân

Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô đã gia tăng liên tục với sự tham gia các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đóng góp đáng chú ý vào sự gia tăng này là của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Cụ thể năm 2016 mới chỉ có 492 doanh nghiệp, năm 2020 tăng lên 628 doanh nghiệp, tương đương tỷ lệ tăng 27%. Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có mặt hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới như Toyota, Honda, Ford, v.v. đã kéo theo một số nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống các nhà cung ứng linh kiện phụ tùng nước ngoài thân thiết vào đầu tư tại Việt Nam.

Thứ hai, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng đã có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, linh kiện, phụ tùng và giảm dần tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp, sản xuất thân và thùng xe ô tô. Các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước đã sản xuất được 11/15 nhóm sản phẩm được ưu tiên phát triển.

Thứ ba, giá trị sản xuất lĩnh vực sản xuất xe có động cơ đạt mức 208 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, tăng khoảng 40 nghìn tỷ đồng từ mức gần 168 nghìn tỷ đồng năm 2016. Tỷ trọng giá trị sản xuất tăng lên nhanh ở khối doanh nghiệp khu vực tư nhân mặc dù khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn bộ CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.

Thứ tư, các doanh nghiệp hoạt động trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô bên cạnh việc cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa đã có xuất khẩu, chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua việc cung cấp linh kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ở trong nước, sau đó xuất khẩu hoặc cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp chế xuất. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á và các nước trong khu vực ASEAN. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, nhóm sản phẩm linh kiện, phụ tùng ô tô có được thặng dư thương mại, khoảng 0,2 tỷ USD.

Thứ năm, năng lực công nghệ của nhiều doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được tăng cường. Một số doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ, máy móc của các nước EU và Nhật Bản. Các tiêu chuẩn, công cụ quản lý tiên tiến cũng đã được các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn hạn chế. Cụ thể:

Thứ nhất, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng khi đến hết năm 2020, số lượng doanh nghiệp trong ngành CNHT chỉ đạt 642 doanh nghiệp, và đều là các doanh nghiệp hỗ trợ cấp 1. Các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung rất nhỏ bé và yếu kém, không chỉ so với các trung tâm sản xuất lớn của thế giới mà ngay cả với các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, tại Thái Lan, số doanh nghiệp hỗ trợ cấp 1 lên tới 1418 doanh nghiệp, trong đó có 708 doanh nghiệp của Thái Lan và 710 doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Số nhà cung cấp cấp 2, 3 và thấp hơn nữa của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan lên tới hơn 2200 doanh nghiệp địa phương. Số doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi giá trị công nghiệp ô tô của Malaixia và Inđônêxia cũng lớn hơn rất nhiều so với của Việt Nam. Con số này ở Malaixia là vào khoảng 460 nhà cung cấp cấp 1, 400 nhà cung cấp cấp 2, và ở Inđônêxia là khoảng 166 nhà cung cấp cấp 1 cùng với 672 nhà cung cấp cấp 2 (APEC, 2020). Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế là khoảng 680 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (Tổng cục thống kê 2020).

Thứ hai, giá trị sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt khoảng 5,5%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành công nghiệp. Tính chung 5 năm, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng từ 810,438 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên 1.145,437 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng trong công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 ước tăng 7,16% (Bộ công thương, 2021).

Thứ ba, mặc dù số doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trang thiết bị linh phụ kiện ô tô thuộc khu vực FDI chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tạo ra phần lớn giá trị gia tăng cho toàn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam tính theo giá trị sản xuất. Một số doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp chế xuất, sản xuất linh kiện phục vụ xuất khẩu, chỉ cung ứng tỷ lệ rất nhỏ (1-3%) cho thị trường trong nước. Do đó có thể thấy, vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong nước chưa được thể hiện khi nhiều về số lượng nhưng lại tạo ra ít giá trị.

Thứ tư, tỷ lệ nội địa hóa sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước trung bình thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Mặc dù các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô trong nước sản xuất được 11/15 nhóm sản phẩm được ưu tiên phát triển nhưng chủ yếu là những sản phẩm tương đối đơn giản với hàm lượng công nghệ thấp. Việt Nam phải nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là các bộ phận, linh kiện quan trọng, thuộc hệ

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. (Trang 66 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w