HỦA PHĂN THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 2.1 Tình hình kinh tế và sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh ủy

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy Hủa Phăn trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 31)

2.1. Tình hình kinh tế và sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh ủy Hủa Phăn từ năm 2001 đến nay

Từ năm 2001 đến nay dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, tình hình kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá và đạt được kết quả quan trọng thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:

- Kinh tế phát triển khá, tăng trưởng ổn định và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2006-2010) đã chỉ ra những chuyển biến quan trọng về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 8,8%/năm, cao hơn 3,3% so với con số tăng trưởng kinh tế nhiệm kỳ 2000-2005 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó nơng - lâm nghiệp tăng lên 8,75%, cơng nghiệp tăng 6,85%, dịch vụ tăng 8,60% (cơ cấu kinh tế đang ở tốc độ như: nông - lâm ngiệp 64%, công nghiệp 17% và dịch vụ 19%). Hiện nay, tổng số thu nhập bình quân trong nội bộ tỉnh đạt 3.719,05 tỷ (Kíp), bình qn hàng năm thực hiện được 743,81 tỷ (Kíp), GDP bình qn đầu người hiện nay đạt được 363 USD/người/năm (năm 2010), 212 USD/người/năm (năm 2005), 32 USD/người/năm (năm 2000).

Năm 2000 tốc độ tăng trưởng bình qn của tỉnh là 7,4% năm, trong đó nơng - lâm nghiệp đạt 60%, công nghiệp đạt 27% và dịch vụ đạt 13%. Từ năm 2000 đến nay, dù kinh tế của tỉnh tiếp tục có xu hướng tăng trưởng hàng năm nhưng tỉnh Hủa Phăn vẫn là một tỉnh nghèo nhất so với các tỉnh khác trong nước. Diện tích của tỉnh hơn 90% là núi đồi, là tỉnh vùng sâu vùng xa, đi lại cịn gặp nhiều khó khăn.

- Cơ cấu kinh tế, lao động giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành đang chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực và được tỉnh xác định là: công nghiệp, nông - lâm và dịch vụ, được thể hiện ở các tỷ số sau đây so với tổng số giá trị nền kinh tế của tỉnh: Năm 1999, công nghiệp 27%, nông - lâm 60% và dịch vụ là 13%. Tổng số thu nhập bình quân trong nội bộ tỉnh đạt 3.719,05 tỷ (Kíp), bình qn hàng năm thực hiện được 743,81 tỷ (Kíp), ngành lâm nghiệp dần giảm từ 66% năm 2007-2008 xuống tới 64% năm 2009-2010, ngành công nghiệp tiếp tục tăng từ 15% năm 2007-2008 lên tới 17% năm 2009-2010; và ngành dịch vụ cũng tăng từ 18% năm 2006-2007 lên tới 19% năm 2009-2010.

- Nền kinh tế của tỉnh phát triển khá ổn định và đồng đều ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế.

Từ năm 2001 đến nay kinh tế của tỉnh ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, duy trì được tốc độ tăng trưởng, chất lượng và giá trị nông, lâm sản từng bước được nâng cao. Với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, năng lực sản xuất nhiều ngành tăng khá cao. Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến, quy mơ thị trường được mở rộng. Một số ngành dịch vụ mới có tốc độ tăng trưởng cao như: Bưu chính viễn thơng, bảo hiểm… Những lợi thế về du lịch gắn với hoạt động lễ hội tiếp tục đầu tư, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngồi nước. Các hoạt động văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến và đạt kết quả khá, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên. Cụ thể là:

+ Việc kế hoạch và đầu tư

Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn; thu hút vốn đầu tư từ nhiều lĩnh vực vào phát triển tỉnh Hủa Phăn gồm có 1.558 dự án, có giá trị 597,17 tỷ (Kíp), trong đó có vốn

trong nước 226,59 tỷ (Kíp), vốn nước ngồi 370,58 tỷ (Kíp), vốn đã nhập vào tỉnh chủ yếu là nhằm xây dựng (điểm nóng, đen) phát triển nơng thơn tồn diện có 100 dự án giá trị 103,74 tỷ (Kíp), vốn để giải quyết việc cấp cứu có 160 dự án giá trị 55,65 tỷ (Kíp), cịn vốn viện trợ và vốn cho vay của nước ngoài là đưa vào phát triển các ngành, các lĩnh vực khác có 1.159 dự án có giá trị 176,24 tỷ (Kíp).

+ Về nơng - lâm nghiệp

Có thể giảm sự phá rừng làm nương rẫy của người dân từ 12,03 nghìn ha xuống cịn 11 nghìn ha. Hiện nay tỉnh có diện tích ruộng 11.944 ha, 1 năm người dân có thể trồng lúa được hai mùa như; mùa chính và mùa phụ. Mùa chính chất lượng ruộng có thể sản xuất được thóc 5 tấn /ha/năm, cịn mùa phụ chỉ có diện tích ruộng 2.000 ha và có thể sản xuất được 4,14 tấn/ha/năm. Cả tỉnh hàng năm sản xuất thóc được 98.000 tấn, tính theo đầu người là 350 cân/người/năm, ngồi ra tỉnh còn trồng đậu, các loại cây ăn quả và ngô, năm 2007-2008 sản xuất ngô và xuất khẩu được 200.000 tấn.

Hiện nay tồn tỉnh đang có 58.650 con bò, so với năm 2006 tăng lên 22,19%, hàng năm tăng lên 4,44%; trâu 65.310 con, so với năm 2006 giảm xuông 2,4%; dê 28.715 con, hàng năm tăng lên 7,72%; lợn 246.520 con, gà - vịt 4,48 triệu con tăng lên 23,62%.

+ Về dịch vụ:

Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng như:

* Ngành thương mại giá trị xuất khẩu ngơ, thóc, lâm thổ sản đạt 30,11 triệu đôla tăng lên 22,34%, giá trị nhập khẩu như; máy móc phục vụ sản xuất, thiết bị xây dựng, dầu xăng là 18,47 triệu đôla.

- So với giá trị xuất khẩu năm 2000 chỉ đạt 786.003 đôla, tăng lên 168% so với 1995 nhưng giá trị nhập khẩu lại cao tới 3.313.465 đôla tăng lên 5,5 lần.

- Năm 2005 ngành thương mại đạt giá trị tổng mức bán buôn bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt 132,26 tỷ (Kíp), giá trị xuất khẩu chỉ đạt 2,4 triệu đôla, và giá trị khập khẩu là 3,6 triệu đôla, hàng năm tăng lên 5,5%.

* Các ngành dịch vụ tổng hợp phát triển đảm bảo nhu cầu sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh.

- Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 30,56%. Dịch vụ Bưu chính đạt 1,569 triệu Kíp, dích vụ viễn thơng đạt 64,62 tỷ Kíp. Ngồi ra tỉnh đã mở khu du lịch được 29 nơi, có du khách đến thăm tới 57,076 lần người, bình quân hàng năm tăng lên 42% và có giá trị thu nhập đạt tới 12,90 tỷ Kíp.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển khá mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, 5 năm vừa qua thu ngân sách được 179,81 tỷ Kíp, trong đó thu nhập của tỉnh là 157,85 tỷ Kíp và Trung ương giúp là 21,96 tỷ Kíp. Ngân hàng, tín dụng đã phục vụ tốt các chương trình, dự án trọng điểm như: phát triển trồng cây công nghiệp, cây lương thực, ni lợn, bị, dê, trâu để xuất khẩu. Trong 5 năm có thể huy động vốn tại chỗ được 128,98 tỷ Kíp, việc cho vay trung hạn và dài hạn được 95,26 tỷ Kíp [4, tr.6].

+ Sự phát triển của các thành phần kinh tế, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và xây dựng kết cấu hạ tầng.

Thành phần kinh tế Nhà nước đang tiếp tục được đổi mới, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển. Việc phát triển kinh tế đã gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; hạ tầng giao thơng, thủy lợi, cấp điện, bưu chính viễn thơng, dịch vụ cấp thốt nước, đơ thị và các khu công nghiệp được đầu tư cải tạo, nâng cấp, đã bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân.

Bên cạnh thành tựu đạt được, tình hình kinh tế của tỉnh Hủa Phăn còn những hạn chế, yếu kém:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm qua vẫn chưa cao lắm, song chưa thực sự vững chắc và chưa được sự phát triển đột phá.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh chưa cao so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Tuy nhiên, nếu so với các tỉnh vùng đồng bằng và nhất là nhiều tỉnh có điều kiện tương tự như Hủa Phăn, thì tốc độ tăng trưởng còn cao hơn. Điều đáng quan tâm là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh còn chưa vững chắc, chưa tạo được sự bứt phá, nhất là trước sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, nền kinh tế của tỉnh đã bộc lộ những hạn chế nhất định.

Cơ cấu kinh tế theo ngành, theo khu vực chuyển dịch chậm và chưa vững chắc.

Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch tích cực nhưng tốc độ còn chậm, chưa vững chắc, trong khi đó tiềm năng về du lịch, dịch vụ của tỉnh khá lớn. Điều đó thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ năm 1999 đến năm 2002 tương đối nhanh, nhưng từ năm 2002 đến 2005 có sự chậm lại, từ năm 2005 đến nay đã có bước phát triển khá. Mặc dù khu vực kinh tế Nhà nước giảm và vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhưng vai trò ấy vẫn chưa thể hiện một cách mạnh mẽ. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đang dần dần chiếm ưu thế.

- Tuy cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế nhưng vẫn chưa rõ nét, lao động nơng nghiệp cịn nhiều, số lượng lao động chưa có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao, chất lượng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cịn thấp. Lao động cơng nghiệp cịn rất hạn chế về trình độ, tay nghề vẫn chưa được đào tạo có hệ thống, đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, xây dựng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Sự phát triển của ngành kinh tế còn hạn chế, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp.

Công nghiệp phát triển chưa vững chắc, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa cao. Các doanh nghiệp tuy tăng nhanh về số lượng nhung quy mô nhỏ, chưa có khả năng đầu tư cơng nghệ tiên tiến và chưa có nhiều sản phẩm mang thương hiệu, nên chưa tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp cịn thấp và chậm. Cơng tác quản lý tài ngun khống sản cịn hạn chế, việc khai thác chưa gắn với chế biến nên hiệu quả thấp; tình trạng khai thác tài nguyên trái phép, không phép chưa chấm dứt. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến ô nhiễm môi trường. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở cấp tỉnh, huyện con thiếu về số lượng, trình độ và năng lực cịn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy Hủa Phăn trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w