đạo kinh tế của Tỉnh ủy Hủa Phăn trong thời gian tới.
- Thuận lợi:
+ Tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và chỉ rõ khuyết điểm yếu kém về lãnh đạo của Đảng sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, rút ra 5 bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn, trong đó có nhiều vấn đề quan trọng về đổi mới sự lãnh đạo kinh tế. Đại hội chỉ ra một cách cụ thể những vấn đề trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội:
Tập trung mọi nỗ lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn chặt với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng. Phát triển mạnh thủy điện, cơng nghiệp khai khống, và khai thác có hiệu quả quỹ đất trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu và trồng rừng nguyên liệu du lịch sinh thái và văn hóa dân tộc… chú trọng mở rộng quan hệ, thương mại với các nước láng giềng. Phát triển hài hòa giữa các tiểu vùng, giữa các tầng lớp dân cư và giữa đồng bào các dân tộc.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa IX), Đảng đã kiểm tra thực hiện nghị quyết đại hội VIII của Đảng, thảo luận và xem xét đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020.
Những vấn đề nêu trên là cơ sở trọng yếu và tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh ủy Hủa Phăn xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương và giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy trong những năm tới.
+ Các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên rất phấn khởi, tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn lần thứ IX và Đại hội lần thứ X của Đảng. Các hoạt động đó sẽ cổ vũ, động viên và khích lệ các cấp ủy, tổ chức đảng tìm các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy.
Việc tổ chức đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX là dịp để các cấp ủy, tổ chức đảng và tỉnh ủy nhìn nhận, đánh giá tồn diện sự lãnh đạo, trong đó trọng tâm là lãnh đạo kinh tế và đổi mới sự lãnh đạo kinh tế; chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm. Đây là căn cứ thực tiễn rất quan trọng đã được tổng kết, làm cơ sở cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy trong những năm tới. Mặt khác, thông qua đại hội các cấp trong tỉnh, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các ngành, các cấp, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế được kiện toàn, củng cố.
+ Những chủ chương, quan điểm của Đảng, cơ chế chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội đã được bổ sung, hoàn chỉnh hơn. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi Bắc Bộ đã ban hành, đang từng bước được thực hiện sẽ phát huy tác dụng, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được phê duyệt, đây là cơ sở và định hướng rất quan trọng để tỉnh ủy tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo kinh tế đạt chất lượng, hiệu quả hơn.
+ Chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã được kiện toàn, là tiền đề phát huy tốt hơn chức trách, nhiệm vụ và vai trò quản lý kinh tế trên địa bàn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở sẽ tiếp tục được kiện toàn,
đổi mới về tổ chức bộ máy cán bộ, về nội dung, phương thức hoạt động. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền và các tổ chức đồn thể nhân dân sẽ chặt chẽ hơn, là nhân tố rất quan trọng góp phần vào đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy.
+ Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hủa Phăn có truyền thống đồn kết, nhân dân cần cù, tiết kiệm, thơng minh, sáng tạo, một lịng đi theo Đảng làm cách mạng. Truyền thống ấy sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới, trở thành sức mạnh to lớn góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh.
- Khó khăn và thách thức:
+ Tình hình an ninh, chính trị thế giới và khu vực vẫn diễn biến phức tạp, xuất hiện những vấn đề mới khó lường; khủng hoảng kinh tế, tài chính lan rộng ra nhiều nước làm cho tình hình kinh tế thế giới đứng trước những khó khăn thách thức. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội VII của Đảng, chỉ rõ:
Những khó khăn của kinh tế thế giới tác động vào nước Lào làm bộc lộ những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế, của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành. Đây vừa là thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội để chấn chỉnh, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới cơ chế, chính sách, hướng tới sự phát triển bền vững.
Những tác động đó làm cho tình hình kinh tế của tỉnh Hủa Phăn thêm khó khăn, chưa thể khắc phục triệt để trong thời gian ngắn để đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trở lại nhịp độ như những năm trước đây và tiếp tục phát triển với tốc độ cao, bền vững.
+ Sự biến đổi theo chiều hướng xấu của khí hậu tồn cầu gây tác động khơng nhỏ đến sự phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản và du lịch, dịch vụ, Hủa Phăn là một trong những tỉnh thường chịu hậu quả nặng nề của thiên tai lũ lụt. Sự
phát triển du lịch không phải lúc nào cũng thuận lợi, mà phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định chính trị, việc đảm bảo an ninh, trật tự, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác.
+ Hủa Phăn cịn là một tỉnh nghèo, kinh tế có sự phát triển khá, song chưa mạnh, chưa vững chắc. Tuy là tỉnh có tiềm năng, điều kiện thuận lợi nhất định để thu hút vốn vào phát triển kinh tế, song điều kiện đó khơng ngang bằng so với nhiều tỉnh khác. Tỉnh Hủa Phăn số huyện 100% thuộc miền núi, địa hình chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng kém, điều kiện đi lại khó khăn, tuy có điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế, song nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết như: cơ sở hạ tầng, giao thơng vận tải cịn khó khăn; trình độ dân trí và khả năng tiếp thu, áp dụng khoa học, cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh cịn hạn chế; thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng, lâm nghiệp cịn thấp. Đây là những vấn đề lớn đòi hỏi phải đổi mới tư duy, nội dung và phương thức lãnh đạo áp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
+ Ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các cụm bản thuộc các huyện vùng núi, kinh tế thị trường chưa thâm nhập và phát triển mạnh, tự cấp là chủ yếu, đã ăn sâu bám chắc vào người dân, kể cả một số cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó là tư tưởng phong kiến, bảo thủ, trì trệ và cách tư duy, lề lối làm việc của người sản xuất nhỏ, nặng về khai thác và tận hưởng những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng, đã cản trở, hạn chế tầm nhìn, sự phát triển tư duy, cách làm mới và sự bằng lòng với cuộc sống hiện tại, trông chờ ỷ lại vào cấp trên, khơng muốn làm xáo trộn sự bình n trong bản, làng cịn chi phối khá mạnh ở khơng ít cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng miền núi.
+ Các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể đã từng bước được cũng được củng cố, kiện toàn từ khi tái lập tỉnh đến nay, chất lượng tổ chức bộ máy cán bộ đã được nâng lên một bước. Song vẫn cịn khơng ít cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo kinh tế đạt kết quả chưa cao, chưa tích cực đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo.
+ Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế các cấp tuy đã được nâng lên, song nhìn nhận tổng quát, đang xảy ra tình trạng thiếu về số lượng, trình độ, năng lực và chất lượng lãnh đạo, quản lý kinh tế còn bất cập so với yêu cầu mới.
+ Năng lực dự báo của các cấp ủy đảng về những yếu tố tác động vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh và khả năng hoạch định, đưa ra các chủ trương, giả pháp chiến lược, năng lực tổ chức hiện còn hạn chế.