2.2.2.1. Những hạn chế
Trong quá trình lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy, còn những hạn chế, yếu kém như sau:
- Việc đổi mới tư duy của Tỉnh ủy đã có bước tiến bộ, song chưa thực sự mạnh mẽ, cịn chịu sự chi phối của tư duy cũ.
Những quan điểm mới của Đảng về CNXH, về đổi mới tư duy kinh tế được Tỉnh ủy nhận thức và quán triệt sâu sắc, song việc vận dụng các quan điểm đó để xây dựng các chủ trương, nghị quyết về phát triển kinh tế theo định hướng XHCN cịn có những điểm bất cập.
Tư duy lạc hậu về kinh tế vẫn còn tác động, chi phối nhất định tới một số cấp ủy viên, thể hiện ở sự chưa mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm truyền thống, nhất là tư duy chuyển dịch kinh tế. Nhận thức chưa sâu sắc về vị trí, vai trị, mối quan hệ giữa nhân tố cấu thành nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh, nên chưa phát huy tốt tác dụng của các nhân tố đó.
- Nội dung lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy còn nhiều điểm chưa được đổi mới mạnh mẽ.
Việc quán triệt các quan điểm, nghị quyết của Trung ương vào thực tế ở địa phương cịn chung chung, nhiều chương trình hành động thực hiện nghị quyết chất lượng chưa cao, một số điểm triển khai chưa thực sự gắn với những vấn đề trọng tâm, trọng điểm về kinh tế của tỉnh để bàn bạc, thảo luận và thực hiện ở các cơ sở, nên chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ. Việc triển khai học tập, quán
triệt các nghị quyết về kinh tế của Tỉnh ủy cịn qua loa đại khái như: ít trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch chung chung.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đang được Chính phủ phê duyệt. Việc xác định mục tiêu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm tới còn chưa tiên liệu đầy đủ các nhân tố chủ yếu tác động đến kinh tế của tỉnh, nhất là những nhân tố mới nảy sinh từ khủng hoảng kinh tế, tài chính những năm trước kia.
- Việc đổi mới phương thức lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy tuy có chuyển biến tích cực, những vẫn cịn lung túng.
Việc đề ra chủ trương, nghị quyết phát triển kinh tế là đúng đắn, song các giải pháp khả thi, nhất là xác định và tìm nguồn tài chính, nhân lực, khoa học, cơng nghệ đảm bảo thực hiện nghị quyết có nhiều điểm chưa cụ thể và cịn lúng túng.
Việc phát động, duy trì các phong trào của nhân dân tham gia phát triển kinh tế, có lúc chưa thực sự coi trọng, ở nhiều nơi vai trị của các đồn thể nhân dân cịn mờ nhạt. Việc duy trì sự tham gia của nhân dân vào phát triển kinh tế là khâu yếu và cịn lúng túng.
- Cơng tác tổ chức cán bộ chưa kịp và đáp ứng tới việc đổi mới lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế hiệu quả còn thấp.
Tỉnh ủy đã có quyết tâm chính trị cao và có nhiều giải pháp cụ thể khả thi để đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, song chất lượng còn hạn chế. Việc phát hiện đào tạo và thu hút nhân tài kinh tế về tỉnh làm việc cịn rất yếu kém.
Cơng tác kiểm tra, giám sát cịn có mặt hạn chế và chưa làm được thường xuyên, một số tổ chức đảng hoạt động trong lĩnh vực tài chính dễ nảy sinh tiêu cực, nhiều vi phạm dẫn đến tham nhũng, lãng phí nhưng cách xử lý cịn nhiều sai sót và cịn rất chậm.
- Hủa Phăn là một tỉnh nghèo thuộc vùng trung du và miền núi, nhiều dân tộc sinh sống, cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, phong tục tập qn, cách nghĩ, cách làm theo kiểu cũ, còn ảnh hưởng đến nhiều cán bộ, đảng viên.
Đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy là cuộc đấu tranh giữa tư duy mới về kinh tế với tư duy cũ đã ăn sâu, bám chắc vào cán bộ, đảng viên. Từ bỏ tư duy cũ, điều này nói thì dễ nhưng thực hiện trong hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng là điều khó khăn, điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí cịn thấp nên thay đổi ngay tư duy mới, cách làm mới là việc làm rất khó.
- Một số cán bộ là cấp ủy tỉnh, huyện cịn hạn chế về trình độ kinh tế.
Sự hạn chế về trình độ kinh tế của một số cấp ủy viên đã ảnh hưởng nhất định đến tư duy kinh tế và đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy. Một số nghị quyết đúng đắn về kinh tế của Tỉnh ủy chậm được cụ thể hóa vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế một phần do năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của một số cấp ủy vẫn còn bất cập trước yêu cầu mới. Một số nghị quyết đúng về kinh tế của Tỉnh ủy chưa được thực hiện đến nơi, đến chốn và đạt kết quả thấp.
- Việc nhận thức về vai trò lãnh đạo kinh tế của nhiều cấp ủy viên còn chưa sâu sắc, lúng túng trong đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy.
Nội dung, phương thức lãnh đạo nói chung và lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy nói riêng là vấn đề mới và khó, nhất là phương thức lãnh đạo kinh tế của Tinh ủy. Tỉnh ủy lại chưa tích cực, chủ động nghiên cứu, các cấp ủy cũng chưa thực sự coi trọng tổng kết thực tiễn về vấn đề này. Bởi vậy, khơng ít tổ chức đảng và cấp ủy viên, kể cả cấp ủy viên cấp tỉnh chưa hiểu sâu sắc về phương thức lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Hủa Phăn.
- Quy chế phối hợp làm việc và giải quyết mối quan hệ giữa Ban Thường vụ tỉnh ủy với các tổ chức đảng, các cơ quan và các ngành trong tỉnh có điểm chưa được bổ sung kịp thời, làm ảnh hưởng nhất định đến đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Hủa Phăn.
Về nguyên tắc, các tổ chức đảng, các cơ quan và các ngành trong tỉnh phải chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy. Bởi vậy đã xảy ra một số trường hợp, do sự chậm trễ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một vài tổ chức làm hạn chế không nhỏ việc đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Hủa Phăn.
- Một số điểm trong chủ trương, chính sách của Trung ương chưa hợp lý, chưa thực sự chú ý các tỉnh gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế. Sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương đối với Tỉnh ủy về đổi mới sự lãnh đạo kinh tế cịn chưa thường xun.
Một số chính sách của Trung ương chưa thực sự ưu tiên cho những tỉnh gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội như: chính sách đầu tư, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, tỷ lệ phân chia ngân sách…