2.2.1.1. Thành tựu đạt được.
- Về đổi mới tư duy kinh tế của Tỉnh ủy.
Trên cơ sở đổi mới tư duy về kinh tế được đưa ra tại Đại hội VII của tỉnh và bổ sung phát triển trong các kỳ đại hội Đảng, Tỉnh ủy Hủa Phăn tiến hành đổi mới tư duy kinh tế phù hợp với điều kiện và tình hình của địa phương.
Là một tỉnh miền núi, trung du, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường phát triển ở trình độ thấp, Tỉnh ủy đã xác định: xây dựng CNXH trên địa bàn tỉnh thông qua phát triển kinh tế thị trường là con đường tất yếu; tận dụng, khai thác và phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh miền núi, trung du để đưa kinh tế của tỉnh phát triển mạnh mẽ. Nhận thức đó đã qn triệt trong tồn bộ hoạt động lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhằm đưa tỉnh ra khỏi tình hình nghèo và tiến tới kinh tế thị trường định hướng XHCN ở tỉnh Hủa Phăn.
Tỉnh ủy coi trọng lãnh đạo đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉnh ủy đã quyết tâm tạo bước chuyển biến cơ bản về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng kinh tế công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này đối với tỉnh Hủa Phăn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đã thể hiện tư duy mới, hướng đi đúng và nhạy bén trong lãnh đạo của Tỉnh ủy trước sự chuyển đổi nhanh của kinh tế trong nước và thế giới.
Tư duy mới về phát triển kinh tế vùng, kinh tế trang trại cũng được hình thành, phát triển và được thử nghiệm trong thực tiễn. Các vùng kinh tế trọng điểm đã được đầu tư xây dựng và được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại được hình thành, khuyến khích phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là sự đổi mới rất quan trọng, đã nhìn thẳng vào sự thật, đang dần dần xóa bỏ phương thức sản xuất khép kín, tự cung, tự cấp và tận dụng tối đa sự ưu đãi của thiên nhiên.
Một vấn đề quan trọng về đổi mới tư duy kinh tế của Tỉnh ủy là đề cao và phát huy vai trò tự chủ của mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thay vì chỉ chủ yếu coi trọng vai trò của doanh nghiệp nhà nước như trước đây. Nhận thức về sở hữu, lợi ích quan hệ phân phối giữa cá nhân lao động và tập thể, doanh nghiệp từng bước được xác định đúng đắn hơn, như coi việc chăm lo đảm bảo cá nhân của người lao động là yếu tố quan trọng để thực hiện lợi ích xã hội, lợi ích tập thể thay cho tư duy cũ, xem nhẹ, thậm chí cịn lên án lợi ích cá nhân, dẫn đến triệt tiêu động lực của người lao động.
Việc đổi mới tư duy kinh tế của Tỉnh ủy luôn đặt trong mối quan hệ mật thiết với đổi mới chính trị, trên cơ sở đổi mới kinh tế từng bước tiến hành đổi mới chính trị, có lộ trình, bước đi cụ thể, vững chắc, không gây phức tạp.
- Đổi mới nội dung lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy.
Để kinh tế của tỉnh phát triển đúng hướng, Tỉnh ủy đã chỉ đạo chặt chẽ về xây dựng các nghị quyết về kinh tế. Trong đó, đặc biệt coi trọng chỉ đạo về xây
dựng báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ khóa VI, VII, VIII và ra các nghị quyết phát triển kinh tế:
Nhiệm kỳ khóa VI (2000-2005), Tỉnh ủy đã nhấn mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa VII), chính sách đổi mới tồn diện và đặc biệt là tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh.
Như vậy, trong nhiệm kỳ khóa VI, Tỉnh ủy đã tập trung vào chỉ đạo và thực hiện các Nghị quyết đã đề ra để nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo sự ổn định về chính trị và trật tự an tồn xã hội là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng hàng đầu. Vì thế, Tỉnh ủy chưa có nhiều điều kiện tập trung lãnh đạo các ngành kinh tế cụ thể.
Trong nhiệm kỳ khóa VII (2005-2010), trong giai đoạn này đã gây khủng hoảng về trật tự an toàn xã hội trong nội bộ tỉnh và đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, việc đầu tư nước ngoài và đã làm cho sự phát triển kinh tế của tỉnh dừng lại. Trung ương và Tỉnh ủy phải tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách ấy, trong việc giải quyết vấn đề này đã tăng chi tiêu ngân sách Nhà nước rất lớn và đã làm cho tỉnh mắc nợ nhiều chục tỷ Kíp đến ngày nay. Suốt nhiệm kỳ này tỉnh đã gặp rất nhiều khó khăn thử thách, việc lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy nhiêm kỳ này là rất thấp.
Nhiệm kỳ khóa VIII (2010-2015), nhiệm vụ trọng tâm mới được xác định là tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế theo chiều sâu, tạo nên tốc độ tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh và bền vững hơn. Tỉnh ủy đã tập trung vào việc ban hành các nghị quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm đó. Cụ thể là đang tập trung tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 7 (2011-2016) trên tinh thần bốn “đột phá”: Đột phá về mặt tư duy; đột phá mạnh mẽ về phát
triển nguồn nhân lực; đột phá về việc giải quyết hệ thống cơ chế, chế độ, cải cách thủ tục hành chính Nhà nước; và đột phá trong việc giải quyết xóa nghèo,
xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để làm cho đời sống của nhân dân ngày càng tốt hơn, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng nước chậm phát triển vào năm
2020. Ngồi ra Tỉnh ủy cịn đưa ra Nghị quyết tiếp tục thực hiện chính đổi mới tịan diện của Đảng, đầu từ xây dựng khu kinh tế đặc biệt của tỉnh tại Nỏng Khảng, huyện Sằm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, có cả vốn đầu tư trong và ngồi nước giá trị nhiều trăm tỷ Kíp, gồm có cơng ty Hồng Anh Gia Lai Việt Nam, các cơng ty đã xây dụng hệ thống đường, sân bay…v v từ năm 2011, các Nghị quyết về xây dựng thủy lợi phục vụ cho ngành trồng trọt chăn nuôi, phát triển khu du lịch, đường giao thơng, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và phát huy hệ thống điện để người dân ở vùng sâu vùng xa được sử dụng điện suốt 24h cao hơn 38,72% của tỷ số hộ gia định hiện nay. Đó là cơ sở và điều kiện thuận lợi để đổi mới sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Tỉnh ủy trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
Tỉnh ủy đã lãnh đạo UBND tỉnh ra các văn bản về cụ thể hóa các nghị quyết kinh tế của Tỉnh ủy thành mục tiêu, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp tỉnh thực hiện. Đồng thời, coi trọng các cấp ủy trực thuộc, để lãnh đạo chính quyền cùng cấp thực hiện nghị quyết về kinh tế của Tỉnh ủy.
Việc lãnh đạo khai thác các nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế được thực hiện theo tư duy mới. Tỉnh ủy lãnh đạo sử dụng các nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết các hình thức đầu tư bất hợp pháp của những năm trước. Coi trọng lãnh đạo phát triển các hình thức kinh tế và sắp xếp kiện tồn, điều chỉnh các hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước đã tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú hơn và đem lại hiệu quả.
Công tác tổ chức cán bộ được Tỉnh ủy đặc biệt coi trọng. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng về đổi mới đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, Tỉnh ủy đã ra các nghị quyết chuyên đề về vấn đề này và tập trung chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về kinh tế ngày càng có chất lượng cao.
Tỉnh ủy lãnh đạo và tổ chức triển khai sâu rộng công tác kiểm tra, giám sát trong các cấp ủy trực thuộc, cấp ủy các đơn vị kinh tế, gắn liền với cuộc đấu tranh phòng, chống tham những, lãng phí trong các đơn vị, các ngành kinh tế, tạo nên môi trường lành mạnh để phát triển, hạn chế sự thất thoát tài sản của Nhà nước và của nhân dân.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy.
Trong các kỳ đại hội Đảng bộ, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, trọng tâm là xác định nhiệm vụ, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi một nhiệm kỳ, có tính đến các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ tiếp theo. Đặc biệt là đã xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Trong đó, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, làm cơ sở cho đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy. Quy hoạch đó đã xác định xây dựng Hủa Phăn ra khỏi tình hình nghèo và trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh trong tương lai, cả về khoa học, công nghệ và du lịch của miền núi Đông Bắc Lào. Quy hoạch cũng xác định các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các trọng điểm phát triển kinh tế chủ yếu và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và kết cấu hạ tầng chủ yếu… Như vậy, Tỉnh ủy đã dần hình thành cách lãnh đạo vào tập trung vào quyết định những vấn đề lớn có tầm chiến lược và có ý nghĩa chính trị quan trọng trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở quy hoạch đã nêu trên, Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng các kế hoạch, đề án kinh tế, tập trung các chương trình trọng điểm: phát triển các khu công nghiệp, đan lát thủ công, dệt thủ công, phát triển trồng gỗ tếch, cây ăn quả, ni bị, trâu, dê, lợn, ni trồng thủy sản, mơ hình vườn rừng, phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nguồn nhân lực…
Đổi mới phương thức lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy còn được thể hiện ở việc Tỉnh ủy lãnh đạo UBND tỉnh, chính quyền các cấp thực hiện các nghị quyết cấp Trung ương và cấp tỉnh cùng cấp. Các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế được triển khai đến chính quyền huyện, cơ sở đã đem lại hiệu quả cao.
Chế độ báo cáo, xin ý kiến Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy về những vấn đề kinh tế theo quy chế làm việc, được duy trì và dần đi vào nền nếp, có tác dụng đối với việc nắm chắc tình hình phát triển kinh tế và đề ra các quyết định chỉ đạo kịp thời và khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn.
Tỉnh ủy lãnh đạo phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ đổi mới, xây dựng chỉnh đốn Đảng, trong đó đặt lên hàng đầu việc phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, cấp ủy trực thuộc, đội ngũ đảng viên, nhất là ở cấp huyện và trong các đơn vị kinh tế.
Tỉnh ủy coi trọng phát huy vai trị của cơng tác tuyên truyền, giáo dục trong đảng và nhân dân về các nghị quyết phát triển kinh tế. Cụ thể sau mỗi lần ra nghị quyết Tỉnh ủy đã chỉ đạo các đơn vị làm công tác tuyên truyền phối hợp với các cấp ủy tiến hành tuyên truyền trong cán bộ đảng viên, nhân dân nhận thức đúng và thực hiện tốt nghị quyết của Tỉnh ủy về kinh tế.
Tỉnh ủy đã coi trọng lãnh đạo kinh tế bằng công tác kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng. Công tác kiểm tra, giám sát đã được triển khai thực hiện trong quá trình lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy, từ thu thập, xử lý thông tin và ban hành nghị quyết, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết. Tỉnh ủy đã hướng dẫn cụ thể việc giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng trong lãnh đạo kinh tế, tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội về lãnh đạo kinh tế của cấp ủy, tổ chức đảng và vai trò quản lý kinh tế của chính quyền các cấp.
Việc sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết, dự án, chương trình phát triển kinh tế của Tỉnh ủy được duy trì khá đều đặn. Trước khi đề ra các nghị
quyết mới về kinh tế, Tỉnh ủy chỉ đạo sơ kết, tổng kết hoạt động của các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Chủ trương này đã được duy trì thực hiện thành nền nếp.
Tỉnh ủy đã coi trọng đổi mới công tác cán bộ các ngành, các cấp, trong đó đổi mới nâng cao chất lượng cấp ủy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế. Các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ các dự án kinh tế đã được xây dựng và tổ chức thực hiện, đem lại kết quả khả quan.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về kinh tế.
Các nghị quyết của Tỉnh ủy về kinh tế được quán triệt trong cấp ủy và được Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy huyện, cơ sở triển khai vào các đơn vị, địa phương, xây dựng thành cơng chương trình, kế hoạch thực hiện. Những nghị quyết lớn, giải quyết những vấn đề cơ bản trọng tâm có tính chiến lược được Tỉnh ủy chỉ đạo chặt chẽ và được các ban, ngành của tỉnh hỗ trợ giúp đỡ các huyện, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện.
Hủa Phăn là một tỉnh có địa hình đa dạng, các huyện thuộc tỉnh kinh tế - xã hội cịn thấp kém. Để hạn chế những khó khăn và khai thác tiềm năng của từng vùng, Tỉnh ủy đã có chủ trương, nghị quyết điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư phù hợp giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực kinh tế trong đó chú trọng phát triển kinh tế ở các vùng trọng điểm, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.
- Thực hiện những vấn đề có tính ngun tắc về đổi mới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy.
Mục tiêu đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy là đưa Hủa Phăn trở thành tỉnh giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tương lai. Trong đổi mới sự lãnh đạo kinh tế, cùng với phấn đấu để kinh tế tăng trưởng vững chắc, Tỉnh ủy đã chỉ đạo uốn nắn kịp thời những biểu hiện chệch hướng trong các đơn vị thành phần kinh tế.
Quan hệ biện chứng giữa kinh tế với chính trị, giữa đổi mới sự lãnh đạo kinh tế với đổi mới chính trị được Tỉnh ủy quán triệt trong các chủ trương, nghị quyết và trong chỉ đạo các hoạt động kinh tế. Những biểu hiện lệch lạc, phát triển kinh tế bằng mọi giá làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị của tỉnh đã được phê phán kịch liệt và tập trung chỉ đạo khắc phục có hiệu quả. Nhờ đó, kinh tế của tỉnh phát triển, giữ vững sự ổn định chính trị, các tổ chức trong hệ thống chính trị, từng bước được đổi mới, chất lượng hoạt động được nâng lên cùng với quá trình phát triển kinh tế.
Đổi mới sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy nhằm đưa kinh tế phát triển, song phải đảm bảo giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy và tổ chức đảng được thực hiện nghiêm ngặt. Vì vậy, trong những năm qua, kinh tế của tỉnh phát triển khá, vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy đã được nhân dân thừa nhận. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo kinh tế được Tỉnh ủy nhận thức sâu sắc và vận dụng thành công trong thực tiễn. Các chủ trương về phát triển kinh tế của Tỉnh ủy đều được thảo luận dân chủ và là sản phẩm trí tuệ tập thể các cấp ủy